QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách thẩm tra kết cấu công trình ???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách thẩm tra kết cấu công trình ???

    Hiện nay em đang thẩm tra một số hạng mục kết cấu công trình, em muốn hỏi là :
    - Khi thẩm tra có phải tính toán lại toàn bộ kết cấu công trình không?? Hay chỉ là đọc lại bảng tính và bản vẽ của bên thiết kế?? và xem có đạt hay không đạt???

    Bởi vì thẩm định toàn công trình xi măng của Trung Quốc, nên họ tính theo tiêu chuẩn TQ, và hơn nữa là bảng tính rất linh tinh, không rõ ràng, nhiều khi còn không có bảng tính mà chỉ có bản vẽ ???.

    Tính toán lại thì rất mất thời gian, chẳng hạn như 1 cái Si lô mà tính toán như là thiết kế thì mất cả tuần mới xong !!!
    Last edited by hoahuce; 12-10-2006, 06:13 PM.
    hoahuce@gmail.com

  • #2
    Ðề: Cách thẩm tra kết cấu công trình ???

    Thẩm tra là khẳng định xem thiết kế đó có đạt yêu cầu hay không, nếu xét về kết cấu thì đó là an toàn và ổn định, còn nhiều cái khác nữa như về quy cách hồ sơ, bản vẽ, thuyết mình có đầy đủ, đúng, rõ ràng không, có phù hợp với các yêu cầu trong luật quy định không...
    Về nguyên tắc thì mình phải kiểm tính lại toàn bộ kết cấu quan trọng, hoặc những bộ phận mà mình cho là nguy hiểm.
    Một số cấu kiện nhỏ như nhà 1 tầng, hoặc công trình phụ trợ thì có thể không cần tính toán.
    Tính toán thì mình chạy toàn bộ, song kiểm tra có thể chỉ cần một vài vị trí mang tính xác suất (những vị trí nghi ngờ, hay nguy hiểm).
    Về bản tính nếu thiếu thì em yêu cầu họ cũng cấp, đây là nghĩa vụ của thiết kế.
    Về tiêu chuẩn tính toán thì em fải hỏi chủ đầu tư, xem họ áp dụng theo tiêu chuẩn gì, ví dụ như họ yêu cầu tính theo tc Mỹ, Anh, hoặc TQ, nếu không yêu cầu gì thì ta tính theo tiêu chuẩn VN.
    uống ice-tea, đi BMW

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cách thẩm tra kết cấu công trình ???

      Nguyên văn bởi XUAN THUY
      Việc thẩm tra kết cấu cũng có nghĩa là phải khẳng định lại sự an toàn của phần tính toán kết cấu đó.
      Điều này đòi hỏi mình phải tính lại kết cấu hoặc là xem xét các số liệu, lập luận dẫn đến kết quả tính toán của họ. Vấn đề là người thẩm tra cũng giống như anh trưởng phòng, kiểm tra lại anh nhân viên vậy.

      Tui không hiểu cái cơ chế chéo này ở nước khác họ có hay không và họ xử như thế nào, chứ ở ta vì.. tại luật thôi.
      Vì luật coi sở/bộ là một đại văn phòng, còn các doanh nghiệp là các nhân viên..., tư duy bao cấp còn sót lại ấy mà.

      Rốt cuộc thì ra tòa cũng là anh thiết kế chứ có phải anh thẩm tra đâu, tiền đầu tư cũng chẳng phải của anh thẩm tra, thế sao phải có anh thẩm tra chia trách nhiệm nhỉ.

      Anh thẩm tra không thể có chuyên môn sâu về cái lĩnh vực mà anh thiết kế đang trình bày, ví dụ: nhà máy điện hạt nhân chẳng hạn (ví dụ cho oách), thế thì gọi là đi học hỏi chứ đâu phải là thẩm tra.

      theo tui áh, cơ quan hành chính nhà nước thì chỉ thẩm tra xem anh thiết kế có vi phạm các quy định về lộ giới, chiều cao, pccc, tiêu chuẩn an toàn vv thế là đủ rồi. Thiết kế kết cấu là việc do thiết kế chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư chứ.
      Bác XuanThuy tư duy rất mới hiện đại sao Bác không làm Bộ trưởng xây dựng cho dân nhờ , anh em kỹ sư khoẻ , chứ công tác kiểm định hồ sơ của VN là bắt anh em ngồi tính toán lại công trình của người khác mà theo số liệu của mình rồi đem đi kết luận sai đúng........ người ta gọi đó là kiểm tra chéo........... vô lý hết sức............ theo tui nếu có kiểm tra thì anh phải dựa trên con số đầu vào của người ta (tải trọng, mô hình tính toán , quan niệm...............) rồi dựa vào trình độ của người thẩm kế tìm ra cái sai, không đủ để khuyến cáo mà thôi còn người thiết kế có thay đổi nghe theo hay không họ chịu hoàn toàn trước pháp luật chứ..................

