QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trách nhiệm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trách nhiệm

    Sáng nay đi hội thảo về nền móng em thật sự thấy giật mình và đặt câu hỏi phải chăng kĩ sư chúng ta hơi thiếu trách nhiệm chăng. Theo cách các thầy nói "quăng" tiền chủ đầu tư qua cửa sổ.
    Cụ thể trong thiết kế các thầy nói hiếm và hầu như không có công trình nào làm sự so sánh giữa các pa án móng để đưa ra giải pháp tối ưu. gây lãng phí
    Rồi thiết kế quá an toàn để "ngủ cho yên" gây lãng phí không đáng có công trình đôi khi không cần dùng cọc khoan nhồi vẫn dùng vô cùng.
    Rồi vô số chuyện nữa phải chăng các kĩ sư chúng ta đang "vô tư" quá không. Mong mọi người cho ý kiến.
    [COLOR=RoyalBlue]

  • #2
    Nghề thiết kế

    Dạy học là một nghề và thiết kế cũng là nghề đấy. Bởi vậy ducxd đừng báo hoảng lên vây. Chú có thể giới thiệu một chút về mình không để còn có kế hoạch định hướng giup chú

    Ghi chú


    • #3
      Em đây đang học năm 4 thôi đại ca ơi. Chưa có tý kinh nghiệm đi làm nhưng cũng có thiết kế ké với thằng bạn nên cũng thấy những vấn đề kia là khá phổ biến. Nhưng em nghĩ chắc chắn sẽ phải có thay đổi trong tương lai gần thôi. He he chuẩn bi gia nhập WTO rồi.Làm ăn với tụi nước ngoài thì phải thay đổi chứ.
      [COLOR=RoyalBlue]

      Ghi chú


      • #4
        Chú Đức chưa đi làm nên phát biểu nên cản thận hơn, để phát biểu hay nói cái gì cần phải có căn cứ .
        Chẳng hạn công trình dùng cọc nhồi hay không là phải căn cứ vào quy mô, tải trọng công trình và đặc biệt lag địa chất, so sánh phương án cọc đóng cọc ép, cọc nhồi (trong thành phố thường không dùng cọc đóng được) ...
        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

        Ghi chú


        • #5
          Có đấy đại ca ví dụ tiêu biểu là ở TPHCM nè hai công trình cách nhau có hàng rào cùng địa chất luôn. Đó là đại học SP và đại học KHTN bên sư phạm dùng khoan nhồi bên KHTN dùng cọc ép khởi công cùng ngày luôn cuối cùng bên KHTN làm lên mấy tầng trên thì bên đấy vẫn lẹt đẹt ở dưới tốn kém đấy đại ca. Nghe nói HN cũng có đấy chứ. Có đấy chứ phải không có trường hợp này đâu.
          Còn mấy phát biểu trên em lấy từ ý kiến của PGS-TS Nguyễn Văn Hiệp phó giám đốc sở Xây Dựng TPHCM đấy chứ không phải nói không căn cứ đâu Anh HUY ới.
          [COLOR=RoyalBlue]

          Ghi chú


          • #6
            Tất nhiên có công trình này công trình nọ, người thiết kế cũng có người này, người nọ. Từ một vài ví dụ, sự kiện cụ thể thì không thể điển hình hoá việc này cho tất cả các công trình, cho tất cả KS kết cấu khác được. 'NÓI THÌ DỄ LÀM THÌ KHÓ". Các Bác quản lý thì thử hỏi ổng xem ổng đã thiết kế được mấy cái nhà 9 tầng trở lên ? Các cụ nhà ta thường chỉ "phán" rất giỏi .
            Trước đây, Tại một buổi nghiệm thu bàn giao công trình (đã thi công xong) anh cũng bị một ông có cỡ ở 1 "Cơ quan có thẩm quyền" khá to nói: Nhà này 11 tầng việc gì phải làm cọc nhồi" sao không làm cọc ép làm cho Chủ đầu tư "tá hoả". Anh bảo thẳng: anh cứ xem địa chất đi rồi hẵn phát biểu, mà ông này lại là KTS, chả biết đọc Báo cáo địa chất có hiểu không nữa !
            Last edited by ketcaucdc; 09-11-2004, 03:04 PM.
            ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

