QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

KC Cầu dây văng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • KC Cầu dây văng

    Bài của AngelHell được chuyển đến đây !!!
    Em muốn hỏi về cầu dây văng: Có ai biết cầu Mỹ Thuận đấ được tính toán ntn không? Để xây dựng phần mềm như của họ cần có kiến thức gì? Sách nào nói cụ thể về vấn đề đó (ví dụ vấn đề biến thiên nhiệt độ và từ biến của bê tông chẳng hạn)?
    Xin được thỉnh giáo!
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

  • #2
    Cầu dây văng BẮc Mỹ Thuận!

    Cầu dây văng BẮc Mỹ Thuận!
    Cầu dây văng Bắc Mỹ thuận là do Chính phủ Úc giúp ta một phần trong công cuộc hiện đại hoá hệ thống giao thông phía Nam, Theo tôi được biết cầu BMT này về mô hình đã được xây dựng ở bên Úc rồi , Sang Việt Nam được chỉnh sửa lại đôi chút . Cơ bản là chỉnh sửa lại phần móng . Móng của tháp cầu được đặt trên bệ đài tổ hợp cọc khoan nhồi có đường kính cọc là 2.5m . Khi đổ bê tông cho cọc khoan nhồi người ta đã phải dùng hệ thống ống kim loại luồn vào trong thân cọc sau đó bơm nước lạnh vào để làm giảm nhiệt độ tăng cao gây ra trong quá trình đông kết bê tông cọc khoan nhồi .
    Hiện nay cầu BMT là một trong những cây cầu khá hiện đại được các nước giúp Việt Nam. Cầu BMT là cây cầu thuộc hệ thống hai dây văng, dây văng được đặt hai bên thân cầu nên việc tính ổn định cho cầu còn dễ hơn rất nhiều so với cây cầu một dây văng đang được xây dựng tại Quảng Ninh do Nhật bản giúp chúng ta xây dựng dựa trên nguồn vốn ODA . Cây cầu này có tên là cầu Bãi Cháy được xây dựng nhằm giúp cho nhân dân di lại từ Bãi cháy sang Hòn gai không phải đi bằng phà nữa .
    Các thông số của cầu BC này được mô tả như sau:
    -Tổng chiều dài cầu: ~800m
    -Nhịp chính của cầu: ~400m
    -Độ thông thuỷ cho tàu bè qua lại: ~50m.
    Khi thiết kế cây cầu Bãi cháy trong giai đoạn TKSB và TKKT bên Nhật đã cử người của họ thuộc viện cầu đường Nhật bản , đứng đầu là ông Komia phụ trách chính về việc thiết kế và xin kinh phí xây dựng cầu Bãi cháy . Trong quá trình thiết kế cây cầu này phía bạn đã giúp ta làm quen công việc thiết kế dạng cầu này bằng cách mời các kỹ sư VN tham gia thiết kế cùng như xây dựng phương án thiết kế , Tham gia tính toán , xử lý dữ liệu đầu vào cho máy tính.....Theo tôi được biết khi thiết kế cây cầu này số trường hợp tải trọng phải tính là rất lớn (>200 COMBO) . Bộ chương trình dùng để tính toán có tên gọi là CONST của viện cầu đường Nhật bản, đây là chương trình Thương mại có giá vào khoảng 45-75.000USD gì đó. Hiện nay cây cầu này đang thi không phần trụ tháp , Móng được thiết kế theo kiểu giếng chìm hơi ép , từ cách tính đến thi công rất mới mẻ , phía Nhật đã đứng ra làm 2 cuộc hội thảo tại VN để giới thiệu cho mọi người bíết về loại móng này .

    Ghi chú


    • #3
      Nguyên văn bởi tuananhcdc
      Cầu dây văng BẮc Mỹ Thuận!
      Móng được thiết kế theo kiểu giếng chìm hơi ép , từ cách tính đến thi công rất mới mẻ , phía Nhật đã đứng ra làm 2 cuộc hội thảo tại VN để giới thiệu cho mọi người bíết về loại móng này .
      Em cũng chưa biết kểu giếng chìm hơi ép thế nào nhưng hôm nọ có nghe GS. Thưởng (DHXD) nói là nó chẳng có gì mới mẻ cả, trước đây ở Việt Nam đã làm rồi nhưng dùng tên gọi khác thôi.
      Cầu xây xong đã lâu không thấy tôi về đưa dâu....

