QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

    (Gửi các anh em! Em không phải dân công trình biển, mà em là dân cầu đường, nhưng cũng muốn tìm hiểu 1 chút về công trình biển. Mong các anh em chỉ giáo cho!)

    Vấn đề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng.

    Tóm tắt: Qua cơn bão số 6 vừa qua chúng ta cũng cảm nhận được mức độ nguy hiểm của thiên tai, đặc biệt là bão lũ. Nhận thức được những thiệt hại và nguy cơ có thể xảy ra, hiện nay em đang tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng. Một số vấn đề liên quan mong nhận được ý kiến thảo luận, đóng góp của các thầy và anh em trên diễn đàn. Để có thể áp dụng cho một số công trình trình cụ thể. (Mới bước đầu tiếp cận và ngiên cứu nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mong anh em chỉ giáo)

    Một số vấn đề quan tâm trước mắt:

    - Chọn giải pháp cấu tạo hợp lý? (hình dáng, kích thước, cấu tạo móng,….)
    - Quy trình, tiêu chuẩn áp dụng tính toán thiết kế?
    - Các số liệu đầu vào phục vụ cho việc tính toán thiết kế? (cấp bão, Tài liệu về thủy hải văn: diễn biến hình thái bãi biển, sóng, gió, mực nước triều cường, nước dâng, dòng chảy ven bờ, dòng chảy xa bờ, xói…)
    - Mô hình, phương pháp tính toán?
    - Chọn vật liệu thích hợp (chống mài mòn, chống ăn mòn, chống xâm thực,…)?

    Nếu có được những tài liệu về các công trình cụ thể thì tốt quá, mong các anh em giúp em với! Trước mắt em cần một số kết cấu dạng cấu tạo của Kè bờ biển, chắn sóng. Mong được giúp đỡ!
    Thân chào!
    Help each other to develop!
    Sharing + Cooperation = Development!

  • #2
    Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

    Nguyên văn bởi be533
    (Gửi các anh em! Em không phải dân công trình biển, mà em là dân cầu đường, nhưng cũng muốn tìm hiểu 1 chút về công trình biển. Mong các anh em chỉ giáo cho!)

    Vấn đề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng.

    Tóm tắt: Qua cơn bão số 6 vừa qua chúng ta cũng cảm nhận được mức độ nguy hiểm của thiên tai, đặc biệt là bão lũ. Nhận thức được những thiệt hại và nguy cơ có thể xảy ra, hiện nay em đang tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng. Một số vấn đề liên quan mong nhận được ý kiến thảo luận, đóng góp của các thầy và anh em trên diễn đàn. Để có thể áp dụng cho một số công trình trình cụ thể. (Mới bước đầu tiếp cận và ngiên cứu nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mong anh em chỉ giáo)

    Một số vấn đề quan tâm trước mắt:

    - Chọn giải pháp cấu tạo hợp lý? (hình dáng, kích thước, cấu tạo móng,….)
    - Quy trình, tiêu chuẩn áp dụng tính toán thiết kế?
    - Các số liệu đầu vào phục vụ cho việc tính toán thiết kế? (cấp bão, Tài liệu về thủy hải văn: diễn biến hình thái bãi biển, sóng, gió, mực nước triều cường, nước dâng, dòng chảy ven bờ, dòng chảy xa bờ, xói…)
    - Mô hình, phương pháp tính toán?
    - Chọn vật liệu thích hợp (chống mài mòn, chống ăn mòn, chống xâm thực,…)?

    Nếu có được những tài liệu về các công trình cụ thể thì tốt quá, mong các anh em giúp em với! Trước mắt em cần một số kết cấu dạng cấu tạo của Kè bờ biển, chắn sóng. Mong được giúp đỡ!
    Thân chào!
    Tìm tài liệu của thầy Lương Trung Hậu ý thầy viết khá đầy đủ về vấn đề này đấy
    Em ở nơi đâu

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

      chào anh Cuopbienxd, anh gợi ý rõ hơn được không? em ở Đà nẵng, tìm tài liệu rất khó khăn. Tài liệu của thầy Lương Trung Hậu em cũng chưa được đọc bao giờ. Mong anh và các bạn trên diễn đàn giúp cho. Cảm ơn nhiều. Lại sắp có cơn Bão Cimaro đổ bổ vào miền trung (Quảng Ngãi, quảng nam, đà nẵng) sợ quá, như cơn bão số 6 thì chắc là kinh khủng?
      Mong giúp đỡ! Thân chào!
      Help each other to develop!
      Sharing + Cooperation = Development!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

        Từ lâu cọc ván thép đã được ứng dụng rộng rãi trong các công trình như thế - Tiện lợi của ứng dụng này lả dễ thi công và ít tốn thời gian cạnh đó tuổi thọ là khá dài nếu mình áp dụng dúng quy cách chống ăn mòn và dùng mác thép cao cho công trình biển. Bạn có thể tham khảo thêm ở trang 17 - 18-19-20-21 tài liệu đính kèm