            Ghi chú


            • #7
              Em công nhận là có công trình này công trình kia. Anh HUY này em thấy anh thử xem vụ cọc ép thử xem dùng thiết kế móng nhà 12-13 tầng đấy. Ở TPHCM Chung cư NTT 13 hay 14 tầng gì đấy vẫn dùng cọc ép hay bên Phú Mỹ Hưng( Q7 đất yếu nhất TP đấy) cũng dùng cọc ép.Mấy thầy nói đúng là đối với nhà cao tầng thì cọc khoan nhồi có ưu tiên không chối cải nhưng 12 -13 chưa phải là cao lắm mà.Mà xu hướng TPHCM bây giờ lại xài cọc ép đấy ngay cả nhà cao mười mấy tầng
              Mà định nghĩa nhà thế nào là cao tầng cũng khá mơ hồ.Bửa thầy Nguyễn Bá Kế định nghĩa thấy khá hợp lý là gọi nhà cao tầng khi bài toán về động là chính còn bài toán tĩnh chỉ là phụ.
              Ah mà nhân tiện anh có từng thiết kế cọc nhồi phi 300 hay 400 chưa vậy?
              [COLOR=RoyalBlue]

              Ghi chú


              • #8
                Đúng như anh Huy nói, phương án móng do tải trọng và địa tầng kỹ thuật quyết định. Thường thì kỹ sư phải lựa chọn giữa giải pháp móng nông và móng sâu, với móng cọc phải chọn các giải pháp thi công đóng, ép hay khoan nhồi. Tất nhiên, thây giáo nói cũng đúng vì thường ta thường chỉ chọn 01 giải pháp móng: nhà thấp tầng thì móng nông, nhà cao 7-8 tầng trở lên thì móng sâu. Theo em được biết, vửa rồi có khách sạn ở quảng trị 12 tầng, bước nhịp 6m mà mấy giáo sư trường XD vẫn dùng giải pháp móng bè, bản móng dày 400, chứ như em phang ngay móng cọc cho yên tâm. Cũng nhiều chuyên gia bây giờ cũng ngại giải pháp móng cọc khoan nhồi, vì không kiểm tra được chất lượng thi công mũi cọc, và đài cọc khoan nhồi thường ít cọc, nên dính trưởng là dễ đi lắm (thấy mọi người đồn, nhà Hàng hải ở Kim Liên bị nghiêng hay sao ấy.
                Theo em, nội dung chủ để này cũng hay đấy, để hôm nào giao lưu trực tuyến với giáo sư Ngữ, anh chị em sẽ nhờ giáo sư giảng giải cho nhé.
                TVTAMHN
                PS: Anh Huy ơi, website CDC đẹp và hoành tráng thế. Bọn anh tự làm hay đi thuê đấy?

                Ghi chú


                • #9
                  Nguyên văn bởi ducxd
                  Có đấy đại ca ví dụ tiêu biểu là ở TPHCM nè hai công trình cách nhau có hàng rào cùng địa chất luôn. Đó là đại học SP và đại học KHTN bên sư phạm dùng khoan nhồi bên KHTN dùng cọc ép khởi công cùng ngày luôn cuối cùng bên KHTN làm lên mấy tầng trên thì bên đấy vẫn lẹt đẹt ở dưới tốn kém đấy đại ca. Nghe nói HN cũng có đấy chứ. Có đấy chứ phải không có trường hợp này đâu.
                  Còn mấy phát biểu trên em lấy từ ý kiến của PGS-TS Nguyễn Văn Hiệp phó giám đốc sở Xây Dựng TPHCM đấy chứ không phải nói không căn cứ đâu Anh HUY ới.
                  Không phải cứ cạnh nhau là phương án móng phải giống nhau đâu chú đựcxd ạ. Tôi đã từng đi thi công và đã chứng kiến hai cọc bê tông tim cách nhau 1,2m nhưng độ chối thi công hoàn toàn khác hẳn nhau. Một cọc hạ hết độ sâu thiết kế (32m) và chỉ đạt độ chối như thiết kế yếu cầu (25búa/1cm), một cọc chỉ đóng được đến 26m là đã đạt độ chối rất cao (khoảng 150 búa/1cm). Vấn đề của người làm thiết kế là phải xem xét kỹ báo cáo khảo sát địa chất và đưa ra phương án móng cho phù hợp.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Trách nhiệm

                    Chào các bác
                    Em mới là sinh viên năm thứ ba nên chưa biết gì cả. Nhưng em thấy bác Trần Đức Cường nói rất hay: Trước tiên phải giữ được cái đầu rồi làm gì thì làm. Nếu mạnh dạn làm bằng các phương pháp tiết kiệm nếu được thì tốt cho chủ thầu mà không được thì có lẽ chỉ mình mình bóc lịch
                    Nếu em hiểu

                    Ghi chú

                    Working...
                    X