      Ghi chú


      • #4
        trả lời

        Vấn đề bác cứ mail hỏi thầy Nguyễn Viết Trung ấy thầy nằm trong ban thẩm định nhà nước cầu Mỹ Thuận đấy. Thầy nhiệt tình lắm bác hỏi thầy sẽ trả lời cho.
        [COLOR=RoyalBlue]

        Ghi chú


        • #5
          tính ?ng su?t c?a h? dây vang b?ng sap2000

          cho mình hỏi việc tinh ứng suất trong hệ dây văng bằng chương trình sap2000 co triệt để không.tức la trong sap chỉ có khái niệm đường ảnh hương chứ không có khái niệm mặt ảnh hưởng trong khi đó thực tế là mặt ảnh hưởng trong không gian mà . hơn nữa sap chỉ tính được về phân tĩnh tải cofn phần tải trọng đông và các tải trọng khac nữa thì làm sao tính bây giờ. giúp mình giải đáp thắc mắc này với.
          cảm ơn trước nhé.

          Ghi chú


          • #6
            Khái niệm xếp hoạt tải lên mặt ảnh hưởng dùng để xác định nội lực thực tế ít khi được dùng. Thay vào đó người ta tiến hành độc lập việc xếp tải theo hai phương (giống cách mà chúng ta tính hệ số phân phối ngang rồi sau đó xếp hoạt tải lên đường ảnh hưởng của 1 dầm theo phương dọc cầu). Đối với việc phân tích nội lực cầu dây văng cũng vậy. Trước tiên bạn phải mô hình hoá kết cấu thành hệ thanh, hệ tấm hay hệ phần tử khối. Sau đó ấn định các "tổ hợp hoạt tải" theo phương ngang cầu, và tiến hành xếp các "tổ hợp" này theo phương dọc cầu. Cụ thể hơn, để tính nội lực CDV do hoạt tải theo mô hình phần tử thanh bằng PM SAP2000 (V6,7,8) bạn có thể làm như sau:
            1. Mô hình hoá hệ mặt cầu, dây văng, trụ tháp thành một hệ thanh không gian. Trong đó hệ mặt cầu thường được mô hình hóa theo phương pháp tương tự mạng dầm (grillage method).
            2. Ấn định các trường hợp hoạt tải xe (hay hoạt tải làn) bất lợi theo phương ngang (ở đây tôi dùng từ "ấn định" vì việc "xếp xe theo phương ngang cầu" là không thực tế đối với một hệ không gian phức tạp như CDV, và với các PM như SAP2000 chúng ta có thể khai báo nhiều load case và combination để tổ hợp nội lực bất lợi nhất). Sau đó tiến hành việc xếp hoạt tải thiết kế lên các lane là các dãy thanh dọc cầu là xong.

            Sao bạn nghĩ SAP2000 chỉ phân tích được tĩnh tải?. Theo quan điểm riêng, tôi cho rằng từ Version 8, SAP2000 là một phần mềm phân tích kết cấu cầu cực kỳ hiệu quả. Bạn thử surf Website của SAP (www.csiberkeley.com) xem.
            Last edited by GMA; 09-11-2004, 03:45 AM.

            Ghi chú


            • #7
              Tôi xin góp vài ý kiến
              - Nếu bạn thiết kế sơ bộ hay thiết kế cầu dây văng cho nông thôn thì dùng SAP 2000 để tính cầu dây văng là phù hợp. Nếu bạn tính tần số dao động riêng cũng rất phù hợp.
              - Nếu bạn làm thiết kế kỹ thuật cầu dây nhịp lớn, thi công theo phương pháp lắp hẫng hoặc đúc hẫng thi phải dùng các chương trình chuyên dụng mua có bản quyền. Ví dụ RM 2000- RM 2004, giá khoảng 80000 USD
              - Có một chương trình rất hay là MIDAS đã bị phá khóa, tính năng nghe chừng còn hơn cả RM nũa. Bạn có thể tìm hiểu tại www.midasuser.com
              - Cầu Bãi cháy rất đặc biệt,được Tu vấn Nhật bản tính bằng ABAQUS và vài chương trình khác nũa. Ngoài ra còn thí nghiệm khí động học trong Hầm gió ở Nhật bản. Tốn nhiều tiền lắm.
              - Nếu bạn cần thêm thông tin và muốn đọc một phần bản tính này để học hỏi thêm, có thể đến gặp tôi.Gọi hẹn trước 0913 555 194

