Tập hợp từ những bài báo phát hành năm 2005 và nửa đầu 2006, Tổng hội Xây dựng Việt Nam vừa đưa ra danh sách “đen” gồm 43 dự án đầu tư xây dựng có thất thoát, lãng phí đã được điểm tên.
Việc làm này không ngoài mục đích góp phần “góp lửa” cho cuộc chiến chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB).
Những điều chưa “cũ”
Bản danh sách “đen” đã gây được sự quan tâm rộng rãi. Ðiều này đã được minh chứng bởi danh sách 59 công trình có lãng phí, thất thoát do Tổng hội xây dựng VN tổng hợp và tung ra năm 2005. Thất thoát trong đầu tư XDCB là vấn đề luôn được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Có ý kiến cho rằng, số tiền thất thoát trong lĩnh vực đầu tư XDCB hàng năm đủ để... trả lương cho toàn bộ khu vực hành chính nhà nước. Tỷ lệ thất thoát lớn và hầu như chỉ có những công trình do Nhà nước đầu tư mới xẩy ra thất thoát là vấn đề nhức nhối từ khá lâu và đến nay vẫn chưa “cũ”.
Phần lớn đó là dự án thuộc các địa phương làm chủ đầu tư, bằng nguồn vốn ngân sách của địa phương. Trong đó có một số dự án do trung ương đầu tư nhưng địa phương quản lý.
Theo Tổng hội Xây dựng VN, thất thoát, lãng phí có 5 nguyên nhân chính cần được khắc phục một cách tích cực. Ðiều đáng nói là những nguyên nhân này không còn xa lạ nhưng dường như vẫn chưa có thuốc đắng đủ để... dã tật.
Lắm cảnh xót xa
Sự lãng phí, thất thoát của 43 dự án trong một năm rưỡi qua được nhìn nhận với ba hình thức chủ yếu. Ðầu tiên phải kể đến là 15 dự án đầu tư không hiệu quả gây lãng phí lớn. Thật xót xa khi tất cả đều là những dự án có 9 số “0” và đôi, ba con số đứng trước.
Dự án nhà máy chế biến cà chua do Công ty XNK rau quả Hải Phòng làm chủ đầu có tổng vốn đầu tư 51,7 tỷ đồng, công suất 200 tấn/ngày được xây dựng từ năm 2001. Tuy nhiên, hàng năm nhà máy chỉ thu mua được 1.000 tấn cà chưa đáp ứng đủ cho nhà máy này hoạt động... từ 5-6 ngày. Từ năm 2001 đến nay nhà máy sản xuất được 5 tấn sản phẩm. Mỗi năm, nhà máy phải “đắp chiếu” 300 ngày.
Cũng ở thành phố Hải Phòng, nhiều dự án nhà ở và khu đô thị được đầu tư theo kiểu phong trào rồi bỏ dở dang. Người ta thống kê được 129 dự án nhà, trong đó có 108 dự án phát triển khu đô thị mới. Nhiều dự án đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, để rồi vẫn chỉ là bãi đất, vừa lãng phí tiền đầu tư vừa lãng phí đất sản xuất nông nghiệp.
Ðiển hình như khu nhà ở Cựu Viên, đầu tư trên 155 tỷ đồng đã hơn 5 năm, khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi đầu tư trên 100 tỷ đồng, từ năm 1997... hiện chỉ có bãi đất “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Trong danh sách này, có một số dự án xây dựng công viên ở Hà Nội. Ðầu tư hàng trăm tỷ đồng, đến nay có công viên còn đang xây dựng dở dang, có công viên chưa xây xong đã bị đề nghị phá bỏ một số công trình không phù hợp quy hoạch, có công viên vắng như chùa Bà Ðanh.
Ðiển hình là công viên Yên Sở, đầu tư 188 tỷ đồng, do nước hồ Yên Sở ô nhiễm nên không ai muốn vào. Thiết bị vui chơi giải trí của Trung tâm Sao Chổi nhập từ Nga trị giá 3 tỷ đồng không sử dụng.
Tương tự, thành phố Ðà Nẵng bỏ 65 tỷ đồng để xây dựng công viên nước quy mô 10ha. Sau 3 năm đưa vào sử dụng công viên này rất vắng khách, công trình đang xuống cấp. Thậm chí thiết bị đã nhập từ Tây Ban Nha về có giá trị hơn 8 tỷ đồng nhưng không còn tiền để lắp đặt.