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cách thẩm tra kết cấu công trình ???

        Em thấy thẩm tra là công việc rất phức tạp, thế mà những người lành nghề rất ít thẩm tra, toàn giao cho bọn trẻ chúng em làm. Mà thẩm tra với bên Trung Quốc thì khủng lắm. Bọn họ tính sát lắm, mình tính ra toàn chênh vênh giữa đạt và không đạt.

        Em toàn phải tính lại từ đầu, tính toán theo TCXDVN cho chắc.
        Tuy nhiên mình nói tăng thép, hoặc tăng tiết diện là nó sửa luôn theo ý mình

        Không biết khi xảy ra sự cố thì người thẩm tra có nặng tội không nhỉ?

        Dạo này thẩm tra nhiều quá, toàn công trình lớn, thời gian thì lại gấp

        Thanks các anh!!
        hoahuce@gmail.com

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cách thẩm tra kết cấu công trình ???

          Nguyên văn bởi hoahuce
          Em thấy thẩm tra là công việc rất phức tạp, thế mà những người lành nghề rất ít thẩm tra, toàn giao cho bọn trẻ chúng em làm. Mà thẩm tra với bên Trung Quốc thì khủng lắm. Bọn họ tính sát lắm, mình tính ra toàn chênh vênh giữa đạt và không đạt.

          Em toàn phải tính lại từ đầu, tính toán theo TCXDVN cho chắc.
          Tuy nhiên mình nói tăng thép, hoặc tăng tiết diện là nó sửa luôn theo ý mình

          Không biết khi xảy ra sự cố thì người thẩm tra có nặng tội không nhỉ?

          Dạo này thẩm tra nhiều quá, toàn công trình lớn, thời gian thì lại gấp

          Thanks các anh!!
          - Tớ cũng hay tính lại, nhưng cơ bản dựa trên bảng tính của thiết kế. Chỗ nào nó sai thì tự chỉnh lại, quan trọng là tạo sơ đồ tính. Chỉ sợ thiết kế khi nhập sơ đồ mà sai chỗ nào mình không biết nên tự nhập cho chắc, nếu sai khác thì trao đổi với thiết kế trước để yêu cầu điều chỉnh, nếu thiết kế không điều chỉnh thì ghi lại trong Báo cáo thẩm tra thôi. Thiết kế sẽ chịu trách nhiệm phần không sửa.
          - Đơn vị thẩm tra sẽ chịu trách nhiệm một phần về kết quả thẩm tra, những quy định cụ thể như thế nào thì tớ cũng chưa thấy.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cách thẩm tra kết cấu công trình ???