              Chúc bạn thành công
              Nguyễn viết Trung
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #8
                Cầu Mỹ Thuận

                Xin nói với ban là cầu Mỹ Thuận phần móng được thiết kế trên móng cọc khoan nhồi chứ không phải giếng chìm hơi ép. Các cọc được bố trí thành 2 nhóm tập trung về 2 phần thân tháp
                Nếu ban muốn biết về giếng chìm hơi ép thi nên tham quan cầu Bãi Cháy.

                Ghi chú


                • #9
                  Cầu Mỹ Thuận

                  Thưa thầy Trung!
                  Xin thầy trả lời cho em mấy câu hỏi còn chưa được trả lời ở đầu trang này được không ạ?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Tôi xin trả lời ngắn về 3 câu hỏi đẫ nêu ở đầu trang:
                    1- Phân mềm tính cầu Mỹ thuận: đây là phân mềm chuyên dụng ở bên nước úc. Lâu quá rồi nên tôi quên tên,Trước đây tôi có tham gia thẩm định đồ án này. Hồi đó thì chúng ta chua có phần mềm nên phục họ lắm. Nay thì bình thường thôi. Các ký su ở TEDI đã tính cầu Rạch miễu, cũng giống cấu tạo càu MT, dùng RM 2000.Bây giờ, nhiều Tu vấn nước ta đã mua RM 2000 rồi.

                    2- Về cách lập trinh. Thật ra vấn đề này quá khó. Công ty TDV của Áo đã bao nhiêu năm mơi phát triển được RM 2000, nay đã có bản RM 2004. Chúng tôi đã dùng để kiểm tra bản tính cầu Bãi cháy. Có lẽ các kỹ su Việt nam không nên mất thời gian đi lập trình ma nên mua vì muốn tham gia dụ án vốn nước ngoài,tất nhiên phải có phần mềm đẳng cấp quốc tế, được thùa nhận rộng rãi trên thế giới.
                    Nếu chỉ để phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu, giải nhung bài toắn riêng lẻ về cầu dây thi có thể học MATLAB nhu một sô anh đã làm luận văn Thạc sỹ với tôi. Nếu anh muốn đọc thì đến gặp tôi trục tiếp.
                    -Để tìm hiểu thêm về chUOng trình tính cầu dây, anh có thể tham khao chương trình MIDAS, tôi có bản DEMO. Nhiều người đã có bản ***** cho version 6.3. Các anh thủ hỏi xem ai có và có sẵn lòng chia xẻ cho cộng đồng không.
                    Tôi biết rằng MIDAS có nhiều đặc điểm còn hay hơn cả RM 2000 nũa. Và tất nhiên là hơn nhiều so với sap 2000.

                    3- Về các kiến thúc cần thiết để hiểu, để sủ dụng cho đúng khi tính toắn cầu dây văng bằng cá chương trình có sẵn. Cần phải đọc sách, có thể khuyên trình tụ đọc sách nhu sau:
                    - trước tiên, đọc sách Cầu dây văng của GS Lê đình Tâm
                    - về lý thuyết dây, có sách của GS lều thọ Trình và sách của GS Bùi Khuong.
                    - về khí động học cầu dây văng cũng nhu cầu dây võng, đọc sách Cầu treo dây võng của tôi, NXB Xây dụng, in 2004.
                    - về co ngót và tu biến, đọc sách "Các ví dụ tính cầu BTCT theo Tiêu chuẩn mới 22TCN 272-01 của tôi, mới in 10-11-2004, NXB Xây dụng.
                    - còn cuốn "Cầu đúc hẫng "của tôi viết khá kỹ thi NXB GTVT hẹn đến 25-11-2004 mới in xong.

                    Nếu chua tìm ra sách mà muốn biết các nét chính theo kiểu mì ăn liền thì đến gặp tôi tóm tắt độ 60 phút,Nhung mà phải đọc sách thì mới tốt và nếu đọc xong chua rõ gì ,xin cú hỏi nhé.

