QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự thật và huyền thoại về hợp chất "ô dước"

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự thật và huyền thoại về hợp chất "ô dước"

    Sự thật và huyền thoại về hợp chất "ô dước"
    (31-10-2004) (Hồng Hạc)


    Ngôi mộ hợp chất ở vườn Tao Đàn được xem là mộ cổ “ô dước” lớn nhất hiện nay tại TP Hồ Chí Minh (song táng 2 ngôi)
    Qua sự kiện khai quật ngôi mộ cổ "cứng hơn đá" nằm bên lề đường Nguyễn Tri Phương, P.8, Q.10, TP.HCM, nhiều bạn đọc đã thắc mắc: mộ được xây bằng chất gì mà rắn chắc qua hàng trăm năm như thế?



    Chất kết dính của "thạch mộ"

    Đó chính là hợp chất có tên gọi "ô dước". Hợp chất này, trước khi đắp lên mộ ở thể lỏng sền sệt như nham thạch của núi lửa, hoặc ươn ướt như keo dán. Nhưng sau đó, khi đắp xong, thì khô đặc lại và các chất tổng hợp giã nát trong đó tự kết dính, quyện vào nhau và hút chặt lấy nhau thành một khối cực kỳ rắn chắc "bất khả phân ly". Dùng búa nện xuống, búa cơ hồ dội ngược lên, khó mà bể được. Nhìn bên ngoài, chúng thường có màu trắng đục, hoặc xám lợt, nên nhiều người nhầm lẫn cho đó là đá khối. Văn bản của Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM ký ngày 4/10/2004 cho phép UBND quận 10 bốc dỡ cũng gọi mộ cổ đường Nguyễn Tri Phương là "mộ đá". Thật ra, đó là "mộ hợp chất", một thuật ngữ khá quen thuộc của các nhà khảo cổ nước ta nhằm chỉ những mộ đắp bằng "tổng hợp của nhiều chất" mà theo TS Phạm Đức Mạnh gồm có :
    1. Vôi (vôi sống, vôi tôi, vỏ nghêu sò, san hô nghiền vụn).
    2. Cát.
    3. Chất kết dính như mật, mật đường, mật ong, nhựa dây tơ hồng.
    4. Giấy dó.
    5. Than hoạt tính...

    Mỗi chất trên lại phải chế biến theo yêu cầu riêng. Như vôi phải là loại chưa nung, tức vớt lấy vỏ sò, hoặc san hô ở biển về để "tươi" như thế, bỏ vào cối bằng đá, dùng chày đẽo bằng gỗ lim là loại gỗ cứng như sắt (thiết mộc) để giã thiệt nát, thành bột gọi là "vôi sống" (chứ "vôi chết" đã nung sẽ không dùng được vì thiếu độ quyện chặt các chất khác). Khi nhu cầu về số lượng bột "vôi sống” chế tạo theo cách trên quá cao để sử dụng cho những công trình kiến trúc mộ lăng đồ sộ thì việc sản xuất "vôi sống" quả là rất cực nhọc, nên nhà khảo cổ lão thành Đỗ Đình Truật đã nhắc: "Thợ giã vôi làm lăng Tự Đức do chịu đựng mưa nắng nhiều ngày và quá nặng nề nên đã nổi dậy chống triều đình, bị tầng lớp quan lại gọi nôm na giặc chày vôi là do vậy".

    Về mật ong, ông Đỗ Đình Truật bảo thời trước, khi thiên nhiên chưa bị tàn phá, rừng nước ta phong phú, đủ sức cung cấp mật tự nhiên. Sau này mật ong hiếm hơn, có thể dùng mật đường thay thế. Ngoài vôi và mật nói trên, cần trộn vào kết cấu của hợp chất một thành phần khác là cát, hoặc sỏi sạn nhỏ li ti. Và để hút ẩm, giữä khối vôi sống khô đặc, người ta thêm than hoạt tính, giã nhỏ bằng hạt đậu, hạt bắp. Tất cả trộn đều trong một thứ nước đặc biệt. Đó là nước nhớt của cây bời lời. Cây này khi ra trái, tu hú và các loại chim khác thường thích tới ăn. Nếu không có bời lời, người ta sẽ kéo dây tơ hồng mọc dày hàng lớp màu vàng ruộm trên hàng rào, hoặc mọc trùm lên ngọn chè tàu xuống, đem ngâm trong nước 7, 8 ngày. Nước ngâm tơ hồng sau đó sẽ trở nên nhớt nhợt như nước canh mồng tơi nấu đặc. Thứ nước đặc chế này rất quan trọng vì đóng vai trò là "chất xúc tác cơ bản" len lỏi và nhuần thấm qua các thành phần khác như vôi, cát, than, mật để kết dính tất cả thành một khối "đá" nhân tạo, lớn nhỏ tùy theo khối lượng nguyên liệu, dùng phủ kín nấm huyệt, đáy huyệt, gọi là chất nước "ô dước".

    Huyền thoại chất "bí mật"


    Một bạn trẻ và miếng “ô dước” trước mộ cổ đường Nguyễn Tri Phương

    Trên đây đã kể ra những thành phần "ắt có" nhưng chưa đủ! Vậy còn thiếu gì? Cần nhớ một điều, khi đã có đủ trong tay các thành phần kể trên, người kỹ sư ngày xưa vẫn chưa thể hướng dẫn các tốp thợ dưới quyền đắp "mộ hợp chất" được, nếu họ còn thiếu công thức tác hợp chúng. Nghĩa là không thể tùy tiện pha trộn các thành phần đó thế nào cũng được. Mà phải "phối hợp" tất cả các chất ấy theo công thức chế biến và thêm các chất liệu đặc biệt (bí truyền, gia truyền) của từng vùng, miền, địa phương, tộc người. Nhưng tới nay "chất cuối cùng" có tính chất quyết định đến sự rắn chắc của hợp chất, cũng như công thức và bí quyết hoàn thành "ô dước" vẫn còn nằm trong bí mật vì đã thất truyền. Chính vì thế trong dân gian xuất hiện những câu chuyện thêu dệt đầy màu sắc huyền thoại quanh chất "ô dước" cũng như "mộ hợp chất truyền kỳ".