28 dự án khác được bêu danh dưới dạng công trình chất lượng xây dựng xấu và công trình bị bớt xén, tham nhũng làm ảnh hưởng đến chất lượng, thậm chí không thể đưa vào sử dụng. Tính phổ biến của các sai phạm được thể hiện rõ qua các chương trình thực hiện trên quy mô lớn.
Chương trình kiên cố hóa 28.300 kênh mương với tổng vốn đầu tư 8.900 tỷ đồng có tới 425/901 dự án có sai phạm. Công trình có “khởi” nhưng không “động” cũng là một điển hình trong lãng phí, thất thoát. Cảng Vũng Rô là ví dụ, 10 năm thi công chưa xong, vốn đầu tư được điều chỉnh đến 3 lần, từ 12,1 tỷ đồng lên đến 108,8 tỷ đồng.
“Ðiểm nóng” đất đai
Năm nay, Tổng hội Xây dựng VN đã nêu thêm một nội dung lớn, không kém phần nhức nhối là những vi phạm trong lĩnh vực đất đai ở các địa phương. 30 dự án có sai phạm trong sử dụng đất, chiếm dụng đất công trái phép và sai phạm trong giải tỏa, đền bù.
Trong số những vụ lấn chiếm, tham nhũng đất công, phần lớn rơi vào một số cán bộ viên chức nhà nước, có chức quyền ở địa phương.
Nhiều dự án đã dành phần lớn diện tích để “ưu tiên” cho cán bộ địa phương bán lại thu lợi. Ðiển hình nhất là dự án xây dựng nhà ở tại phường Dư Hàng Kênh, An Hải, Hải Phòng. Chỉ có 168 suất đất giao cho dân xây nhà ở, còn 680 suất đất được cấp cho “các quan”, trong đó có 420 xuất dành cho cán bộ các Thành phố Hải Phòng.
Lại có những nơi cán bộ và dân rủ nhau lấn chiếm đất công với diện tích không nhỏ như 1,8 triệu m2 đất tại TP Cần Thơ, gần 60.000 m2 đất tại TP Huế. Dự án tái định cư tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã “tái định cư” cho 23 cán bộ của tỉnh và thành phố vốn không thuộc diện này.
Trong danh sách “đen” xót xa này, Hà Nội có 2 dự án bị “điểm mặt”. Ðó là dự án xây dựng “Thành phố giao lưu”, diện tích 1 triệu m2 nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, với tổng mức đầu tư 500 triệu USD cho công ty cổ phần VIGEBA (gồm tổng công ty VIC, Tổng Công ty Bảo hiểm VN, Công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp). Sau 3 năm được giao đất, dự án vẫn nằm trên giấy, đất vẫn bỏ hoang.
Dự án thứ hai tại phường Ngọc Hà, quận Ba Ðình, có quyết định thu hồi 3.161m2 đất để xây dựng chung cư bán từ tháng 6/2003. Nhưng mãi 2 năm sau, 31 hộ dân phải di dời mới được thông báo, trong khi chủ dự án chưa có phương án đền bù, tái định cư, gây bức xúc cho dân.
5 nguyên nhân chính gây thất thoát lãng phí trong xây dựng.
Một là, các chủ thể tham gia đầu tư, xây dựng chưa thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách, luật pháp xây dựng.
Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng chưa làm đầy đủ trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra, nhất là những dự án lớn, dàn trải khắp cả nước như dự án kiên cố hóa trường học, kiên cố hóa kênh mương...
Ba là, lãnh đạo một số địa phương còn chủ quan, duy ý chí muốn đẩy nhanh quá trình phát triển của địa phương nên đã quyết định đầu tư tràn lan theo phong trào mà không nghiên cứu kỹ thị trường và đặc điểm của địa phương mình.
Bốn là, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chữ tín trong sản xuất kinh doanh xuống cấp dẫn đến những hiện tượng phổ biến như làm ẩu, ăn cắp vật liệu, khai khống khối lượng, thông đồng A - B rút tiền chia nhau.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xét xử chưa nghiêm túc, kịp thời, chưa làm bài học răn đe mạnh mẽ.
