Mọi người không thấy ai trao đổi về VLISP đây là phần lập trình rất hay mà nếu sử dụng tốt sẽ rất có lợi cho công tác thiết kế. Nhất là từ AutoCAD phiên bản 2000 đã có hỗ trợ giao diện lập trình và đầy đủ các công cụ debug rất thuận lợi cho việc lập trình để tự động hóa thiết kế.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Visual Lisp
Collapse
X
-
hiện nay em chưa thấy có bản lisp nào có tầm tổng quát cả, chỉ là những lệch cơ bản, kết hơp với nhau để sử dụng thuận tiện hơn.
-
Ko hiểu tầm tổng quát của bạn là như thế nào theo tôi lisp là ngôn ngữ lập trình đầy đủ như các ngôn ngữ bậc cao khác tất nhiên có hỗ trợ mạnh về đồ họa. Có khác chỉ là nếu lập trình bằng lisp thì chỉ chạy được trên nền autocad dù có compile rồi. Ngoài ngôn ngữ lisp còn một phần nữa tôi cho là rất hay là ObjectARx mọi người cùng chia sẻ hiểu biết của mình nhé
Ghi chú
-
Mình cũng chưa hiểu HoaHUCE nói bản Lisp có tầm tổng quát là như thế nào. Có phải ý bạn nói là chưa có ứng dụng nào lớn được viết bằng AutoLisp đúng không. Điều này thì quả là đúng, vì cho dù AutoLisp (và sau này là Visual Lisp) là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, nhưng nó lại là một ngôn ngữ lập trình thủ tục (procedural), hơn thế nó lại là ngôn ngữ thông dịch (interpreted) chứ không phải là biên dịch (compiled). Chính vì thế khi viết các ứng dụng lớn trong môi trường AutoCAD người ta thường dùng các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (object oriented) và có thể biên dịch (compile) vì như vậy sẽ dễ dàng hơn và có tốc độ giải quyết bài toán nhanh hơn.
Ghi chú
-
Việt hóa AutoCad?????
Theo tôi công việc này ko có ý nghĩa cao lắm về mặt sử dụng.Tại sao chúng ta cứ cho rằng việc tạo ra một phần mềm có giao diện tiếng Việt là sẽ giúp cho người sử dụng nhỉ. Tôi cũng đã từng dịch giao diện của Slope/W sang tiếng Việt nhưng thấy việc đó thật vô ích, có khi còn giảm ý nghĩa của từ gốc, gây ảnh hưởng đến một số người sử dụng do việc Việt hóa đó.
Trong giao diện các chương trình Windows thường có các Menu: File, Edit, View, Tools, Help...với các lệnh như Open, Close, Exit, Copy, Cut, Paste...Các từ này được những nhà lập trình nghiên cứu rất kỹ khi sử dụng bởi tính ngăn gọn, dễ hiểu. Khi chúng ta dịch chúng sang tiếng Việt thì cũng phải tìm những từ có nghĩa tương tự, cũng ngắn gọn, dễ hiểu, điều đó thật không dễ mà hiệu quả thì chưa biết thế nào.
Tôi xin lấy những ví dụ :
File => Tệp
Refesh => Làm tươi
Edit => Chỉnh
Windows => Cửa sổ
View => Nhìn
Tools => Công cụ
......
.....
Các bạn thử nhìn và so sánh xem khi đưa các từ tiếng Việt đó vào phần mềm thì sẽ thế nào???
Đó là chưa xét đén tình huống dùng VisualLisp rất khó can thiệp vào hệ thống của Windows để thay đổi Font của hệ thống sang font Tiếng Việt.
Theo tôi, nếu bạn sử dụng tốt VLisp thì bạn hãy viết những ứng dụng hỗ trợ trong công việc thiết kế xây dựng, điều đó sẽ hiệu quả hơn.
Trên đây là những điều tôi rút ra từ bài học của chính bản thân tôi, mong rằng không làm các bro hiểu lầm.Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình- Thương mại C.N.C.C
Email : cncc.jsc@gmail.com
Ghi chú
-
[QUOTE=PMXD]Việt hóa AutoCad?????
