QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế phí cao liệu có công trình đẹp không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế phí cao liệu có công trình đẹp không?

    Hiện nay giới thiết kế hay đổ tại do TKP thấp nên công trình xấu, kém chất lượng. Có đúng vậy không? Liệu nâng TKP lên chúng ta sẽ công trình tốt hơn không?

    Mời các bạn cùng thảo luận.

    Tôi xin trả lời bằng ý kiến của KTS Nguyễn Văn Tất


    Thứ bảy, 24/7/2004, 09:07 GMT+7

    Mỗi năm thất thoát hàng chục 'cây cầu Mỹ Thuận'

    Trong Hội nghị Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư VN (khai mạc tại Nha Trang sáng 23/7), kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất cho hay, những tiêu cực trong quản lý xây dựng đã làm thất thoát số tiền tương đương hàng chục cây cầu Mỹ Thuận.

    Một điều đáng tiếc là hằng năm VN bỏ ra nhiều chục nghìn tỷ đồng, nhưng tìm một công trình kiến trúc có đẳng cấp để đăng trên Tạp chí Kiến trúc khu vực châu Á lại quá khó khăn. Vì VN có nhiều công trình xây dựng, nhưng thiếu tác phẩm kiến trúc.

    Ông Tất khẳng định sự thất thoát và lãng phí do thiếu tác phẩm kiến trúc còn lớn hơn nhiều lần sự thất thoát theo nghĩa đen.

    (Theo Thanh Niên)
    Last edited by inspector; 11-11-2004, 03:33 AM.

  • #2
    Câu trả lời thứ hai- Đừng lập lại bài học đau đớn ở nhà ga sân bay Nội Bài

    TạI Lễ KHởI CÔNG XÂY DựNG NHÀ GA QUốC Tế - SÂN BAY TÂN SƠN NHấT, THủ TƯớNG PHAN VĂN KHảI:

    Đừng lập lại bài học đau đớn ở nhà ga sân bay Nội Bài
    27/08/2004 11:03:22 PM GMT +7

    (NLĐ) - Sáng 27-8, đến dự và phát lệnh khởi công xây dựng nhà ga quốc tế- sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu chỉ đạo: Đây là công trình lớn, trị giá hơn 3.000 tỉ đồng, quá trình thi công phải đạt hiệu quả cao, xây dựng có chất lượng, kiến trúc đẹp, dịch vụ khai thác phục vụ hành khách phải hiện đại, tiện nghi.
    Không được lập lại bài học đau đớn ở nhà ga sân bay Nội Bài, xây dựng thì vượt dự toán gấp nhiều lần, thiết kế, trang thiết bị không phù hợp, khai thác không tốt, nếu đập bỏ đi thì tốn kém, để thì người ta chê cười. Nếu nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất mà lập lại như vậy thì phải xử lý cán bộ đến nơi, đến chốn. Thủ tướng cũng yêu cầu, tổng giám đốc Cụm cảng Hàng không Miền Nam, ngay từ bây giờ gấp rút triển khai kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ CBNV đủ năng lực, phẩm chất để điều hành, phục vụ tại nhà ga mới.
    Khi nhà ga mới hoàn thành, cộng với công suất của nhà ga hiện đại, lưu lượng khách tiếp nhận có thể lên đến 15 triệu hành khách/năm, làm thế nào để lượng hành khách này có thể lưu thông vào TP thuận lợi? Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cùng TPHCM cải tạo các tuyến đường, tìm lối thoát ngay từ bây giờ, chứ không để “nước đến chân mới nhảy”.
    Tin - ảnh: H. Nhân

    Ghi chú


    • #3
      Câu trả lời thứ ba- Ta chưa có kinh nghiệm thì cũng nên thuê.

      Có thể thuê chuyên gia quốc tế làm quy hoạch
      08:33' 27/10/2004 (GMT+7)

      (VietNamNet) - Mặc dù nói: "Nếu Bộ trưởng Tài chính không lo tài chính mà lại đi lo quy hoạch thì..." nhưng ĐB Nguyễn Sinh Hùng vẫn rất hào hứng và tâm huyết khi trao đổi về quy hoạch. Theo ông, trong một số lĩnh vực, muốn đạt hiệu quả cao, ta nên thuê chuyên gia nước ngoài làm quy hoạch.


      Đại biểu Nguyễn Sinh Hùng trả lời phỏng vấn báo giới.
      Ông Hùng thừa nhận: một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng chưa cao, hiệu quả đầu tư thấp là từ khâu quy hoạch. Anh Bình (ông Mai Quốc Bình - ĐB TP HCM) nói đúng. Quy hoạch là phải đón trước được xu thế phát triển...

      - So sánh chi tiêu giữa việc trả lương, nuôi bộ máy làm quy hoạch của ta và thuê các công ty chuyên nghiệp của nước ngoài theo đề xuất của ông Mai Quốc Bình, ông thấy thế nào?

      - Vấn đề là cán bộ lãnh đạo của nghành ấy, địa phương phải biết việc gì ta có thể làm được, việc gì ta phải thuê, việc gì hoàn toàn phải thuê, việc gì ta thuê một ít và làm một ít. Nếu không "thuộc" được công thức cơ bản ấy thì hiệu quả thấp thôi. Ví dụ như quy hoạch cảng của thành phố Hà Nội, cứ sửa đi rồi sửa lại. Quy hoạch TP. HCM cũng phải sửa nhiều lần... Nếu như chúng ta mời chuyên gia các nước, thảo luận rồi mới quyết thì sẽ không có chuyện đó.

