QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng thiết kế cầu GTNT

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tải trọng thiết kế cầu GTNT

    Xin hỏi các bác khi thiết kế cầu GTNT thì tải trọng tính toắn thế nào. Theo 22TCN 272-05 thì nhân tải HL93 với hệ số triết giảm. Vậy có bác nào đã làm rồi và đã được duyệt xin cho chút kinh nghiệm xem hệ số triết giảm bằng bao nhiêu thì vừa, xin cám ơn.

  • #2
    Ðề: Tải trọng thiết kế cầu GTNT

    Bộ GTVT có 1 Tiêu chuẩn riêng về thiết kế cầu cho Giao thông nông thôn. Vì vậy không dùng 22TCN 272-05 được đâu.
    Trong khi biên soạn 22TCN 272-05, nhóm biên soạn chỉ đề nghị là đối với cầu tuyến đương địa phương, nghia là tỉnh lộ, huyện lộ ( không phải cho GTNT) thì Chủ đầu tư sẽ quyết định hệ số triết giảm so vơi tải trọng HL-93 để suy ra tải trọng tiêu chuẩn thiết kế cụ thể cho dự án đang đưoc xét.
    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
    ĐT: 0913 555 194

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tải trọng thiết kế cầu GTNT

      1. Trong sách hướng dẫn thiết kế cầu dầm GĐ BTCT theo tiêu chuẩn 22TCN 272-01 của thày Trung, phần tính nội lực dầm bản có đoạn như sau :
      Nội lực LL(cho 1 dầm) = Nội lực HL93*HS phân bố tải trọng + Nội lực tải trọng làn.
      Như thế có đúng không nhỉ, theo em tải trọng làn phân bố trong chiều rộng 3000mm theo phương ngang cầu, như vậy nhiều dầm chịu tải trọng làn, khi tính 1 dầm phải nhân với HS phân phối.
      2. trong tiêu chuẩn không thấy nói đến HS phân phối tải trọng khi tính người bộ hành, vậy mỗi dầm chịu bao nhiêu, xin thày Trung và các anh giải thích thêm.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tải trọng thiết kế cầu GTNT

        Chào anh
        - cám ơn anh đã tìm hộ chỗ sai trong sach viết theo 22TCN 272-01, nhưng tôi chưa tìm được chỗ cụ thể sai mà anh đa chỉ giúp để đính chính, sách mới in về 22TCN 272-05 của tôi có giải thích khá tỷ mỉ và tên là" Các ví dụ tính dầm I, T và Super-T theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-05.
        - Đúng là HSPBN phải tính cho cả tải trọng HL93 có nghĩa là cho cả tải trong xe tải thiết kế, xe hai trục và tai trong làn vi định nghiã của HL 93 là bao gồm cả xe và tải trọng lan tác dụng đồng thời.
        - HSPBN của tải trọng người đi bộ nên tính băng PP đòn bẩy.

        Tuy nhiên về mặt triết lý thiết kế thì 22TCN 272-05 cho phép áp dụng bất cứ phương pháp phân tích kết cấu nào có cơ sở về mặt cơ học. Vì vậy nếu anh cứ dùng các phương pháp đã trình bầy trong sách theo kiểu Liên xô cũ cũng vẫn được. Vấn đề là mức độ an toàn và sự chịu trách nhiệm của người thiết kế. Nói nửa đùa nửa thật thì thực tế là đứng trên quyền lợi cá nhân của người thiết kế thì hệ số nào to hơn sẽ được chọn để cho mình ngủ ngon. Đặc biệt là vào thòi điểm hiện nay.
        GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
        ĐT: 0913 555 194

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tải trọng thiết kế cầu GTNT

          [QUOTE=nguyenviettrung]Chào anh
          - cám ơn anh đã tìm hộ chỗ sai trong sach viết theo 22TCN 272-01, nhưng tôi chưa tìm được chỗ cụ thể sai mà anh đa chỉ giúp để đính chính, sách mới in về 22TCN 272-05 của tôi có giải thích khá tỷ mỉ và tên là" Các ví dụ tính dầm I, T và Super-T theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-05.
          - Trang 70, dòng cuối cùng thưa Thày.
          - Sách mới in của thày có bán chưa ạ?

          Ghi chú

          Working...
          X