Hiện nay chưa post file list nào bởi đây là sản phẩm trí tuệ của dân xây dựng, cũng như phần mềm của dân IT. Theo tôi ai có thể lập trình lít tốt thì khả năng dùng các phần mềm lập trình khác như Delphi, Visual.. bời nếu có tư duy lập trình thì ngôn ngôn nào cũng như nhau quan trọng là thời gian tiếp xúc và ngiên cứu thêm. Tôi thấy các anh em trong Hài Hòa mà kính nể bởi họ có khả năng tin học rất cơ bản và đã làm nhiều sản phẩm như Nova, TKK, CE... mà tính năng trong các phần mềm này không phải là đơn giản. Các anh em cố gắng nghiên cứu. Còn các file list khi nào rảnh tôi sẽ post lên cho anh em không hơi đâu mà nghiên cứ.Không tiền không vợ!
Ghi chú
-
[QUOTE=PMXD]Việt hóa AutoCad?????
Hiện nay chưa post file list nào bởi đây là sản phẩm trí tuệ của dân xây dựng, cũng như phần mềm của dân IT. Theo tôi ai có thể lập trình lít tốt thì khả năng dùng các phần mềm lập trình khác như Delphi, Visual.. bời nếu có tư duy lập trình thì ngôn ngôn nào cũng như nhau quan trọng là thời gian tiếp xúc và ngiên cứu thêm. Tôi thấy các anh em trong Hài Hòa mà kính nể bởi họ có khả năng tin học rất cơ bản và đã làm nhiều sản phẩm như Nova, TKK, CE... mà tính năng trong các phần mềm này không phải là đơn giản. Các anh em cố gắng nghiên cứu. Còn các file list khi nào rảnh tôi sẽ post lên cho anh em không hơi đâu mà nghiên cứu.Không tiền không vợ!
Ghi chú
-
Nói vậy không biết đúng không , thật sự dân xây mình viết phần mềm theo kiểu lắp ghép theo một chuổi với nhau , chưa phần mềm nào có thể cho người dùng can thiệp vào để đưa ra kết quả cuối cùng hợp lý gọi nôm na là phần mềm tương tác. Chứ đâu khi nào chạy ra nội lực ta bê nguyên xi để tính đâu phải chỉnh sửa kết quả , nếu mấy anh CIC đầu tư cái này làm được thì hay quá.[COLOR=RoyalBlue]
Ghi chú
-
Nguyên văn bởi PTC-KVDMọi người không thấy ai trao đổi về VLISP đây là phần lập trình rất hay mà nếu sử dụng tốt sẽ rất có lợi cho công tác thiết kế. Nhất là từ AutoCAD phiên bản 2000 đã có hỗ trợ giao diện lập trình và đầy đủ các công cụ debug rất thuận lợi cho việc lập trình để tự động hóa thiết kế.
Tôi gửi kèm đây một mẩu ứng dụng nhỏ "tất nhiên là ứng dụng này ở các phiên bản sau của AUTOCAD đã có trong bonuos rồi" cái này "GLUE" có tác dụng nối hai dọan thẳng cho trước thành một.
chúc bạn tìm thấy nhiều niềm vui nho nhỏ khi sử dụng GLUELast edited by Liberty; 20-12-2004, 04:50 PM.
Ghi chú
-
VLisp & AutoCAD
Quả thực nói là phần mềm tổng quát thì theo tôi không làm được đâu - Cá nhân tôi đã thử rồi. AutoCAD tự bản thân nó đã rất tổng hợp. Tôi đã qua cái thời sử dụng AutoCAD 10 (trên nền Dos), máy tính khi đó không có đủ bộ đệm để chạy AutoCAD. mỗi lần chạy phải tạo Processor ảo thi mới "bò" được. Tôi đã muốn viết 1 phần mềm đầy đủ các ứng dụng và hầu hết những gì tôi định làm hoặc đã làm thì AutoCAD ngày nay đều có (tốt hơn của tôi rất nhiều). Tồi nghĩ chúng ta chỉ nên phát triển cái ta cần, thực dụng một chút để hỗ trợ công việc đang làm.