        Mình sẽ lựa chõn và gửi thêm thông tin nếu bạn cần
        Attached Files
        tải file CAD http://www.arcelorprojects.com/EN/autocad.htm

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

          cảm ơn anh sivale đã cho tham khảo tài liệu về ứng dụng của cọc ván thép. hình như anh rất sành về món này? Nếu có thể anh hãy cung cấp cho em một số modun, thông số kỹ thuật cũng như báo giá của nó được không?
          Trong tài liệu anh gửi chỉ thấy một số hình ảnh về ứng dụng của CVT vào các công trình thực tế. Anh send cho em tham khảo nhé nhé:
          Hoan533@gmail.com or Hoan533@yahoo.com.vn
          Help each other to develop!
          Sharing + Cooperation = Development!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

            Anh xem trong thư viện tài liệu có đăng mấy cái catalog với đầy đủ các thông số kỹ thuật trong ấy File dạng PDF rất dễ dàng tham khảo và in ra nếu cầnhttp://www.ketcau.com/index.php?acti...=1&cid=10#view
            tải file CAD http://www.arcelorprojects.com/EN/autocad.htm

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

              co ai can toi lam trung gian hoa giai cac van de dau dau don khong????????? Toi la "moc ngoac" XD chinh hieu day - Anh gi oi em vao dinh tai file ve ma khong vao duoc phai dang nhap tu dau - Co cach nao anh up len ko ha????
              Tiền là quý = QUỲ LÀ TIẾN

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

                Nguyên văn bởi be533
                (Gửi các anh em! Em không phải dân công trình biển, mà em là dân cầu đường, nhưng cũng muốn tìm hiểu 1 chút về công trình biển. Mong các anh em chỉ giáo cho!)

                Vấn đề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng.

                Tóm tắt: Qua cơn bão số 6 vừa qua chúng ta cũng cảm nhận được mức độ nguy hiểm của thiên tai, đặc biệt là bão lũ. Nhận thức được những thiệt hại và nguy cơ có thể xảy ra, hiện nay em đang tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng. Một số vấn đề liên quan mong nhận được ý kiến thảo luận, đóng góp của các thầy và anh em trên diễn đàn. Để có thể áp dụng cho một số công trình trình cụ thể. (Mới bước đầu tiếp cận và ngiên cứu nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mong anh em chỉ giáo)

                Một số vấn đề quan tâm trước mắt:

                - Chọn giải pháp cấu tạo hợp lý? (hình dáng, kích thước, cấu tạo móng,….)
                - Quy trình, tiêu chuẩn áp dụng tính toán thiết kế?
                - Các số liệu đầu vào phục vụ cho việc tính toán thiết kế? (cấp bão, Tài liệu về thủy hải văn: diễn biến hình thái bãi biển, sóng, gió, mực nước triều cường, nước dâng, dòng chảy ven bờ, dòng chảy xa bờ, xói…)
                - Mô hình, phương pháp tính toán?
                - Chọn vật liệu thích hợp (chống mài mòn, chống ăn mòn, chống xâm thực,…)?

                Nếu có được những tài liệu về các công trình cụ thể thì tốt quá, mong các anh em giúp em với! Trước mắt em cần một số kết cấu dạng cấu tạo của Kè bờ biển, chắn sóng. Mong được giúp đỡ!
                Thân chào!
                ANH BE533 NE - EM RAT HAY DI CONG TAC O VUNG NAY - CO GI VUI CHO EM GAI LAM WEN - XIN SO DT - GIOI THIEU EM UT PHONG CANH MIEN TRUNG CUNG NHU CAC MON NGON - ANH CO SAN LONG KHONG? EM KHONG CO Y GI KHAC - CHI MONG LA ANH CHUA VO?????

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

                  Nguyên văn bởi HAIMA
                  ANH BE533 NE - EM RAT HAY DI CONG TAC O VUNG NAY - CO GI VUI CHO EM GAI LAM WEN - XIN SO DT - GIOI THIEU EM UT PHONG CANH MIEN TRUNG CUNG NHU CAC MON NGON - ANH CO SAN LONG KHONG? EM KHONG CO Y GI KHAC - CHI MONG LA ANH CHUA VO?????
                  are you a "head" hunter or just a minner lady(đào mỏ)
                  Tiền là quý = QUỲ LÀ TIẾN

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

                    Nguyên văn bởi be533
                    cảm ơn anh sivale đã cho tham khảo tài liệu về ứng dụng của cọc ván thép. hình như anh rất sành về món này? Nếu có thể anh hãy cung cấp cho em một số modun, thông số kỹ thuật cũng như báo giá của nó được không?
                    Trong tài liệu anh gửi chỉ thấy một số hình ảnh về ứng dụng của CVT vào các công trình thực tế. Anh send cho em tham khảo nhé nhé:
                    Hoan533@gmail.com or Hoan533@yahoo.com.vn
                    Chào anh be533 - Anh ghé sang thread này http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=3963