Việc làm này không ngoài mục đích góp phần “góp lửa” cho cuộc chiến chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB).
Những điều chưa “cũ”
Bản danh sách “đen” đã gây được sự quan tâm rộng rãi. Ðiều này đã được minh chứng bởi danh sách 59 công trình có lãng phí, thất thoát do Tổng hội xây dựng VN tổng hợp và tung ra năm 2005. Thất thoát trong đầu tư XDCB là vấn đề luôn được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Có ý kiến cho rằng, số tiền thất thoát trong lĩnh vực đầu tư XDCB hàng năm đủ để... trả lương cho toàn bộ khu vực hành chính nhà nước. Tỷ lệ thất thoát lớn và hầu như chỉ có những công trình do Nhà nước đầu tư mới xẩy ra thất thoát là vấn đề nhức nhối từ khá lâu và đến nay vẫn chưa “cũ”.
Phần lớn đó là dự án thuộc các địa phương làm chủ đầu tư, bằng nguồn vốn ngân sách của địa phương. Trong đó có một số dự án do trung ương đầu tư nhưng địa phương quản lý.
Theo Tổng hội Xây dựng VN, thất thoát, lãng phí có 5 nguyên nhân chính cần được khắc phục một cách tích cực. Ðiều đáng nói là những nguyên nhân này không còn xa lạ nhưng dường như vẫn chưa có thuốc đắng đủ để... dã tật.
Lắm cảnh xót xa
Sự lãng phí, thất thoát của 43 dự án trong một năm rưỡi qua được nhìn nhận với ba hình thức chủ yếu. Ðầu tiên phải kể đến là 15 dự án đầu tư không hiệu quả gây lãng phí lớn. Thật xót xa khi tất cả đều là những dự án có 9 số “0” và đôi, ba con số đứng trước.
Dự án nhà máy chế biến cà chua do Công ty XNK rau quả Hải Phòng làm chủ đầu có tổng vốn đầu tư 51,7 tỷ đồng, công suất 200 tấn/ngày được xây dựng từ năm 2001. Tuy nhiên, hàng năm nhà máy chỉ thu mua được 1.000 tấn cà chưa đáp ứng đủ cho nhà máy này hoạt động... từ 5-6 ngày. Từ năm 2001 đến nay nhà máy sản xuất được 5 tấn sản phẩm. Mỗi năm, nhà máy phải “đắp chiếu” 300 ngày.
Cũng ở thành phố Hải Phòng, nhiều dự án nhà ở và khu đô thị được đầu tư theo kiểu phong trào rồi bỏ dở dang. Người ta thống kê được 129 dự án nhà, trong đó có 108 dự án phát triển khu đô thị mới. Nhiều dự án đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, để rồi vẫn chỉ là bãi đất, vừa lãng phí tiền đầu tư vừa lãng phí đất sản xuất nông nghiệp.
Ðiển hình như khu nhà ở Cựu Viên, đầu tư trên 155 tỷ đồng đã hơn 5 năm, khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi đầu tư trên 100 tỷ đồng, từ năm 1997... hiện chỉ có bãi đất “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Trong danh sách này, có một số dự án xây dựng công viên ở Hà Nội. Ðầu tư hàng trăm tỷ đồng, đến nay có công viên còn đang xây dựng dở dang, có công viên chưa xây xong đã bị đề nghị phá bỏ một số công trình không phù hợp quy hoạch, có công viên vắng như chùa Bà Ðanh.
Ðiển hình là công viên Yên Sở, đầu tư 188 tỷ đồng, do nước hồ Yên Sở ô nhiễm nên không ai muốn vào. Thiết bị vui chơi giải trí của Trung tâm Sao Chổi nhập từ Nga trị giá 3 tỷ đồng không sử dụng.
Tương tự, thành phố Ðà Nẵng bỏ 65 tỷ đồng để xây dựng công viên nước quy mô 10ha. Sau 3 năm đưa vào sử dụng công viên này rất vắng khách, công trình đang xuống cấp. Thậm chí thiết bị đã nhập từ Tây Ban Nha về có giá trị hơn 8 tỷ đồng nhưng không còn tiền để lắp đặt.
