QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

    hi hi! minh hoàn toàn đồng ý với bạn. một con ngựa đau cả doàn bỏ cỏ. hi!!!!!!!!

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

      các ý kiến của mọi người thật tuyệt vời

      mình có ý kiến thêm như thế này
      trong tiêu chuẩn 272 -05 nói đến: sự phân bố hoạt tải theo làn đối với lực cắt, và sự phân bố hoạt tải theo làn đối với mô men, vậy thì nên hiểu như thế nào:
      - nói phân bố đỗi với mô men hay lực cắt là vì ta phải tính hệ số phân bố ngang tại vị trí giữa dầm và gối nơi bất lợi nhất về mô men và lực cắt
      - nói phân bố hoạt tải theo làn là vì: khi tính ứng lực lớn nhất không những chúng ta phải xếp tải trên tất cả các làn, mà còn phải xếp tải trên các làn có thể được nhân với hệ số làn

      đây là ý kiến góp thêm của mình.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

        Mô hình tính toán cầu là mô hình không gian, nhưng để đơn giản tính toán người ta qui về mô hình 1 chiều bằng hệ số phân phối ngang(22TCN272-05).Mục đích xác định hiệu ứng lực tác dụng lên các dầm(Dầm giữa,kế biên và dầm biên). HSPB càng lớn thì càng bất lợi.Thông thường dầm biên bất lợi nhất(M và Q).Có nhiều cách tính khác nhau ....
        Thân.Chúc cả nhà sức khỏe

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

          Nguyên văn bởi quyetxdcd View Post
          Mô hình tính toán cầu là mô hình không gian, nhưng để đơn giản tính toán người ta qui về mô hình 1 chiều bằng hệ số phân phối ngang(22TCN272-05).Mục đích xác định hiệu ứng lực tác dụng lên các dầm(Dầm giữa,kế biên và dầm biên). HSPB càng lớn thì càng bất lợi.Thông thường dầm biên bất lợi nhất(M và Q).Có nhiều cách tính khác nhau ....
          Thân.Chúc cả nhà sức khỏe
          Bạn có thể trình bày rõ cách tính được không mình đọc sách "ví dụ tính toán dầm I, T của thấy N V Trung không hiểu lắm bạn có thề giải thích không ?

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

            Bạn có thể xem file ví dụ tính toán hệ số phân bố ngang cho cầu dầm I theo file này của FHWA của Hoa Kỳ theo AASHTO LRFD1998 (22TCN272-05). Nếu chưa rõ, liên hệ mình chỉ cho.

            http://www.mediafire.com/?gdzuyzmhxmn

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

              Trích:
              Nguyên văn bởi nguyenviettrung
              Chao anh
              Tôi nghĩ là trong sách Cầu BTCT tập 1 đã viết rất đầy đủ. Thêm nữa trong sách "Các ví dụ tinh cầu dâm I, T, Super-T theo Tiêu chuẩn mới 22TCN 272-05 " cũng đã có cả bài tính mẫu. Anh thử tìm đọc xem sao. Đay là kiến thức rất cơ bản của KS Cầu đường, Nếu bí quá không có sách thì liên hệ để tôi gửi file về HSPBN cho anh
              Chúc thành công

              Chào thầy, em xin cám ơn thầy về những lời góp ý của thầy, em cũng đã đi tìm những cuốn sách viết về cầu, nhưng chỗ của em đã không còn 1 cuốn nào có nội dung em cần. Mặt khác em học XD DD&CN, nên kiến thức về cầu đường em kô rõ lắm. Mong thầy có thể gửi cho em file về HSPBN, nhất là cách tính HSPBN theo phương pháp đòn bẩy, phương pháp nén lệch tâm, vì hiện giờ em vẫn còn chưa rõ lắm về những phần này. Mail của em là tienminh08@gmail.com. Em xin cám ơn thầy, chúc thầy luôn mạnh khoẻ và thành công trong công viêc.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                Nguyên văn bởi civilbd View Post
                Nó đơn giản là như vậy bạn nè:
                giả sử 1 cầu có 6 dầm, bây giờ 1 xe 30T đậu trên cầu. Thế thì cầu do có bản mặt và dầm ngang nên tạo ra 1 sự kiên kết toàn khối. Có nghĩa là nếu xe đang đứng ở dầm số 1 đến 3 thì ko chỉ 3 dầm đó chịu lực ko, mà ngay cả dầm số 4,5,6 cũng chịu nữa. Vấn đề ở đây là từng dầm chịu bao nhiêu % của 30T đó. đó chính là hệ số phân bố ngang. Giả sử bạn tính ra hspbn của dầm 1 la 0,3; dầm 2 là 0,25... đến dầm số 6. Có nghĩa là khi xếp tải tối đa thì dầm 1 chỉ chịu có 0.3x30=10T thôi, các dầm còn lại "chia phần". Vậy là tổng các hspbn của các dầm cộng lại sẽ phải luôn luôn = 1 .
                Bạn đã hiểu rồi chứ?
                Từ đó bạn sẽ hiểu là càng làm giảm được hspbn thì càng tốt, có nghĩa là mặc dù xếp tải tối đa cỡ nào kô biết mà các dầm đều "chia lữa" (share) cùng nhau, càng đều nhau thì càng tốt. Từ đó sẽ đòi hỏi bạn sẽ tự hiểu là để làm được như vậy thì phải bố trí dầm ngang và bmc càng cứng thì hspbn sẽ "càng nhỏ lại đều nhau".
                Bạn cũng nên lưu ý là "cái" hspbn của bạn tính chỉ là hspbn LÝ THUYẾT, còn thực tế cái cầu đó ở ngoài kia nó làm việc như thế nào thì lại khác bạn ạ. Thông thường thì 2 cái hspbn này kô giống nhau đâu.
                Vài lời góp ý của mình.
                Mình góp ý một chút,thứ nhất trên cầu có thể có nhiều làn xe và ta phải xét đến trường hợp chỉ xếp 1 hoặc xếp nhiều làn xe để tìm ra HS PBN lớn nhất.
                thứ hai với mỗi dầm lại có cách đặt tải theo phương ngang khác nhau để HS PBN ứng với số làn chất tải là lớn nhất.
                nôm na là thế này giả sử chất tải 1 làn xe thì sẽ có cách xếp để dấm 1 có HS PBN là 0.6 chẳng hạn và khi dịch cái xe cái xe đó đi sẽ tồn tại 1 vị trí để dầm 2 có HSPBN là 0.7 chẳng hạn, như vậy chứ ko phải tổng HSPBN =1 như bạn nghĩ đâu.
                Nếu bạn nào đã tính toán cầu rồi sẽ thấy rằng HS PBN đối với tải trọng nguời thường > 1.
                Vấn đề này trong cuốn cầu bê tông của Thầy Trung đã nói rất rõ các bạn có thể tham khảo.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                  Em đang làm đồ án tốt nghiệp và đang tham khảo sách của thầy.Cám ơn thầy, chúc thầy sức khoẻ và công tác tốt, chào thầy.

                  Ghi chú

                  Working...
                  X