QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

    ĐỀ:
    Một nền đất có lớp 1: 2.5m đất lấp
    lớp 2:>40m đất bùn
    Chủ nhà dự định xây khách sạn mini 7 tầng.

    Các phương án móng đưa ra là móng băng, móng bè, móng cọc (treo) đều không thỏa (các phương án gia cố nền đều không khả thi), chỉ đạt 70-85% tải của công trình.

    Vấn đề đưa ra:
    Sử dụng kết hợp móng băng, bè trên nền cọc. Nhưng nếu tính toán cho cọc chịu toàn bộ tải công trình thì không thỏa (đạt 75-85% tải). Tính toán móng băng trên đệm cát (đạt 70-75% tải) cũng không thỏa.
    Vậy ta có thể tính toán cho cọc và móng băng trên đệm cát làm việc đồng thời không (75+85=160% tải)? cơ sở nào để tính toán?

  • #2
    Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

    Chắc chắn là không được rồi. Cái này gần giống như việc kết hợp liên kết hàn và bu lông thường trong kết cấu thép (bị quy trình cấm tiệt). Nguyên nhân là do độ cứng của 2 loại nền móng khác hẳn nhau. Vậy tại một trạng thái chuyển vị thì thằng nào cứng hơn sẽ phải chịu lực nhiều hơn.
    Điều này chỉ có thể được chấp nhận nếu bác chỉ ra được với chuyển vị và biến dạng của bệ cọc tại thời điểm phá hoại thì lực phát sinh trong cả nền cát lẫn nền cọc đều đạt tới giới hạn chịu lực của nó. Thế thì phép tính cộng tác dụng mới có thể được chấp nhận.
    Mà theo tôi thì chúng ta đều sống và làm việc trên mặt đất ngồi phán chuyện dưới mặt đất toàn sai bét. Ai lại đi cò kè vài chục phần trăm ứng suất sâu cả chục mét dưới lòng đất thì có ngày đứt như trong phim. Cứ an toàn mà xài.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

      Theo tui, kiểu gì thì kiểu cũng phải dò cho ra cái đáy của nó là nằm ở đoạn nào các bác ạ ! Sau khi có đáy, chúng ta sẽ yên tâm mà làm, nói là bùn chứ ở tận 40m như bác nói nó cũng chịu được tải đấy bác ạ. Phương án xin được đề xuất, móng cọc 30x30, nhà có tầng hầm, tính toán độ mảnh theo khóm cọc có thể tới 120 vẫn oki với nhà 7 tầng !
      KSKC->hung huc...hung huc...

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

        Nền đất yếu quá có thể làm móng nổi không, "floating foundation" mình không rành món này lắm nhưng thấy có bài viết về móng nổi của một đơn vị cùng nằm trong tập đoàn Vinci với công ty mình, post lên để anh em tham khảo, dùng cho truong hợp móng trên vùng đất rất yếu
        Attached Files

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

          Nguyên văn bởi nguyentonviet
          Nền đất yếu quá có thể làm móng nổi không, "floating foundation" mình không rành món này lắm nhưng thấy có bài viết về móng nổi của một đơn vị cùng nằm trong tập đoàn Vinci với công ty mình, post lên để anh em tham khảo, dùng cho truong hợp móng trên vùng đất rất yếu
          Móng này hay quá, nổi như cái tàu thủy. Nhưng vấn đề ổn định vị trí và dao động thì bó tay. Cao ***g ngồng, nhẹ mà lại nổi như thế không biết có phải neo giữ gì không hả bác Việt, nếu không nó trôi từ chỗ này ra chỗ khác hoặc đổ ụp xuống thì chắc phải cho Leo với Kate đến đóng Titanic phần 2 mất.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

            Cám ơn các bạn cho lời khuyên!
            Cuối cùng thì tôi chọn phương án móng băng trên nền gia cố cừ tràm vì mực nước ngầm ở vị trí ct cao đảm bảo độ bền của cừ.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