    Đến đây, vấn đề xem ra đã đụng tới không chỉ lĩnh vực khảo cổ học, mà cả dân tộc học và văn học. Các quan niệm siêu hình xuất phát từ một góc tâm linh nào không rõ, đã truyền khẩu về tính chất tượng trưng của các thành phần hợp chất. Cụ thể: nghêu sò, san hô làm ra vôi (hợp thủy), cát (hợp thổ), than (hợp hỏa), thân cây bời lời hoặc dây tơ hồng (hợp mộc). Vậy so với "ngũ hành" vẫn còn thiếu một chất tượng trưng nữa là: kim ? Từ chỗ trống này người ta quay ra nghi ngờ và đặt dấu hỏi phải chăng "chất cuối cùng" để khối kết dính "ô dước" trở nên cực kỳ rắn chắc chính là một thứ bột vật chất có nguồn gốc kim loại như vàng, bạc, đồng đen? Làm thế nào mà kỹ thuật ngày nay không dò ra thành phần "kim" đó? Phải chăng thuộc về "siêu kỹ thuật" thất truyền. Mà câu chuyện cổ dưới đây phảng phất hương vị "hợp chất" đang tìm. Ngày nọ trong phút cận tử nghiệp (hấp hối), một vị đại quan thấy con quỷ Vô thường bước qua ngạch cửa, đi qua đi lại quanh sập gỗ mình nằm. Vị này đầu óc chưa mê man hẳn, nên ngạc nhiên, thấy con quỷ đến từ Thập điện Diêm vương không chịu bắt mình đi, mà cứ loay hoay dòm dưới chân, rồi ngửa mặt lên trời như đang tìm thứ gì. Chốc sau một phán quan mặt mày hung tợn đen đủi xuất hiện, tới gần sập, hỏi lớn: "Đã bắt chưa?". Để trả lời, quỷ Vô thường đưa hai tay ra. Một bàn tay có chất lỏng quến đặc là mật ong, nói: "Đã lên rừng", tay kia có một miếng vôi trắng, nói: "Đã xuống biển", rồi lắc đầu tỏ ý rằng mình "lên rừng xuống biển" vẫn chưa tìm ra linh hồn người chết. Vị phán quan rút trong tay áo cuốn sổ màu đỏ, dò đi dò lại, quát: "Thôi, về. Phước quang đã che mất tử hồn, tìm không thể thấy. Cho sống lại". Phước quang là ánh sáng của phước báu tích tụ từ những việc thiện đã làm trong một kiếp người, bừng sáng khi sắp chết, có công năng làm chói mắt quỷ Vô thường. Nó tượng trưng cho "tấm lòng vàng". Cũng là ám chỉ nghĩa đen của phú quý: "vàng son". Vị đại quan kia quả nhiên thoát khỏi tay sứ giả của Diêm vương, qua cơn nguy ngập và sống lại. Từ đó, dòng tộc của ông lấy "ô dước" đắp mộ cho thân quyến đã qua đời, với mong muốn quỷ Vô thường liên tưởng tới phước báu của người chết, để nếu không được sống thêm một thời hạn nữa, thì cũng đầu thai vào cảnh giới lành, thuộc nhà quyền quý.

    Tính đến nay, mộ hợp chất phát hiện được nằm từ Bắc chí Nam, phía Bắc ít, kể từ miền Trung và tỉnh Bình Thuận đổ vào mật độ dày hơn. Loại mộ này xuất hiện cách đây khoảng 5 thế kỷ. Theo nhà sử học, khảo cổ học Đỗ Văn Ninh, mộ hợp chất có niên đại lâu đời nhất được khai quật là mộ thân mẫu vua Lê Nghi Dân chôn ở Nhân Giả (Hải Phòng). Loại mộ này thường chứa xác ướp và xác ướp có địa vị cao nhất, được tìm thấy là của vua Lê Dụ Tông ở Bái Trạch (Thanh Hóa). Tại Huế và TP.HCM, lắm trường hợp kẻ trộm gan lì và đã đào sâu xuống mộ hợp chất lấy đi những đồ quý giá chôn theo.

    Hồng Hạc

  • #2
    Qúa hay! Rất công phu!

    Ghi chú


    • #3
      Bài này hay quá
      Xin cám ơn anh Inspector đã cung cấp nhiều thông tin trong này.
      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
      ĐT: 0913 555 194

      Ghi chú


      • #4
        Ngoài các thông tin mà anh inspector đã đưa, các bạn nào muốn biết thêm thông tin về hợp chất ô dước, xin hay viết thư cho anh Trần Phương Nam theo địa chỉ: tpnamvn@yahoo.com.

        Ghi chú

        casino siteleri bahis siteleri
        erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
        deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
        bahis siteleri
        bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
        hd sex video
        Mobilbahis
        antalya escort bayan
        gaziantep escort
        betpas gncel link
        gaziantep escort
        bonus veren siteler
        pinbahis pinbahis dizitune.com
        bostanci escort pendik escort
        ?stanbul Escort
        Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
        betbonusking.com deneme bonusu
        deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
        gvenilir casino siteleri
        Kacak iddaa Siteleri
        mraniye escort sancaktepe escort
        quixproc.com
        Working...
        X