Hiện tại tôi đang thực hiện lập báo cáo đầu tư Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đây là một công trình cầu cạn đi qua trung tâm TPHCM, bắt đầu từ Lăng Cha Cả đến cầu Thị Nghè 2, vận tốc thiết kế dự kiến v=60-80km/h, tôi có một số vướng mắc mong được các bạn giúp đỡ:
- Việtnam áp dụng 4 qui trình thiết kế đường chính là 22TCN273-01; TCVN 4054-98; TCVN 5729-97 và TCXD 104-1983, việc áp dụng qui trình thiết kế cho đường trên cao NL-TN có một vấn đề chưa rõ như sau:
Nếu thiết kế đường trên cao qua đô thị thì tại Việt Nam áp dụng qui trình nào là đúng?
Hiện nay nếu phương án thiết kế là hầm nếu áp dụng qui trình 22TCN273-01 thì MCN hầm lớn hơn nhiều so với qui trình TCVN 5729-29 và TCVN 4054-98 cũng như qui trình thiết kế hầm TCVN 4527-88. Đồng thời, cả 4 qui trình áp dụng đều cho ra phương án MCN khác nhau, để áp dụng qui trình một cách thống nhất, tôi thắc mắc không biết áp dụng như thế nào là đúng? Ngoài ra, tôi mong các bạn có thể giúp tôi một số mặt cắt ngang hầm các công trình tương tự.
- Với mặt cắt ngang cầu chính áp dụng, giảm dải lề an toàn vai đường bên trái còn 0.5m < 1.0m (qui trình); giảm dải lề an toàn vai đường bên phải còn 2.5m<3.0m (qui trình); giảm bề rộng làn xe còn 3.5m<3.75 (qui trình ứng với vận tốc v=80km/h).
Vì vậy để đủ căn cứ cho phép chiết giảm bề rộng MCN ngoài yếu tố về chi phí đầu tư, còn phải có căn cứ về mặt kỹ thuật và thực tế.
Như vậy, mong các bạn có ý kiến đóng góp và cho tôi một số thông tin về một số công trình tương tự (tương ứng với vận tốc thiết kế là MCN cầu cạn, MCN cầu (có chiều dài cầu - kể cả đường dẫn > 2.5km)).
Chân thành cảm ơn !
- Việtnam áp dụng 4 qui trình thiết kế đường chính là 22TCN273-01; TCVN 4054-98; TCVN 5729-97 và TCXD 104-1983, việc áp dụng qui trình thiết kế cho đường trên cao NL-TN có một vấn đề chưa rõ như sau:
Nếu thiết kế đường trên cao qua đô thị thì tại Việt Nam áp dụng qui trình nào là đúng?
Hiện nay nếu phương án thiết kế là hầm nếu áp dụng qui trình 22TCN273-01 thì MCN hầm lớn hơn nhiều so với qui trình TCVN 5729-29 và TCVN 4054-98 cũng như qui trình thiết kế hầm TCVN 4527-88. Đồng thời, cả 4 qui trình áp dụng đều cho ra phương án MCN khác nhau, để áp dụng qui trình một cách thống nhất, tôi thắc mắc không biết áp dụng như thế nào là đúng? Ngoài ra, tôi mong các bạn có thể giúp tôi một số mặt cắt ngang hầm các công trình tương tự.
- Với mặt cắt ngang cầu chính áp dụng, giảm dải lề an toàn vai đường bên trái còn 0.5m < 1.0m (qui trình); giảm dải lề an toàn vai đường bên phải còn 2.5m<3.0m (qui trình); giảm bề rộng làn xe còn 3.5m<3.75 (qui trình ứng với vận tốc v=80km/h).
Vì vậy để đủ căn cứ cho phép chiết giảm bề rộng MCN ngoài yếu tố về chi phí đầu tư, còn phải có căn cứ về mặt kỹ thuật và thực tế.
Như vậy, mong các bạn có ý kiến đóng góp và cho tôi một số thông tin về một số công trình tương tự (tương ứng với vận tốc thiết kế là MCN cầu cạn, MCN cầu (có chiều dài cầu - kể cả đường dẫn > 2.5km)).
Chân thành cảm ơn !
Ghi chú