QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

    Tôi đang phải thiết kế cọc khoan nhồi cho 1 công trình trên miền núi , cọc được thiết kế ngàm trong đá 3 m. Phần trên xuyên qua đất rời , đất dính thì phương pháp tính trong TCN272-05 đã nói tương đối rõ nhưng phần ngàm trong đá và sức kháng mũi trong đá thì tôi không tìm thấy.
    Phần cường độ mũi cọc tôi đã lấy cường độ của đá ( theo TN) nhân với diện tích mũi cọc và hệ số an toàn. Nhưng phần sức kháng thân trong đá thì chưa biết tính thế nào.
    Các bạn thạo thiết kế xin hãy giúp tôi với , tôi xin cám ơn

  • #2
    Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

    Vấn đề ở chỗ đây là 1 cầu bắc qua Sông miền núi , địa chất ở đây cực tốt , nhưng theo lỗ khoan địa chất thì đá gốc nằm cách mặt đất tự nhiên 8m. Nếu sử dụng móng nông thì khối lượng đào đất và đắp đất sau khi thi công là cực kỳ lớn nên bắt buộc phải sử dụng móng cọc nhưng chiều dài cọc lại quá ngắn ( nên phải cố kéo cho đủ 8m ) trong đó 1m dưới cùng và 1.5 m trên cùng không dùng vào tính toán nên cọc chỉ còn chiều dài hữu hiệu là 5,5 m với chiều dài cọc như thế này thì phần ma sát thân cọc là rất ít , phụ thuọc chủ yếu vào sức kháng mũi cọc mà công thức tính sức kháng mũi cọc trong đá thì không có căn cứ ( Điều khoản quy trình ) để tính toán.
    Vấn đề tương đối nan giải vì mọi câu , điều , phép tính phải phụ thuộc vào quy trình hiện hành thì việc soát xét , thẩm định mới OK...
    VẪN CHƯA CÓ CÁCH GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ , MONG ANH EM GIÚP ĐỠ THÊM

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

      Nguyên văn bởi cau27
      Vấn đề ở chỗ đây là 1 cầu bắc qua Sông miền núi , địa chất ở đây cực tốt , nhưng theo lỗ khoan địa chất thì đá gốc nằm cách mặt đất tự nhiên 8m. Nếu sử dụng móng nông thì khối lượng đào đất và đắp đất sau khi thi công là cực kỳ lớn nên bắt buộc phải sử dụng móng cọc nhưng chiều dài cọc lại quá ngắn ( nên phải cố kéo cho đủ 8m ) trong đó 1m dưới cùng và 1.5 m trên cùng không dùng vào tính toán nên cọc chỉ còn chiều dài hữu hiệu là 5,5 m với chiều dài cọc như thế này thì phần ma sát thân cọc là rất ít , phụ thuọc chủ yếu vào sức kháng mũi cọc mà công thức tính sức kháng mũi cọc trong đá thì không có căn cứ ( Điều khoản quy trình ) để tính toán.
      Vấn đề tương đối nan giải vì mọi câu , điều , phép tính phải phụ thuộc vào quy trình hiện hành thì việc soát xét , thẩm định mới OK...
      VẪN CHƯA CÓ CÁCH GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ , MONG ANH EM GIÚP ĐỠ THÊM
      Cái này để tớ giúp cho, cậu tính toán theo phương pháp của WOODEN tính cọc tựa trên đá gốc. bỏ qua thành phần ma sát luôn, giả sử cậu dùng cọc mác 300, khoan vào đá 1,0m: với cọc có đường kính D=1m thì sức chống mũi cọc theo đất nền ở trạng thái giới hạn là 230T (không có thành phần ma sát), theo VL làm cọc là 440T. (đây là tớ giả thiết SPT của lớp đá N=100 để tạm tính, nếu cậu có khoan khảo sát địa chất thì post lên tớ xem giúp cho).
      Mà sao không thử tìm phương án móng khác xem, chứ cứ phải cọc khoan nhồi này thì có vẻ không ai muốn làm cho cậu cọc dài 8m đâu, quá ngắn!
      Good luck,

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

        Ầy thì tớ có chương trình tính riêng, các cậu cứ cho xem cái khoan khảo sát địa chất thì tớ mới tính được. cái số liệu trên là tớ lấy tham khảo trong cái công trình bọn tớ vùa tính nhưng ở đó lớp đá chỉ là đá phong hóa thôi, không được đá gốc, cọc khoan sâu hơn 50m ở Hải Phòng.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

          Với móng cầu miền núi, độ dốc lớn mà nền đá tốt lại ở nông phương án móng cọc shinso có lẽ là thuận lợi nhất, nó là hình thức giữa cọc khoan nhồi và móng giếng chìm, có thể thi công đào bằng thủ công .Tôi được biết dự án cầu Bãi Cháy ,cầu Đồng Đăng ở Lạng Sơn người ta thi công loại móng này đấy, Bác có quen ai ở mấy dự án đấy thì hỏi tài liệu chắc là có.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