            Nguyên văn bởi nguyenngoc74
            - Tớ cũng hay tính lại, nhưng cơ bản dựa trên bảng tính của thiết kế. Chỗ nào nó sai thì tự chỉnh lại, quan trọng là tạo sơ đồ tính. Chỉ sợ thiết kế khi nhập sơ đồ mà sai chỗ nào mình không biết nên tự nhập cho chắc, nếu sai khác thì trao đổi với thiết kế trước để yêu cầu điều chỉnh, nếu thiết kế không điều chỉnh thì ghi lại trong Báo cáo thẩm tra thôi. Thiết kế sẽ chịu trách nhiệm phần không sửa.
            - Đơn vị thẩm tra sẽ chịu trách nhiệm một phần về kết quả thẩm tra, những quy định cụ thể như thế nào thì tớ cũng chưa thấy.
            Tôi củng đồng ý với bác XUAN THUY. Tôi thấy nhiều công ty Tư vấn nước ngoài thường mua bảo hiểm cho sản phẩm của họ. Lúc đó NN đâu cần nhúng tay vào việc thẩm tra kết cấu làm gì. Việc đánh giá chất lượng của hồ sơ thiết kế và năng lực của tư vấn lúc này sẽ do các công ty bảo hiểm lo. Khi có sự cố thì bảo hiểm đền cho Chủ đầu tư. Ở VN mình các ông thẩm tra nếu có thẩm tra sai thì củng không có tiền mà đền khi xảy ra sự cố. Theo tôi, việc thẩm tra thiết kế chỉ là tư duy xưa cũ còn sót lại, "cái gì củng phải quản lý, mặc dù quản lý chẳng biết để làm gì".
            Như trường hợp nhà thi đấu Phú Thọ do Meinhardt thiết kế, SCQC thẩm tra, TCTXD số 1 thi công. Trong quá trình thẩm tra có lẽ SCQC cho rằng "đồng hồ tây có bao giờ sai" nên củng làm qua loa đại khái. Đến khi xảy ra sự cố thì chỉ có thiết kế và thi công chịu trách nhiệm lớn nhất về uy tín và vật chất. Sòng phẳng ra mà nói, nếu ông thẩm tra đã ăn tiền thẩm tra, khi xảy ra sự cố do thiết kế ông phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ những thiệt hại mới đúng chứ.
            Nói về những khác biệt giửa ta và Tây có mà nói đến cả năm. Hy vọng là khi gia nhập WTO chúng ta phải chơi theo luật chơi chung của cả thế giới thì những khác biệt và rường rà của luật VN mình sẽ mất đi.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cách thẩm tra kết cấu công trình ???

              Nguyên văn bởi XuanThuy
              Tôi củng đồng ý với bác XUAN THUY. Tôi thấy nhiều công ty Tư vấn nước ngoài thường mua bảo hiểm cho sản phẩm của họ. Lúc đó NN đâu cần nhúng tay vào việc thẩm tra kết cấu làm gì. Việc đánh giá chất lượng của hồ sơ thiết kế và năng lực của tư vấn lúc này sẽ do các công ty bảo hiểm lo. Khi có sự cố thì bảo hiểm đền cho Chủ đầu tư. Ở VN mình các ông thẩm tra nếu có thẩm tra sai thì củng không có tiền mà đền khi xảy ra sự cố. Theo tôi, việc thẩm tra thiết kế chỉ là tư duy xưa cũ còn sót lại, "cái gì củng phải quản lý, mặc dù quản lý chẳng biết để làm gì".
              Như trường hợp nhà thi đấu Phú Thọ do Meinhardt thiết kế, SCQC thẩm tra, TCTXD số 1 thi công. Trong quá trình thẩm tra có lẽ SCQC cho rằng "đồng hồ tây có bao giờ sai" nên củng làm qua loa đại khái. Đến khi xảy ra sự cố thì chỉ có thiết kế và thi công chịu trách nhiệm lớn nhất về uy tín và vật chất. Sòng phẳng ra mà nói, nếu ông thẩm tra đã ăn tiền thẩm tra, khi xảy ra sự cố do thiết kế ông phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ những thiệt hại mới đúng chứ.
              Nói về những khác biệt giửa ta và Tây có mà nói đến cả năm. Hy vọng là khi gia nhập WTO chúng ta phải chơi theo luật chơi chung của cả thế giới thì những khác biệt và rường rà của luật VN mình sẽ mất đi.
              - Bây giờ thì thật ra NN cũng đã không thẩm tra kết cấu rồi, có chăng là thẩm đinh sự tuân thủ của hồ sơ thiết kế theo các TC, quy định hiện hành ở VN.
              - Đúng là đã làm thì phải chịu trách nhiệm, điều này thì ở VN chưa quy định rõ chế tài, trách nhiệm của các chủ thể liên quan dẫn đến nhiều lúc công tác thẩm tra chỉ là hình thức, kiểu hôm nay anh giúp tôi, ngày mai tôi sẽ trả lại
              - Theo tôi nghĩ tốt nhất là công trình nên mua Bảo hiểm, kể cả thiết kế, thẩm tra. Tuy nhiên việc thẩm tra vẫn rất cần thiết, có thể là công tác thẩm tra do đơn vị tư vấn độc lập thực hiện hoặc là bộ phận khác của công ty thực hiện. Còn việc làm sai thì phải chịu trách nhiệm, chế tài ở đây cũng cần quy định rõ ràng.
              - Trong giai đoạn mà cơ chế đang dần hoàn thiện thì việc xảy ra những thiếu sót chắc không tránh khỏi. Mình có đôi dòng mạn đàm, nếu có gì thiếu sót mong các bạn bổ sung

              Ghi chú

              Working...
              X