QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hỏi về sự cố nghiêng cọc tại TP HCM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin hỏi về sự cố nghiêng cọc tại TP HCM

    xin mod xoa' giu`m - em cam on

    -------------------------------------------------

    Đây là bài đầu tiên của một topic nên không xóa đi được, xóa là mất cả mấy bài sau.

    huycdc
    Last edited by ketcaucdc; 01-10-2006, 06:15 PM.
    Huynh Kim An  - Site Implementation
    Site Business Department
    Huawei Technologies (Vietnam) Co.,Ltd
    Contact No. +84 904 880 836

  • #2
    Ðề: Xin hỏi về sự cố nghiêng cọc tại TP HCM

    Vấn đề cọc nghiêng ở vùng đất yếu nơi có vùng nước ngầm, thủy triều thay đổi nếu đưa vào tính toán trong plaxis thì sự dịch chuyển này không nhiều như thực tế.

    Ví dụ công trình cầu Rạch Lá TPHCM cọc BTCT 40x40 dài 30-35m đóng trong qua vùng địa chất sét nhão 20 m, đến sét dẻo mềm, đất tự nhiên là bờ sông thoải. Vì là cọc đơn mới đóng chưa chịu bất cứ tải trọng náo đầu cọc ,chỉ có áp lực nước do thay đổi như trên tôii nói , riêng thủy triều dao động 2.5m, mực nước ngầm coi như kg thay đổi ,Áp lực đất xung quanh cọc lúc này chì là áp lực tĩnh cân bằng. Viêc Cọc này bỉ dịch chuyển khoảng 3 m sau khi đóng 1 tháng.

    Chúng tôi đã từng đóng cọc thép hình I550 sâu vào tầng cát mịn nhưng cũng bị dịch chuyển khách quan khoảng 1m. chẳng lẽ nước đã đẩy trôi nếu vậy thì nghiêng là cùng nhưng nó đi cả cọc.

    Điều này làm tôi kg thể giả thích nồi. Chằng lẽ lực nươvc1 chảy hay thủy triều làm cho cọc bị đẩy tối 3m nếu đưa vào Plaxis thì độ dịch chuyền này khoảng 15 cm.
    Tương tự hệ nhòm cọc đóng tại công trình Đại lộ đông tây vừa qua càng khó hiều, có thể là do trắc địa kg chuấn nhưng đó là nguyên nhân tầm thường.

    Điều tôi muôn nói ở đây là vùng đất yếu khu vực tp hcm như Nhà bè, Cần giờ, hay tại TP hcm rất phức tạp. Với đất sét tt nhỏa loãng-> sệt Il<>1, e<>2.5% mà quan niệm các tính chất cơ lí như đất sét yếu thông thường thì sẽ gặp các vấn đề mà ta chưa hiểu rõ, tôi đc biết là với loại đất yếu này có nhà khoa học ở Nhật đã quan niệm như 1 loại nước( dung dịch có hòa lẫn đất ) kg có các tính cơ lí thông thường.

    Rõ ràng là khi đóng cọc thì C, phi sẽ thay đổi theo thời gian, theo cách thi công và bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề khác nữa. nhưng hiện nay trong tính toán ta chỉ áp đặt các chỉ tiêu này trong các thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ U-U, C-U, C-D. Nhưng bản thân trong từng trạng thái trên thì giá trị C, Phi cũng thay đổi chứ kg phải hằng số trong phạm vi đất tính toán.

    Khi dùng Plaxis kg thể biểu diễn đc sự thay đổi này. Nếu bạn nào đã nghiên cứU hay đã từng biết về vấn đề này thì xin chỉ giáo dùm.

    ĐC : Nguyễn Sỹ Quang Hoài BDHDA CẦU THỦ THIÊM TPHCM (CC1).
    TEL : 0908276573.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Xin hỏi về sự cố nghiêng cọc tại TP HCM

      Nguyên văn bởi Nguyễn sỹ quang hoài

      Ví dụ công trình cầu Rạch Lá TPHCM cọc BTCT 40x40 dài 30-35m đóng trong qua vùng địa chất sét nhão 20 m, đến sét dẻo mềm, đất tự nhiên là bờ sông thoải. Vì là cọc đơn mới đóng chưa chịu bất cứ tải trọng náo đầu cọc ,chỉ có áp lực nước do thay đổi như trên tôii nói , riêng thủy triều dao động 2.5m, mực nước ngầm coi như kg thay đổi ,Áp lực đất xung quanh cọc lúc này chì là áp lực tĩnh cân bằng. Viêc Cọc này bỉ dịch chuyển khoảng 3 m sau khi đóng 1 tháng.
      Anh có thể nói rõ hơn một chút được không? Cọc này đóng mấy hàng? Làm móng trụ cầu? Đóng xiên hay thẳng? Loại búa đóng? Độ chối thi công? Phía bên trong đang làm gì? (ủi , lu, san nền hay đóng cọc gì không?) Có công trình nào thi công gần đó? Mốc quan sát ở đâu? , gần hay xa? có mấy mốc? Anh có thể up lên hình vẽ minh hoạ để mọi người cùng tham khảo?