            Rất cám ơn các bạn đã đóng góp ý kiến cho tôi , phải nói thật rằng hiện nay chỉ có 2 loại móng phổ biến là móng nông và móng cọc khoan nhồi. Đối với các Sở GT ở các tỉnh ( chủ đầu tư ) đừng bao giờ đề cập đến phương án cọc đóng ( Trừ khi các đơn vị thi công sân sau của các Bố chỉ có thể thi công cọc đóng thì phương án đấy mới được Wellcome ).
            Ở công trình này tồn tại 1 số vấn đề tương đối chuối sau.
            1. Vị trí địa lý ở 1 vùng rất xa ( vùng biên giới ) đi từ Hà nội phải mất 2 ngày ( 2 chặng ô tô , 1 chặng xe ôm )
            2.Quy mô công trình Công trình nhỏ 2 nhịp dầm 33m khổ 4m công trình phục vụ dân sinh quốc phòng vùng biên giới ( cách biên giới tầm 3km )
            3. Nguồn vốn ( đang gấp hồ sơ để chạy ghi vốn 2007 deadline là tháng 10 phải hoàn tất hồ sơ và thẩm định )
            4. Địa chất Thủy văn phải gọi là cực chuối , không có trạm thủy văn vì quá sát biên giới và là nhánh sông nhỏ tất cả số liệu đều là số liệu điều tra từ dân cư ( trong giai đoạn này tạm chấp nhận được )
            Số liệu địa chất thì như tôi đã kể xuống cao độ -7.82 đã là đá gốc.
            Ở các công trình thế này nếu thuê các đơn vị xây lắp lớn thì họ "khóc thét" giá trị xây lắp thấp , công trình khó thi công nên thông thường các công trình này (giá trị xây lắp thấp không phải đấu thầu) nên các đơn vị thi công của tỉnh tự làm. Và lúc này thật sự rằng giá trị xây lắp của công trình không phụ thuộc nhiều vào cấu kiện cơ bản mà phụ thuộc vào phương án thi công và kết cấu phần dưới.
            Chính vì vậy bài toán ở đây là làm sao có 1 công trình thi công đơn giản , bản tính rõ ràng, công thức này lấy ở đâu ra trang nào , quy trình nào , các pác cũng thông cảm các bố ở Sở cũng "noob" lắm cái gì cũng phải chính chữ không có chuyện vận dụng , sáng tạo từ cái này cái khác , từ sách của Tây đâu.
            Theo tiêu chuẩn thì cọc khoan nhồi không được ngắn quá 8m chính vì vậy nó phải cắm vào đá gần 3m đối với đơn vị thi công ở địa phương khoan cọc bằng chùy đập theo kiểu giã cua không biết đến bao giờ mới táng được 3m.
            Tiếp theo nữa đó là sự bảo thủ của các bố người dân tộc thẩm định dự án ở các sở giao thông miền núi , tất cả các dự án cầu họ đều lấy TEDI làm mẫu với cái lý lẽ cục kỳ chuối "tao không biết , TEDI nó làm cầu ở tỉnh này 3 cái rồi cái nào cũng dùng cọc khoan nhồi 1m , sao mày lại làm móng nông , ở cái tỉnh này thì tao lạ gì chỗ nào mà chẳng như nhau " hê hê họ còn dek thèm xem cái Boring Log của mình nữa.
            Thôi thì khách hàng là thượng đế mình phải chiều thôi.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

              Nguyên văn bởi PhanTuHuong
              Tôi thấy cọc của bạn được gọi là cọc chống. Khi đó sức chịu tải được tính theo vật liệu vì theo đất nền là rất lớn.

              Không hiểu đá tựa cọc tên là gì, mức độ phong hoá, nứt nẻ ra sao (tỷ lệ RQD), chỉ tiêu cơ lý và đặc biệt là chỉ tiêu cường độ kháng nén 1 trục bão hoà Rn=????,...

              Nếu có được thì bạn xem thêm trong 20 TCN 74- 87, ở phần nói về đá cứng, nửa cứng gì đó. Sau đó tính sức chịu tải của cọc, đảm bảo theo đất nền sẽ lớn hơn rất nhiều so với vật liệu.

              Loại móng này được dùng phổ biến ở đường Hồ Chí Minh đấy.
              Nếu chủ đầu tw thích cọc khoan nhồi thì bác cws khoan nhồi mà chơi cho nó nhiều tiền. Còn thi công hả, cái này cũng không có gì ghê goém đâu, họ sẽ thi công kiểu đào giếng, thuê nhân côn rẻ mạt, mà chất lượng cũng tốt nữa, em thấy ối cái làm thế rồi.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

                Nguyên văn bởi PhanTuHuong
                Tôi thấy cọc của bạn được gọi là cọc chống. Khi đó sức chịu tải được tính theo vật liệu vì theo đất nền là rất lớn.