              Nguyên văn bởi vanchuong
              Cám ơn các bạn cho lời khuyên!
              Cuối cùng thì tôi chọn phương án móng băng trên nền gia cố cừ tràm vì mực nước ngầm ở vị trí ct cao đảm bảo độ bền của cừ.
              Thôi bác ạ , em nghĩ bác nên dùng móng bè trên nền gia cố cừ tràm, trên có đệm cát đầm chặt thì hay hơn.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                Bạn phải kiểm soát chuyển vị, độ lún của móng. bạn nên rút kinh nghiệm từ bài học hầm chui Văn thánh.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                  Nguyên văn bởi vanchuong
                  Cám ơn các bạn cho lời khuyên!
                  Cuối cùng thì tôi chọn phương án móng băng trên nền gia cố cừ tràm vì mực nước ngầm ở vị trí ct cao đảm bảo độ bền của cừ.
                  Bác quả là "xăm mình" khi dùng cừ tràm gia cố nền móng công trình, cho tiền em cũng ko dám, cừ tràm chưa có tiêu chuẩn mà.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                    Tôi có bài toán như sau, nhờ các anh em giúp đỡ:
                    Nền nhà xưởng công ngiệp ở Hải Dương, tải trọng 5t/m2. Địa chất như sau:
                    Lớp 1: đất san nền dày 1,5m.
                    Lớp 2: sét màu xám vàng, dày 1,6m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau:
                    Calculation strength R=1.3kg/cm2; Oedometer module E=98kg/cm2; SPT=5.
                    Lớp 3: Bùn sét, trạng thái dẻo chảy chiều dày tương đối lớn 10m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=0.4kg/cm2; E=15kg/cm2; SPt N30=0-2.
                    Lớp 4: Sét pha màu vàng nâu, trạng thái dẻo vừa đến nửa cứng dày 7,4m. Các chỉ tiêu như sau: R=1.7kg/cm2; E=163.0kg/cm2; SPT=7-21.
                    Lớp 5: Cát pha màu vàng, nâu hồng, trạng thái dẻo vừa, nửa cứng, dày 6.5m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=1,5kg/cm2; E=122kg/cm2; SPT=6-9.
                    Lớp 6: Đất sét màu vàng, nâu vàng, trạng thái cứng; Các chỉ tiêu như sau: R=1,5kg/cm2; E=135kg/cm2; SPT=12-34.
                    Phương án của em là dùng cọc BTCT 250x250 dài 18m nhưng vẫn chưa chắc chắn lắm. Bác nào đã gặp trường hợp như trên thì giúp em với. Cho em hỏi thêm, Nếu dùng cọc cát gia cố xi măng thì có khả thi không?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                      Bạn tính theo TC 205 tính toán theo chỉ tiêu cơ lý của đất, 18 m chắc là đạt. Kết quả tính bao nhiêu có thể post lên để anh em có thể tham đóng góp ý kiến cho

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                        Đề bài của bác là làm móng cho khung nhà công nghiệp hay là cho nền, nếu là nền nhà công nghiệp mà tải trọng của bác có 5T/m2 thì làm móng cọc làm gì cho tốn kém ra. Bác đào hết 2 lớp đất 1,2 đi, đóng cọc tre xuống (cọc tre đực đường kính 8-10cm dài 2.5m, 25cọc/m2), rồi đắp đệm cát vàng tưới nước đầm chặt K=0.95 dày 3m.
                        Còn móng chân cột thì fụ thuộc vào phản lực của bác là bao nhiêu. Chiều dài cọc 18m xuyên qua lớp đất số 4 là hơi lớn, bác tính lại xem có khi chỉ cần đưa vào lớp 4 là đủ thôi.
                        uống ice-tea, đi BMW