      Đó là chưa kể quy hoạch sai, làm một thời gian sau rồi không có hiệu quả. Cho nên việc thuê chuyên gia là cần thiết. Không chỉ quy hoạch mà thiết kế những công trình lớn trong những lĩnh vực mà ta chưa có kinh nghiệm thì cũng nên thuê. Ví dụ như sân bay Nội Bài - ta nặng về tự lực cánh sinh quá: tự thiết kế, tự thi công - mà không thấy được rằng kiến thức về sân bay trên thế giới người ta giỏi hơn mình nhiều. Nếu ta xây dựng sân bay theo cách làm cầu Mỹ Thuận thì có phải tốt hơn không?


      - Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính, khi nhìn thấy quy hoạch ngành, địa phương hoặc thiết kế các công trình Nhà nước đầu tư nếu thuê chuyên gia nước ngoài sẽ tốt hơn - thì ông có phản biện không?
      - Bộ trưởng Tài chính có thạo những chuyện ấy lắm đâu. Ví dụ như "phán" về bảo tồn, bảo tàng, về lịch sử đào đất đào ngói nằm trong lòng đất mấy nghìn năm, tôi nói làm sao được.

      - Ở các nước, Bộ trưởng Tài chính cũng bị những cái khó đó nhưng vấn đề là người ta có bộ máy giúp việc?

      - Bộ trưởng Tài chính có phải là người quyết đâu. Đã phân cấp rồi. Quy hoạch vùng miền, thành phố lớn thuộc về thủ tướng. Nhưng thường là gắn kết theo kiểu quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, còn quy hoạch ngành thuộc về trách nhiệm của bộ trưởng, quy hoạch từng tỉnh thuộc về Chủ tịch tỉnh.

      - Ông có thấy sự phân cấp quy hoạch theo ngành và địa phương khiến cho việc quy hoạch bị manh mún ra và kinh tế toàn cảnh, kinh tế vùng miền bị xé lẻ?

      Ghi chú


      • #4
        Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng "công trình xấu do TKP thấp". Các cụ ta đã có câu "tiên trách kỷ hậu trách nhân". Tôi cho rằng nguyên nhân đầu tiên phải là do trình độ của đội ngũ thiết kế không cao. Mà người đầu tiên đáng trách là các kiến trúc sư của VN. Bởi chính họ là người tạo nên cái dáng vẻ bên ngoài của công trình. Tôi dám khẳng định rằng đa số các kiến trúc sư VN đều có sự hiểu biết rất hạn chế về các lĩnh vực ngoài kiến trúc mà lại liên quan chặt chẽ đến kiến trúc. Bản thân một công trình đã là một chỉnh thể bao gồm rất nhiều mặt : Kiến trúc, kết cấu, điện, nước, điều hòa, dự toán....Vậy thì không thể chỉ coi nặng kiến trúc mà coi nhẹ các mặt khác. Một phương án kiến trúc đưa ra phải dựa trên các tiêu chí như : tính thẩm mỹ, tính khả thi và tính kinh tế. Nhưng nếu quá coi trọng tính thẩm mỹ mà quên đi các mặt khác thì đương nhiên ý tưởng kiến trúc đưa ra ban đầu sẽ bị bóp méo, nhào nặn khác đi qua bàn tay của nhiều người, nhiều ban nghành và công trình sẽ không còn được như dự kiến ban đầu. Hơn nữa những người có quyền xem xét, quyết định phương án ngoài đơn vị thiết kế ra còn có rất nhiều các ban nghành có liên quan mà không phải ai cũng đủ trình độ để làm điều đó nhưng lại tỏ ra rất có tinh thần trách nhiệm bằng cách bắt đơn vị thiết kế phải sửa chỗ này một tý chỗ kia một tý. Hiện nay phong cách thiết kế của chúng ta vẫn là kiến trúc đi trước, thiết kế mặt bằng, mặt đứng xong mới chuyển cho kết cấu và các bộ môn khác làm theo mà không có sự thống nhất, bàn bạc ngay từ đầu giữa các bộ môn, nên khi có sự điều chỉnh là mọi thứ rối tung cả lên. Nhất là đối với những công trình cao tầng mà tầm quan trọng của kết cấu không kém gì kiến trúc mà vẫn là việc theo phong cách như vậy thì làm sao mà ổn định ngay từ đầu được.
        NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

        Ghi chú


        • #5
          Anh Hải nói đúng kĩ sư chúng ta phải tham gia ngay vào trong quá trính thiết kế có gì mà vô lý thì chỉnh ngay chứ để sau này thì muộn rồi, vì đâu phải KTS nào cũng am hiểu kết cấu đâu. Em nghĩ thiết kế phí cao chắc có thay đổi đấy he he đơn giản có biến đổi về chất mới có sự biến đổi về lượng chứ. Bởi vì khi thiết kế mà thoẳi mái về thù lao thì khả năng sáng tạo và làm việc sẽ hiệu quả hơn chứ.
          DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN
          [COLOR=RoyalBlue]

          Ghi chú

          Working...
          X