28 dự án khác được bêu danh dưới dạng công trình chất lượng xây dựng xấu và công trình bị bớt xén, tham nhũng làm ảnh hưởng đến chất lượng, thậm chí không thể đưa vào sử dụng. Tính phổ biến của các sai phạm được thể hiện rõ qua các chương trình thực hiện trên quy mô lớn.
Chương trình kiên cố hóa 28.300 kênh mương với tổng vốn đầu tư 8.900 tỷ đồng có tới 425/901 dự án có sai phạm. Công trình có “khởi” nhưng không “động” cũng là một điển hình trong lãng phí, thất thoát. Cảng Vũng Rô là ví dụ, 10 năm thi công chưa xong, vốn đầu tư được điều chỉnh đến 3 lần, từ 12,1 tỷ đồng lên đến 108,8 tỷ đồng.
“Ðiểm nóng” đất đai
Năm nay, Tổng hội Xây dựng VN đã nêu thêm một nội dung lớn, không kém phần nhức nhối là những vi phạm trong lĩnh vực đất đai ở các địa phương. 30 dự án có sai phạm trong sử dụng đất, chiếm dụng đất công trái phép và sai phạm trong giải tỏa, đền bù.
Trong số những vụ lấn chiếm, tham nhũng đất công, phần lớn rơi vào một số cán bộ viên chức nhà nước, có chức quyền ở địa phương.
Nhiều dự án đã dành phần lớn diện tích để “ưu tiên” cho cán bộ địa phương bán lại thu lợi. Ðiển hình nhất là dự án xây dựng nhà ở tại phường Dư Hàng Kênh, An Hải, Hải Phòng. Chỉ có 168 suất đất giao cho dân xây nhà ở, còn 680 suất đất được cấp cho “các quan”, trong đó có 420 xuất dành cho cán bộ các Thành phố Hải Phòng.
Lại có những nơi cán bộ và dân rủ nhau lấn chiếm đất công với diện tích không nhỏ như 1,8 triệu m2 đất tại TP Cần Thơ, gần 60.000 m2 đất tại TP Huế. Dự án tái định cư tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã “tái định cư” cho 23 cán bộ của tỉnh và thành phố vốn không thuộc diện này.
Trong danh sách “đen” xót xa này, Hà Nội có 2 dự án bị “điểm mặt”. Ðó là dự án xây dựng “Thành phố giao lưu”, diện tích 1 triệu m2 nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, với tổng mức đầu tư 500 triệu USD cho công ty cổ phần VIGEBA (gồm tổng công ty VIC, Tổng Công ty Bảo hiểm VN, Công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp). Sau 3 năm được giao đất, dự án vẫn nằm trên giấy, đất vẫn bỏ hoang.
Dự án thứ hai tại phường Ngọc Hà, quận Ba Ðình, có quyết định thu hồi 3.161m2 đất để xây dựng chung cư bán từ tháng 6/2003. Nhưng mãi 2 năm sau, 31 hộ dân phải di dời mới được thông báo, trong khi chủ dự án chưa có phương án đền bù, tái định cư, gây bức xúc cho dân.
5 nguyên nhân chính gây thất thoát lãng phí trong xây dựng.
Một là, các chủ thể tham gia đầu tư, xây dựng chưa thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách, luật pháp xây dựng.
Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng chưa làm đầy đủ trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra, nhất là những dự án lớn, dàn trải khắp cả nước như dự án kiên cố hóa trường học, kiên cố hóa kênh mương...
Ba là, lãnh đạo một số địa phương còn chủ quan, duy ý chí muốn đẩy nhanh quá trình phát triển của địa phương nên đã quyết định đầu tư tràn lan theo phong trào mà không nghiên cứu kỹ thị trường và đặc điểm của địa phương mình.
Bốn là, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chữ tín trong sản xuất kinh doanh xuống cấp dẫn đến những hiện tượng phổ biến như làm ẩu, ăn cắp vật liệu, khai khống khối lượng, thông đồng A - B rút tiền chia nhau.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xét xử chưa nghiêm túc, kịp thời, chưa làm bài học răn đe mạnh mẽ.
Theo Minh Thu
Báo Kinh tế Đô thị
Báo Kinh tế Đô thị