                    Em có post mấy cái catalog anh có thể tải về mà ngâm cứu - Trong thời gian hiện tại em cũng đang gửi cho anh một số tài liệu mà em có bằng bưu phẩm - Mong anh sớm nhận được
                    tải file CAD http://www.arcelorprojects.com/EN/autocad.htm

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

                      Tôi đang làm kè ở Dung Quất đây, cũng có ít tài liệu, không biết bác Be533 có cần nữa không?

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

                        Chào cac ban !

                        Minh có một số ý kiến sau về vấn đề kè bờ biển và đê chắn sóng :
                        Theo như minh được biết hiện nay có biện pháp rất mới để làm đê chắn sóng mềm hay còn gọi là " con lươn địa chất " tên Tiếng anh gọi là " Geotube" , công nghệ này áp dụng rất thành công ỏ các nước châu âu và mỹ để chống xói lở bờ biển , cũng như giảm rất nhiều ảnh hưởng của tác động của sóng biển đối với công trình ven biển. Biện pháp thi công này rất đơn giản , đầu tiên tạo một túi địa kỹ thuật , sau đó bơm cát vào trong tạo thành con đê mềm chắn sóng rất tốt. Ơ Viêt Nam đã áp dụng và rất thành công ở Lộc An - Vũng Tầu và Bình Định , đầu tháng 6 tới chẩn bị khởi công thêm một dự án nưa ở Huế là Bờ Biển Phú Thuận !
                        Mình xin upload mấy file gới thiệu để anh em tham khảo nhe !
                        Ly thuyết tính toán và biện pháp mình chỉ có sách chứ không có file , ai có nhu cầu thi liên hệ với mình theo địa chỉ email : thanhnam232003@yahoo.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

                          Chào các bạn !
                          Rất vui được tham gia cùng các ban về vấn đề kè bờ biển. Hiên tai tôi thấy ở Viẹt Nam chúng ta thường thiết kế kè bờ biển làm đê chắn sóng là dạng đê cứng , Lam như vậy sẽ làm cho lực xung kính tác dụng vào kè sẽ mạnh hơn và ta phải thiết kế kè kiên cố hơn , chi phí tốn kém và về lâu dài không hiệu quả. Hiện tại tôi được biết có biện pháp mới làm đê kè biển đó là đê chắn sóng mềm hay còn gọi là con lươn địa chất geotube , Thực chất của geotube là ống vải địa kỹ thuật bên trong được chứa đầy cát tại chỗ , như vậy nó sẽ tạo nên một con đê mềm biện pháp này đã được áp dụng ở nhiều nước như Hà Lan , Mỹ rất thành công và giá thành lại rẻ vì mình có thể dùng vật liệu tại chỗ là cát.. hiện tại ở Việt Nam đã bắt đầu áp dụng ở Vũng tàu va Huế.
                          Nêu ai có nhu cầu quan tâm về vấn đề này có thể liên lạc với mình để amình có thể cung cấp tài liệu theo email : thanhnam232003@yahoo.com / 0912721850

                          Trân trọng !

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Kè bờ biển, làm đê chắn sóng!

                            Nguyên văn bởi cuopbienxd
                            Tìm tài liệu của thầy Lương Trung Hậu ý thầy viết khá đầy đủ về vấn đề này đấy
                            Là G.S Lương Phương Hậu bạn ạ. Những sách về đê biển và kè biển của thầy Hậu các bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các rạp sách kỹ thuật phố Hoa Lư (cạnh Bộ Xây dựng)

                            Ghi chú


                            • #15
                              Đê chắn sóng theo công nghệ Ống địa kỹ thuật Geotube