                    Vài dòng ngắn gọn là vậy. Có gì ta lại bàn thêm.

                    Thân ái
                    Nguyễn viết Trung
                    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                    ĐT: 0913 555 194

                    Ghi chú


                    • #11
                      Xin cảm ơn thầy!
                      Thật ra, đồ án tốt nghiệp của em có liên quan đến tính toán điều chỉnh nội lực cầu dây văng (phần mềm), tốn công làm nhiều song kết quả chẳng được bao nhiêu, em muốn phát triển lên một chút. Nhưng đọc bài của thầy, em thấy hơi... bi quan. Vậy em xin hỏi thầy một câu về lĩnh vực tin học: Theo thầy công nghệ phần mềm trong xây dựng của VN sẽ đi đến đâu? Hiện nay, chúng ta nên đi vào ngành nào chủ yếu (ví dụ cầu đường hay xây dựng dân dụng, quản lý... )? Và liệu tương lai có sáng sủa lắm không nếu như chúng ta cứ mong chờ những phần mềm từ nước ngoài để có những bản *****?

                      Ghi chú


                      • #12
                        Nguyên văn bởi huycdc
                        Có ai biết cầu Mỹ Thuận đấ được tính toán ntn không?
                        Cầu MT là công trình đa quốc gia với sự tham gia của rất nhiều công ty Tư vấn đứng đầu là Maunsell của Australia. Với từng mục đích thiết kế tương ứng với các phần mềm được sử dụng, sơ bộ liệt kê như sau:
                        1. Phân tích tổng thể: Maunsell dùng phần mềm RMSPACEFRAME V.5 (RM5) và SpaceGass (hiện đang có RM2000 và mới nhất là RM2004). RMSPACEFRAME là phần mềm rất mạnh có thể giải quyết phần lớn các vấn đề tính toán kết cấu, đặc biệt có tính năng phân tích từ biến co ngót, và thi công nhiều giai đoạn.
                        2. Phân tích gió và động đất: Norconsult dùng PCROM để phân tích khí động, Maunsell dùng RM5.
                        3. Thiết kế móng: Maunsell dùng phần mềm Piglet, SpaceGass, RAPT...
                        4. Thiết kế cầu dẫn dầm super-T: dùng phần mềm Aces4, Piglet, GRLWEAP...
                        5. Nghiên cứu xói, thí nghiệm hầm gió: đại học Monash, Aus.
                        6. Phân tích thi công: nhà thầu Baunderstone đã thuê công ty TY Lin kiểm toán giai đoạn thi công, Fressinet kiểm soát căng kéo cáp văng. Maunsell UK tư vấn kiểm tra.
                        Last edited by Nguyen Nhu Hung; 16-11-2004, 09:47 AM.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Cầu Mỹ Thuận

                          Tôi không thuộc chuyên ngành cầu-đường, nhưng thấy mọi người bàn luận sôi nổi quá, có mấy tài liệu về cầu Mỹ Thuận vừa download về xin giới thiệu với mọi người tham khảo .
                          Đọc cũng khá hay và bổ ích. Ai muốn quan tâm đến Thử tải tĩnh tải trọng rất lớn bằng hộp Octenberg, kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi ... cũng có thể tham khảo .
                          Attached Files
                          Last edited by ketcaucdc; 16-11-2004, 01:15 PM.
                          ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                          Ghi chú


                          • #14
                            Tính toán cầu Mỹ Thuận / dầm Super-T

                            Tôi cũng có một bài về dầm Super-T của cầu Mỹ Thuận, gửi lên để mọi người tham khảo. Đây là một trong 3 công nghệ hiện đại người Úc đã làm ở Việt Nam cùng với cầu dây văng và cọc khoan nhồi đường kính lớn D=2.5m L~90m trong dự án này.
                            Attached Files
                            Last edited by Nguyen Nhu Hung; 17-11-2004, 02:10 PM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Sẵn tiện em thông báo trong đấy luôn đã có bản SAP 9.02 ***** rồi nặng 500 mấy mb nó bổ sung mấy modul cầu vào nhiếu lắm nên khá nặng đấy. Em mới nghe nói bác nào có thì chép cho mọi người nhé.
                              [COLOR=RoyalBlue]

                              Ghi chú

                              Working...
                              X