QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cột BTCT chống gió

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cột BTCT chống gió

    Hiện giờ tôi đang thiết kế một nhà kho , gặp phải một vấn đề xin các bác chỉ giáo giúp , đó là khi tính toắn các cột chống gió ở khung đầu hồi thì thấy lực dọc quá nhỏ mà mô men uốn thì quá lớn -> độ lệch tâm cột quá lớn , nếu tính ổn định thì e rằng không ổn , rất mong các bác giúp đỡ và chia xẻ kinh nghiệm. Thank
    BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

  • #2
    Ðề: Cột BTCT chống gió

    Nguyên văn bởi ntlong
    Hiện giờ tôi đang thiết kế một nhà kho , gặp phải một vấn đề xin các bác chỉ giáo giúp , đó là khi tính toắn các cột chống gió ở khung đầu hồi thì thấy lực dọc quá nhỏ mà mô men uốn thì quá lớn -> độ lệch tâm cột quá lớn , nếu tính ổn định thì e rằng không ổn , rất mong các bác giúp đỡ và chia xẻ kinh nghiệm. Thank
    -Khi tính toán các cột chống gió ở khung đầu hồi thì lưu ý sơ đồ tính là ngàm ở chân cột, khớp ở đỉnh cột.
    - Để đảm bảo được điều này thí cấu tạo BTCT phải tuân thủ theo nguyên tắc cấu tạo ngàm và khớp tại nút.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cột BTCT chống gió

      Nguyên văn bởi khanhkt&h
      -Khi tính toán các cột chống gió ở khung đầu hồi thì lưu ý sơ đồ tính là ngàm ở chân cột, khớp ở đỉnh cột.
      - Để đảm bảo được điều này thí cấu tạo BTCT phải tuân thủ theo nguyên tắc cấu tạo ngàm và khớp tại nút.
      - Bạn tính theo sơ đồ nào còn dựa vào các yếu tố sau:
      + Trình tự thi công(nếu thi công cột vách xong mà chưa lắp xà gồ chẳng hạn) thì cột không có đầu khớp ở trên
      + Sơ đồ kết cấu các khung khác (nếu khung BT, khung thép o giằng & khung thép có giằng đều khác).
      + Liên kết khung đầu hồi vào các khung còn lại (bằng BT, thép)
      - Theo tôi bạn nên xem là thanh côngsơn và tính toán với tải gió có hệ số khí động là 1.4(kể cả hút & đẩy) nếu các khung bên trong là khung thép

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cột BTCT chống gió

        Nguyên văn bởi ntlong
        Hiện giờ tôi đang thiết kế một nhà kho , gặp phải một vấn đề xin các bác chỉ giáo giúp , đó là khi tính toắn các cột chống gió ở khung đầu hồi thì thấy lực dọc quá nhỏ mà mô men uốn thì quá lớn -> độ lệch tâm cột quá lớn , nếu tính ổn định thì e rằng không ổn , rất mong các bác giúp đỡ và chia xẻ kinh nghiệm. Thank
        Trước hết, bạn cần hình dung trước hệ thống chịu lực và truyền lực của nhà một cách tổng thể.

        Ví dụ: khi gió thổi vào đầu hồi thì các cột chóng gió sẽ tiếp nhận tải trọng này, rồi truyền lực xuống chân cột (được liên kết với móng) và đỉnh cột (thường được liên kết với hệ mái - với dầm khung hoặc với xà gồ). Lực truyền xuống móng cột gió thì OK rồi. Còn các lực truyền lên các đỉnh cột gió sẽ được truyền tới các hàng hàng cột dọc nhà thông qua hệ giằng mái đầu hồi, và sau đó truyền xuống móng thông qua hệ giằng cột dọc nhà).

        Trên đây chỉ là một ví dụ về truyền lực thường được áp dụng cho nhà thép tiền chế. Bạn có thể nghĩ ra các cách truyền lực khác mà có thể hợp lý hơn với từng công trình cụ thể của bạn, miến sao lực gió sẽ được truyền xuống móng một cách hợp lý. Đó là nhiệm vụ của kỹ sư thiết kế. Các dạng liên kết của Zamil, Peb... cũng chỉ là để tham khảo.

        Liên kết giữa cột gió với móng và với phần trên là khớp hay ngàm là do người thiết kế. Thường nếu là nhà kết cấu thép thì liên kết xuống móng và lên hệ mái là khớp; nếu là nhà BTCT, thì thường liên kết ngàm xuống móng. Sau khi bạn chọn được kiểu liên kết phù hợp rồi, thì cần cấu tạo để các liên kết này làm việc theo kiểu đã chọn.

        Bạn có thể vào mô hình không gian cả khung, cột, dầm, các hệ giằng...
        để phân tích kết cấu tổng thể tìm ra nôi lực để thiết kế. Hoặc tính các khung phẳng chính bằng phần mềm, còn các kết cấu phụ: cột gió, hệ giằng tính bằng tay.

        Với cột gió (kết cấu thép chẳng hạn), bạn có thể tính nhanh theo sơ đồ thanh liến kết hai đầu khớp (là dạng thông dụng). Mặc dù, thực ra liên kết ở đỉnh cột gió là gối đàn hồi, do có chuyển vị ở đây.

        Với cột gió BTCT, thường cột gió liên kết ngàm vào móng, và khớp vào hệ mái (lưu ý là khi có hẹ giằng mái đầu hồi). Đối với nhà thấp (ví dụ 3-4m), có thể thiết kết hệ cột chống gió độc lập không liên kết vào hệ mái), lúc đó cột gió là thành thanh con sơn.

        Chúc bạn tìm được cách thiết kế phù hợp!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cột BTCT chống gió

          Nguyên văn bởi henycuong
          1. xà gồ có đảm bảo tạo thành cái khớp lý tưởng ko bác (ko chịu moment). bác xét khớp thế nào khi có cái frame trên đầu cột nữa
          theo em thì bác gán cả hút lẫn đẩy hệ số 1.4 là quá dư
          Theo mình bìa toán đặt ra để giải quyết có khả năng xảy ra nhiều nhất trong suốt quá trình tồn tại của công trình. Nếu tính với hệ số 1,4 là chi phí cho công trình chỉ giải quyết thời điểm xảy ra khi thi công hoặc khi bị bão bay mất mái. Trong cả 2 trường hợp này chúng ta thấy như sau:
          1- Trong quá trình thi công thì nên chống tạm thì hơn. Việc này trong hồ sơ thiết kế phải chú thích rõ. Việc làm như vây đỡ tốn kinh phí hơn.
          2- Khi bão bị bay mất mái rồi thì việc tồn tại tường đầu hồi có ý nghĩa gì không ?!?!!!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cột BTCT chống gió

            Nguyên văn bởi henycuong
            Việc thiết kế để ko bị bay thì đã xét rồi. nhưng khi thời tiết xấu đâu có cho phép thi công mà để tai nạn xảy ra. Chống tạm giằng tạm là bắt buộc khi thi công
            Nói vậy nhưng Khánh có nhớ là hình như năm 2004 hay 2005 gì đó Nhà biểu diễn ở Buôn Mê Thuột bị sập khung đầu hồiêtrong quá trình chưa lợp mài và xây tương biên đó. Nên trong hồ sơ thiết kế theo các Đại ca, Sư tổ đi trước thì nên "cẩn tắc không áy náy" cho vài câu thần chú trong hồ sơ thiết kế . Vì các đại ca thi công thường tiết kiệm mà.

            Ghi chú

            Working...
            X