                              1. Đê chắn sóng kiểu Geotube
                              Bên cạnh kiểu kết cấu đê chắn sóng mái nghiêng đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia, kinh nghiệm thiết
                              kế và thi công đã chín muồi, các nhà xây dựng đã nghiên cứu nhiều giải pháp đê mới như đê chắn sóng tường
                              đứng, đê chắn sóng bằng cọc và cừ, đê chắn sóng hỗn hợp, đê chắn sóng nổi, đê chắn sóng khí ép và thủy lực.
                              Với mục tiêu tận dụng tối đa các ưu điểm nổi bật của đê chắn sóng mái nghiêng bằng đá đổ, nâng cao
                              khả năng tận dụng vật liệu tại chỗ, cùng với sự ra đời của vải địa kỹ thuật sử dụng sợi Polypropylene có khả
                              năng chịu chọc thủng đạt 2,67kN, tuổi thọ đạt trên 50 năm, loại đê chắn sóng với khối đá lõi được thay thế bằng
                              các ống vải địa kỹ thuật (GEOTUBE) chứa đầy cát đã được nghiên cứu thiết kế và ứng dụng thành công ở một
                              số dự án như Refuge - Shallow Welder Bay, Texas, USA; Amwaj Islands, Bahrain...
                              Giải pháp cơ bản của loại đê này là thay khối đá lõi gồm các hạt rời, thi công kiểu đổ tự do và san ủi nên
                              khó định hình bằng các Geotube với lõi cát được bơm lấp đầy trực tiếp, cho phép sử dụng cát đáy biển tại chỗ.
                              phần lớp phủ vẫn có kết cấu tương tự như các loại đê mái nghiêng đá đổ khác [5,6].
                              Hình 2: Sơ đồ công nghệ, thiết bị thi công Geotube của TC Nicolon Corp.
                              Hình 3: Đóng cọc neo và chằng buộc Geotube
                              Hình 4: Geotube sau khi được bơm đầy cát
                              Quá trình thi công đê Geotube có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau:
                              - Thi công lớp lót nền;
                              - Đóng cọc neo;
                              - Rải Geotube và chằng buộc (dùng thiết bị chuyên dùng để may và rải Geotube);
                              - Bơm cát vào Geotube bằng thiết bị hút phun thủy lực (cát có thể hút từ đáy biển vào khoang lắng của tàu và bơm vào Geotube);
                              - Xếp đá chèn chỗ tiếp giáp giữa các Geotube;
                              - Xếp lớp khối phủ; hoàn thiện đê.
                              Đê chắn sóng kiểu Geotube áp dụng được trong mọi điều kiện độ sâu nước nếu đáy biển cho phép hạcọc neo.
                              5. Một số so sánh kinh tế - kỹ thuật
                              Về mặt kỹ thuật, yêu cầu tính toán thiết kế đê chắn sóng Geotube cơ bản tương tự như tính đê mái

                              nghiêng đá đổ thông thường. Ngoài ra, tốc độ thi công nhanh, khối vật liệu được bao bọc tạo một khối lớn, đồng nhất nên khả năng chịu đựng các yếu tố thiên nhiên bất lợi cao, đặc biệt là khả năng tận dụng được vật liệu tại chỗ thay thế cho khối đá lõi có thể tích rất lớn.

                              Dưới góc độ kinh tế, người viết tiến hành so sánh chi phí cho khối lõi của đê đá đổ có tiết diện hình thang mặt rộng 10m; mái dốc 2 phía 1:2; chiều cao 10m và đê Geotube có kết cấu tương tự dùng 12 ống Geotube chu vi 23m; kích thước hiệu dụng cao 2m, rộng 10,55m; kết quả cụ thể như sau
                              Bảng 1: So sánh chi phí 1md khối lõi của đê đá đổ và đê Geotube (thị trường Việt Nam)
                              Như vậy, bên cạnh các ưu điểm nổi trội về kỹ thuật thi công, rõ ràng giá thành của đê Geotube rẻ hơn nhiều so với giá thành đê chắn sóng đá đổ truyền thống.
                              6. Kết luận
                              Qua phân tích, đánh giá một số điểm chính của đê chắn sóng Geotube, chúng ta có thể thấy rằng việc
                              ứng dụng loại kết cấu này cho khu vực miền Trung Việt Nam là hoàn toàn có tính khả thi. Việc nghiên cứu, áp dụng đê chắn sóng Geotube vào điều kiện Việt Nam cần được sự quan tâm của các nhà xây dựng công trình thủy và đặc biệt là các nhà đầu tư các dự án để xem xét một cách toàn diện các yếu tố kinh tế kỹ thuật với tuổi thọ các dự án.
                              Hiện nay ở Việt Nam TEINCO là đơn vị cung cấp và thi công sản phẩm Ống địa kỹ thuật cho các dự án đê biển ở Việt Nam.
                              Công trình mỏ hàn mềm Tại Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam được hoàn thành tháng 7/2009 đã góp phần tạo được ổn định cho bờ biển trước đây bị xâm thực nghiêm trọng.
                              Sau thời gian sử dụng, dù chịu tác dụng trực tiếp của tâm bão Ketsana ( Số 9) mạnh cấp 12 nhưng công trình vấn ổn định và bờ biển tại vị trí này đã bước đầu hình thành bãi bồi.
                              Mọi ý kiến thác mắc và yêu cầu trợ giúp kỹ thuật về công nghệ Geotube xin liên hệ Công ty Vật tư Thiết bị Kỹ thuật hạ tầng TEINCO
                              MR Giáp
                              Mobile: 0977.514.584
                              Mail: Giapnhu84@yahoo.com.vn

                              Ghi chú

                              Working...
                              X