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                          Nguyên văn bởi TL2007
                          Tôi có bài toán như sau, nhờ các anh em giúp đỡ:
                          Nền nhà xưởng công ngiệp ở Hải Dương, tải trọng 5t/m2. Địa chất như sau:
                          Lớp 1: đất san nền dày 1,5m.
                          Lớp 2: sét màu xám vàng, dày 1,6m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau:
                          Calculation strength R=1.3kg/cm2; Oedometer module E=98kg/cm2; SPT=5.
                          Lớp 3: Bùn sét, trạng thái dẻo chảy chiều dày tương đối lớn 10m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=0.4kg/cm2; E=15kg/cm2; SPt N30=0-2.
                          Lớp 4: Sét pha màu vàng nâu, trạng thái dẻo vừa đến nửa cứng dày 7,4m. Các chỉ tiêu như sau: R=1.7kg/cm2; E=163.0kg/cm2; SPT=7-21.
                          Lớp 5: Cát pha màu vàng, nâu hồng, trạng thái dẻo vừa, nửa cứng, dày 6.5m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=1,5kg/cm2; E=122kg/cm2; SPT=6-9.
                          Lớp 6: Đất sét màu vàng, nâu vàng, trạng thái cứng; Các chỉ tiêu như sau: R=1,5kg/cm2; E=135kg/cm2; SPT=12-34.
                          Phương án của em là dùng cọc BTCT 250x250 dài 18m nhưng vẫn chưa chắc chắn lắm. Bác nào đã gặp trường hợp như trên thì giúp em với. Cho em hỏi thêm, Nếu dùng cọc cát gia cố xi măng thì có khả thi không?
                          Bạn không nói rõ đất nền sàn lấp lâu chưa? Hoạt tải 5t/m2, Tải trọng bản thân nền BT + lót = 0.8t/m2, Tải trọng đất đắp : 1.5m x 1.8t/m3 --Ứng suất gây lún 8.5t/m2 Chiều sâu gây lún : 8-12m(tùy theo bề rộng nền) Như vậy phương án móng cọc bạn chọn là ổn.Vì lớp đất thứ 3 rất yếu.
                          Cọc 250x250 có thể chịu lực 50 tấn. TT + HT ~ 7t/m2 (kể cả hệ số vượt tải) Như vậy cứ 7m2 bạn cần 01 cọc có lẽ hơi dày. Bạn có thể chọn cọc lớn hơn (cọc 300x300 hay cọc ống ƯLT d400...) để sức chịu tải khoảng 100 tấn như vậy se kinh tế hơn.
                          Vài dòng để bạn tham khảo

                          Ghi chú


                          • #14
                            gửi chú TL2007

                            ĐỂ an toàn chú dặt cọc vào lớp 6.
                            Hồ sơ địa chất của chú làm điêu quá. Người viết báo cáo cũng kém ( cát pha chỉ có các trạng thái sau "cứng, dẻo, chảy. Đã thế trong 1 lớp mà SPT thay đổi từ 7 -:- 23 thì anh cũng Pó tay).

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                              Nguyên văn bởi TL2007
                              Tôi có bài toán như sau, nhờ các anh em giúp đỡ:
                              Nền nhà xưởng công ngiệp ở Hải Dương, tải trọng 5t/m2. Địa chất như sau:
                              Lớp 1: đất san nền dày 1,5m.
                              Lớp 2: sét màu xám vàng, dày 1,6m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau:
                              Calculation strength R=1.3kg/cm2; Oedometer module E=98kg/cm2; SPT=5.
                              Lớp 3: Bùn sét, trạng thái dẻo chảy chiều dày tương đối lớn 10m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=0.4kg/cm2; E=15kg/cm2; SPt N30=0-2.
                              Lớp 4: Sét pha màu vàng nâu, trạng thái dẻo vừa đến nửa cứng dày 7,4m. Các chỉ tiêu như sau: R=1.7kg/cm2; E=163.0kg/cm2; SPT=7-21.
                              Lớp 5: Cát pha màu vàng, nâu hồng, trạng thái dẻo vừa, nửa cứng, dày 6.5m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=1,5kg/cm2; E=122kg/cm2; SPT=6-9.
                              Lớp 6: Đất sét màu vàng, nâu vàng, trạng thái cứng; Các chỉ tiêu như sau: R=1,5kg/cm2; E=135kg/cm2; SPT=12-34.
                              Phương án của em là dùng cọc BTCT 250x250 dài 18m nhưng vẫn chưa chắc chắn lắm. Bác nào đã gặp trường hợp như trên thì giúp em với. Cho em hỏi thêm, Nếu dùng cọc cát gia cố xi măng thì có khả thi không?
                              SPT=12-34 là sao vậy? Lớp 6 có SPT max = 34 sao xếp vào trạng thái cứng được. Nếu là nhà phân xưởng ngoài tính toán cho tải trọng tĩnh chác còn phải đề cập đến tải trọng động do các máy làm việc nữa. Nếu SPT=12-34 kiểu này mà tựa cọc lên e rằng hơi mạo hiểm
                              Khảo sát xây dựng chuyên nghiệp:
                              www.khaosatxaydung.com.vn

                              Ghi chú

                              Working...
                              X