      Nguyên văn bởi Nguyễn sỹ quang hoài
      Tương tự hệ nhòm cọc đóng tại công trình Đại lộ đông tây vừa qua càng khó hiều, có thể là do trắc địa kg chuấn nhưng đó là nguyên nhân tầm thường.
      Anh cũng nói rõ hơn nhé!


      Nguyên văn bởi Nguyễn sỹ quang hoài
      Rõ ràng là khi đóng cọc thì C, phi sẽ thay đổi theo thời gian, theo cách thi công và bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề khác nữa. nhưng hiện nay trong tính toán ta chỉ áp đặt các chỉ tiêu này trong các thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ U-U, C-U, C-D. Nhưng bản thân trong từng trạng thái trên thì giá trị C, Phi cũng thay đổi chứ kg phải hằng số trong phạm vi đất tính toán.
      Khi dùng Plaxis kg thể biểu diễn đc sự thay đổi này. Nếu bạn nào đã nghiên cứU hay đã từng biết về vấn đề này thì xin chỉ giáo dùm.
      Điều này đúng. Cùng loại đất nếu độ rỗng (e) khác nhau, c Phi cũng khác. Khi thi công , cọc sẽ chiếm chỗ của đất, nén chặt đất xung quanh cọc (tương tự ưsgl) sau một thời gian sẽ có một lượng nước thoát đi , độ rỗng gỉam , chỉ tiêu cơ lý đất tăng lên theo chiều hướng An toàn. Tui không biết gì về Plaxis nên không cùng thảo luận được. Nhưng theo tui không cần biểu diễn sự thay đổi này.
      Vài dòng thảo luận để anh tham khảo.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Xin hỏi về sự cố nghiêng cọc tại TP HCM

        To: Nguyễn Sĩ Quang Hoài
        Bạn có thể post lên đầy đủ thông tin về dự án của bạn được không.
        +Mặt bằng bố trí cọc
        + Mặt cắt địa chất
        + Sự dịch chuyển của cọc sau này.
        + Trình tự và biện pháp thi công
        Về hiện tượng cọc bị nghiêng này thì rất là phức tạp, mà co nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới sự chuyển vị này. Nhưng ở đây tóm lại ta có thể kết luận là hiện tượng này thường xuyên xảy ra đối với loại địa chất yếu của các vùng đất phía trong Nam (không biết ai đã thi công cọc ở ngoài Bắc mà đã gặp trường hợp này chưa). Ví dụ như một dự án xuất hiện sự cố chuyển vị cọc
        http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=3744
        Các bạn sẽ thấy là cọc ngàm vào vùng đất cứng 10m, trong khi nằm trong vùng đất sét nhão những 20m, vậy là có 1-:-2 khớp nối là nằm trong vùng này. Theo tôi nghĩ điều này làm cho cọc rất dẽ bị ảnh hưởng hoặc uốn cong.
        Ngoài ra còn một số nguyên nhân như là hiện tượng dồn đất khi đóng cọc, hoặc đào hố móng ...
        Tuy nhiên là trên diễn đàn này không có đầy đủ các thông tin về các dự án này, vậy mong bạn giúp cái, post lên để mỗi người tham khảo thêm
        Last edited by dinhnghia; 02-10-2006, 01:04 AM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Xin hỏi về sự cố nghiêng cọc tại TP HCM

          Theo thiển ý của tôi :
          1. Khi thiết kế, ta hay tính là cọc đã nằm vào vị trí của nó ở trong đất nền rồi. Trong khi đó việc hạ cọc vào vị trí của nó là cả một quá trình. Hồ sơ khảo sát thường làm trước đó khá lâu, mà địa chất thủy văn thì tiềm ẩn nhiều điều khó lường.
          2. Đối với khu vực phía Nam, lớp đất yếu dày, cọc của chúng ta đa phần là cọc ma sát , khi số lượng cọc lớn ( rừng cọc, ruộng cọc ) thì việc thiết kế và bố trí cọc thế nào cho hợp lý là một bài toán không hề đơn giản cả về kinh tế lẫn sự an toàn và ổn định lâu dài của công trình. Tiếp theo đó là biện pháp thi công hạ cọc như thế nào để đảm bảo cọc xuống đúng vị trí , làm việc đúng như người thiết kế đã dự tính. Việc đó cần sự kết hợp chặt chẽ giữa người thi công và người thiết kế , khảo sát. Tiếc thay, trên thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy.
          3. Thường các trường hợp xảy ra là cọc bị dịch chuyển khi chưa kịp chịu tải. Như vậy, người thiết kế căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất thủy văn và thiết kế kỹ thuật của mình mà khuyến cáo người thi công phải có một công nghệ hạ cọc thích hợp cũng như trình tự thi công hợp lý nhằm tránh hiện tượng đó xảy ra.
          4. Trường hợp bạn Nguyễn sỹ quang hoài nêu, nếu có thể bạn cho mọi người biết rõ hơn thì sẽ dễ đóng góp ý kiến.

          Ghi chú

          Working...
          X