                Không hiểu đá tựa cọc tên là gì, mức độ phong hoá, nứt nẻ ra sao (tỷ lệ RQD), chỉ tiêu cơ lý và đặc biệt là chỉ tiêu cường độ kháng nén 1 trục bão hoà Rn=????,...

                Nếu có được thì bạn xem thêm trong 20 TCN 74- 87, ở phần nói về đá cứng, nửa cứng gì đó. Sau đó tính sức chịu tải của cọc, đảm bảo theo đất nền sẽ lớn hơn rất nhiều so với vật liệu.

                Bác gì phải nói rõ đá của bác thuộc loại gì (hard rock, soft rock)thì anh em may ra mới có thể bốc thuốc đươc.
                Thí nghiệm cường độ kháng nén 1 trục qu gì đó còn nhiều hạn chế vì thí nghiệm này không xét đến áp suất ngang (confing pressure). Cường độ của đá ở độ sâu 8 m hay mấy chục m là hoàn toàn khác nhau.

                Đối với một số loại đá mềm tôi biết Eo của nó còn thua xa Eo bê tông. Mặt khác, kết quả đo biến dạng cục bộ và đo biến dạng ngoài mẫu đá mềm là khác nhau một trời một vực. Thiết kế dựa vào E50l à quá thiên an toàn.

                Vì vậy chưa có cơ sở để kết luận là sức chịu tải của cọc theo đất nền sẽ lớn hơn vật liệu cọc.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

                  Nguyên văn bởi cau27
                  Phần cường độ mũi cọc tôi đã lấy cường độ của đá ( theo TN) nhân với diện tích mũi cọc và hệ số an toàn. Nhưng phần sức kháng thân trong đá thì chưa biết tính thế nào.
                  Các bạn thạo thiết kế xin hãy giúp tôi với , tôi xin cám ơn
                  Bạn làm theo thí nghiệm nào? Cường độ của đá của bạn < 20 kgf/cm2?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

                    Nguyên văn bởi XUAN THUY
                    Với đất - đá cứng, nén một trục là tốt rồi. Chỉ khi nào là đất sét dẻo thì mới phải xét đến áp suất ngang, nén có nở hông nhé.
                    Hình như bác chưa hiểu vấn đề thế nào là áp suất ngang nhỉ. Thế nào là nén có nở hông? tại sao đất lại không được nén nở hông?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

                      Nguyên văn bởi XUAN THUY
                      Ý của tôi là: ở phần địa chất gần với lớp đá gốc đó, không cần phải thực hiện thí nghiệm nén khác, nén một trục (odometer) cũng được.

                      Vì với đá phong hóa đó, cái ảnh hưởng theo phương ngang có thể tạm xem được với nén một trục. Ở mức độ cần thiết cho công việc thiết kế móng này, không cần phải mổ xẻ cái "nhược" của nén 1 trục. Cũng không cần phân tích cường độ của đá gốc 8m khác so với mấy chục m bên dưới mà làm gì.
                      Chính xác là nén 1 trục có nở hông (unconfined compression test) chứ không phải oedometer chung chung. Đây là thí nghiệm được làm phổ biến để đánh giá cường độ của đá mềm.
                      Tuy nhiên cũng cần nói là trong thí nghiệm này ứng suất ngang bằng 0 (!!!). Trong khi đó, đá gốc ở 8m, mũi cọc dự kiến ở độ sâu 11m (???) thì ít nhất cũng cần lấy mẫu đá ở độ sâu trên dưới 20 m (tuỳ thuộc vào tải trọng,cấp công trình, chủ đầu tư nữa). Ưng suất ngang chí ít cũng phải từ 60-100kPa.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sức kháng thân , sức kháng mũi của cọc khoan nhồi trong đá theo TCN272-05

                        Các Bác cho hỏi tí!
                        Tôi đang tính sức kháng mũi cọc (cọc đóng 35x35) theo công thức qp =9*Su>. Trong đó Su (cường độ kháng cắt không thoát nước) được tra từ hình 10.7.3.3.2a-1- trong 22TCN272-05. Nhưng Su phụ thuộc vào alpha (hệ số kết dính áp dụng cho Su). Vậy alpha lấy từ đâu??? Mình tìm hoài trong tiêu chuẩn mà không chỗ nào cho giá trị này. Mong các bác giúp em.
                        Last edited by xquang; 22-03-2007, 11:17 AM.

                        Ghi chú

                        casino siteleri bahis siteleri
                        erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                        deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                        bahis siteleri
                        bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                        hd sex video
                        Mobilbahis
                        antalya escort bayan
                        gaziantep escort
                        betpas gncel link
                        gaziantep escort
                        bonus veren siteler
                        pinbahis pinbahis dizitune.com
                        bostanci escort pendik escort
                        ?stanbul Escort
                        Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                        betbonusking.com deneme bonusu
                        deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                        gvenilir casino siteleri
                        Kacak iddaa Siteleri
                        mraniye escort sancaktepe escort
                        quixproc.com
                        Working...
                        X