Tôi đã thử viết hầu hết những gì hàng ngày mình cũng như các anh em khác phải làm. Có thể những thứ đó không tổng quát nhưng nó làm giảm rất nhiều công sức khi làm việc.
Dưới đây là một vài ứng dụng: (thống kê thép, thư viện, vẽ điện....)
Ghi chú
-
Giải thích thêm
Các tiện ích trên có giao diện tương tác - Tức là người sử dụng có thể bổ xung, chỉnh sửa các thông số trực tiếp trên hộp thoại. Phần vẽ điện sẽ tự động thống kê thiết bị điện có trên bản vẽ. Phần thống kê thép có thể sửa bất kỳ bảng thống kê nào được tạo ra bởi chương trình (bằng cách pick chọn vào số hiệu thép, bảng thông số thép được chọn sẽ hiển thị để chỉnh sửa, thay đổi...). Phần thư viện dữ liệu, có thể bổ xung, thay đổi, xóa... dữ liệu vô tư.
Còn phần tra cửa chỉ dành cho những bác nào "duy tâm". Cửa tính theo thước Lỗ Ban (Ông tổ ngành mộc - Trung Quốc)
--------------------------------------------
Tôi thấy có bạn viết là "list", như vậy là không đúng đâu. nguyên văn là: LISt Processor - viết tắt là Lisp, tệp con thường dùng là AutoLisp
Đây là một dạng ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo (Artificial Interligence), được phát triển từ XLISP - ngôn ngữ dùng riêng cho môi trường AutoCAD, có tác động tương đương lệnh chuẩn của AutoCAD.
Ghi chú
-
Các bác giỏi quá... thành ra phức tạp
Mạn phép anh em trình bày thử cách thống kê không dùng chương trình.
Tôi đã chinh chiến 7 năm trên lĩnh vực thợ vẽ, đã gặp một số loại lisp thống kê thép na ná kiểu các bác nói trên, nhưng không hợp. Chỉ cần dùng bảng excel thống kê, sau đó chèn sang CAD, dùng một lệnh căn lề chuyển các chữ từ bảng excel sang bảng thống kê có sẵn, cuối cùng vẽ lại các hình thép.
Nói vậy có vẻ dài và mất công. Nhưng cần thực dụng một chút.
- Việc gõ các cột fi, cdài 1 thanh, số lượng tương đương với việc các bác gõ trong chương trình, phần tổng cdài, trọng lượng excel tính
- Past Special sang CAD, chuyển số vào bảng thống kê có sẵn là hoàn toàn đơn giản.
- Việc vẽ lại các hình thép: không phức tạp và lâu như mọi người ngại. Bởi với một bảng thống kê có trước cùng loại thì chỉ việc copy sang, sửa vài số - xong. Ví dụ :
+ với thép sàn, loại thanh thép đa số chỉ có 2 loại thẳng và có móc, móc fi 8 là 60, fi 6 là 50 cố định không cần gõ lại;
+ với thép dầm : thép thẳng, có bẻ ke, đai - một công trình thường không có quá 5 loại dầm tức là chỉ có vài loại đai, đầu ke...
Quá đơn giản. Thống kê như vậy có tính kế thừa rất cao . Bảng excel có thể chỉnh sửa, chuyển cho dự toán Thao tác cộng trừ bằng excel nhanh hơn hẳn so với CAD
Với chương trình ví dụ ở trên, tôi thấy phải nhập rất nhiều số thì mới có 1 dòng thống kê mà nhiều khi các số đó trùng lặp liên tục.
Mẹo vặt: lâu nhất là bảng thống kê thép dầm. Khi vẽ dầm nên đánh số thép thống nhất: thép dưới là số 1, 1a, thép trên là 2, 2a, thép tăng cường gối có bẻ mỏ là số 4, không bẻ mỏ là số 5, đai là số 6... Như vậy khi chuyển sang dầm khác có tính kế thừa cũng như bảng thống kế rất dễ theo dõi.
Chào thân ái
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú