QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính tấm trên nền đàn hồi

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính tấm trên nền đàn hồi

    Tôi là dân làm cầu, không có nhiều kinh nghiệm tính móng. Hiện tôi phải tính toán 1 tấm bê tông rông 1mx6m đặt trên nền đất cho đường ray cẩu chạy. Về cơ bản là ta tính momen trong tấm theo sơ đồ tấm trên nền đàn hồi phải không nào, rồi kiểm tra bê tông, cốt thép. Trong tiêu chuẩn tính mặt đường cứng lắp ghép cũng có đề cập công thức nhưng không giải quyết rõ lắm.
    Dùng SAP liệu có tính được tấm trên nền đàn hồi không nhỉ, tôi thấy có phần tử FLAT SLAB vậy chắc là tính được rồi. Vậy còn khai báo phần nền như thế nào nhỉ, nhờ các bác đã tính giúp đỡ với.
    Trong tiêu chuẩn thiết kế áo đường cứng chỉ có công thức tính Mtt ở giữa bản, mà cũng không nói theo phương nào, vậy tấm chữ nhật có kích thước khác nhau thì momen thế nào? có M - k? Tôi cũng muốn tính theo kiểu tra bảng như quy trình để đối chứng nữa, lạ i phải nhờ các bác giúp.
    Tải trọng tác dụng là cần cẩu bánh ray trên bãi, vậy tiêu chuẩn thiết kế đường ray này theo cái nào nhỉ. Nhờ các bác chỉ giáo nhé.
    Cám ơn các bác lắm lắm. Em rất vui được mời các bác đi uống bia đấy.

  • #2
    Ðề: Tính tấm trên nền đàn hồi

    Bạn đã có quyển: Phân tích và thiết kế kết cầu bằng phần mềm SAP2000 của Bùi Đức Vinh (NXB thống kê) chưa? Từ page 302 đến page 324 có nói về Nền đàn hồi, trong đó có cả lý thuyết, ví dụ và cách tính Hệ số nền đấy.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính tấm trên nền đàn hồi

      Nguyên văn bởi LanAnh
      Bạn đã có quyển: Phân tích và thiết kế kết cầu bằng phần mềm SAP2000 của Bùi Đức Vinh (NXB thống kê) chưa? Từ page 302 đến page 324 có nói về Nền đàn hồi, trong đó có cả lý thuyết, ví dụ và cách tính Hệ số nền đấy.
      cám ơn bạn, đúng là tô chưa có đọc cuốn đó. Mấy hôm vừa rồi tôi tự mò mẫm và đã tính ra được, nhưng tôi cũng sẽ mua cuốn sách bạn nói. Các bác có kinh nghiệm tính tấm trên nền đàn hồi cho em hỏi với : Tjai sao kết quả tính ra (tấm 6mx1m), momen uốn theo hai phương lại gần bằng nhau trong khi kích thước rất khác nhỉ, nhờ các bác nhé.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính tấm trên nền đàn hồi

        Về bảng tra:
        1. Những móng có tỷ số 2 cạnh l/b >= 7 coi là móng dầm, l/b< 7 coi là móng bản. Trường hợp của bạn l/b = 6 : là móng bản.
        2. Móng bản tính toán khó hơn móng dầm rất nhiều ( phải tính theo 2 chiều), nên trong trường hợp l/b = 6, đề nghị bạn cứ coi như móng dầm hoặc là bạn thiết kế tấm bản lại với chiều dài l=7m để tính toán cho đơn giản.
        3. Có mấy bảng tra để tính móng dầm, có thể tính được phản lực nền, moment, lực cắt tác dụng lên tấm bản, nhưng bảng tra rất dài không thể trình bày hết ở đây. Bạn tìm trong sách NỀN VÀ MÓNG của thầy LÊ ĐỨC THẮNG, BÙI ANH ĐỊNH, PHAN TRƯỜNG PHIỆT ( NXB Giáo Dục) nhé. Phần bảng tra ở trang 284 đến trang 327, còn phần lý thuyết ở trang 54đến trang 84.

        Ghi chú

        Working...
        X