QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhờ các bác chuyên gia đất yếu giúp đỡ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Nhờ các bác chuyên gia đất yếu giúp đỡ

    Với các dữ liệu mà bạn đưa ra, em có ý kiến này để bác tham khảo:

    Với chiều sâu bùn ~15m, thì khi xử lý đất yếu, độ cố kết của nền đất chắc chắn sẽ kéo đường ống đi theo (theo em nghĩ thì lún ít nhất cũng >1m). Vì là đường ống thép nên sẽ có hiện tượng gãy ống (gấp khúc tại vị trí mối nối, cho dù đó là mối nối ngàm âm dương, có joăng hay không). Bác có thể xử lý như sau:
    - Đóng 1 hệ cọc 2 bên đường ống, chiều sâu cọc phải ngàm vào đất cưng. Lưu ý tuỳ vào chiều dài cọc để quyết định tiết diện, nhưng thông thường có thể dùng cọc 25x25cm.
    - Đổ tấm BTCT phía trên đường ống, chiều rộng khoảng 60-100cm, cách ống khoảng 50-70cm, ở giữa ống và tấm BT có thể lót cat.

    Như vậy, 2 bên đường ống bác có thể đóng giếng cát và gia tải bình thường mà không sợ ảnh hưởng đến đường ống!

    Phương án bác Dũng đưa ra về xử lý bằng hoá chất thì em chưa nghe nói đên. Trước đây cũng có 1 vài ý kiến về cọc gia cố xi măng nhưng đây là công nghệ mới, hình như chưa được sử dụng ở Việt Nam, các bác nên cẩn thận khi sử dung.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Nhờ các bác chuyên gia đất yếu giúp đỡ

      Nguyên văn bởi nokia6230ivngmail
      Với các dữ liệu mà bạn đưa ra, em có ý kiến này để bác tham khảo:

      Với chiều sâu bùn ~15m, thì khi xử lý đất yếu, độ cố kết của nền đất chắc chắn sẽ kéo đường ống đi theo (theo em nghĩ thì lún ít nhất cũng >1m). Vì là đường ống thép nên sẽ có hiện tượng gãy ống (gấp khúc tại vị trí mối nối, cho dù đó là mối nối ngàm âm dương, có joăng hay không). Bác có thể xử lý như sau:
      - Đóng 1 hệ cọc 2 bên đường ống, chiều sâu cọc phải ngàm vào đất cưng. Lưu ý tuỳ vào chiều dài cọc để quyết định tiết diện, nhưng thông thường có thể dùng cọc 25x25cm.
      - Đổ tấm BTCT phía trên đường ống, chiều rộng khoảng 60-100cm, cách ống khoảng 50-70cm, ở giữa ống và tấm BT có thể lót cat.

      Như vậy, 2 bên đường ống bác có thể đóng giếng cát và gia tải bình thường mà không sợ ảnh hưởng đến đường ống!

      Phương án bác Dũng đưa ra về xử lý bằng hoá chất thì em chưa nghe nói đên. Trước đây cũng có 1 vài ý kiến về cọc gia cố xi măng nhưng đây là công nghệ mới, hình như chưa được sử dụng ở Việt Nam, các bác nên cẩn thận khi sử dung.
      Phương án, dùng cầu bản như thế này rất tốn kém, nhưng phải nói đây là một phương án phổ biến hiện nay, nhưng theo tôi, trong trường hợp này có thể so sánh một số phương án sau:
      - Trường hợp 1: Nếu trước đó, đơn vị thiết kế đường ống đã có phương án móng có tính đến trường hợp đắp cao dự kiến >5m (móng cọc chẳng hạn..), thì bạn không lo lắng gì nhiều, vì lún cục bộ trong phạm vi hàng lang an toàn tuyến cống (0.9+0.3+0.9=2.1m) không là vấn đề gì nghiêm trọng, và việc thiết lập hành lang an toàn cho tuyến cống là rất cần thiết.
      - Trường hợp 2: Nếu trước đó đơn vị thiết kế cống thiết kế phương án móng cống sơ sài, thì giờ phải vất vả đây, theo tôi có một số phương án sau:
      + TH2a: Cầu bản dọc tuyến cống .
      + TH2b: Xử lý nền, gia cường tầng đất yếu trong phạm vi bị ảnh hưỡng bằng hoá chất có gốc silicat. Mục tiêu đạt được ở bước này là gia cố móng tuyến cống sau khi cứng hóa nền đất bên dưới ống. Sau đó trở lại giống như trừờng hợp 1, vẫn nên thiết lập hành lang an toàn của tuyến cống, lúc này bạn hoàn toàn không lo ngại về vấn đề lún cục bộ của phần đất đắp trên lưng cống, cũng như lún đối với phần đất yếu kể từ đáy cống xuống bên dưới.

      Sơ bộ là vậy, trong điều kiện nghiên cứu sâu và cụ thể hơn có thể sẽ có nhiều phương án hay hơn , nhưng nguyên tắc cơ bản là:
      - Nên thiết lập hành lang an toàn tuyến cống .
      - Đảm bảo điều kiện chịu lực của kết cấu móng trong trường hợp đắp cao (vì thường bạn không phải lo lắng về áp lực đất đắp tác dụng trên lưng cống vì tiết diện cống nhỏ và đây là loại ống thép chịu lực ).
      Vài ý kiến xin đóng góp !

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Nhờ các bác chuyên gia đất yếu giúp đỡ

        Tôi chỉ sợ là sau khi xử lý xong, anh cauBTCT ko có tiền đền hoặc vô hộp vì:
        + Chiều cao đắp từ 5-6m nếu không có bệ phản áp sẽ dẫn đến hiện tượng trượt trồi đối với các công trình lân cận.
        + Giải pháp bấc thấm ko phải là tối ưu so với cọc cát hoặc giếng cát vì tôi thấy trình độ và chất lượng thi công bấc thấm của nhà thầu VN hơi bị ghê.
        Do đó muốn đi theo anh Liêm bên Tedi South thì cứ làm vì đây là vấn đề ko phải quá khó nhưng ko đơn giản. Nên tham khảo các thầy trước khi bắt tay vào làm.
        Last edited by sonmd; 26-03-2007, 12:13 AM.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Nhờ các bác chuyên gia đất yếu giúp đỡ

          Chào bạn cauBTCT

          Tôi là thành viên mới, đến với đề tài này hơi chậm, không biết hiện nay công trình của bạn đã xử lý xong chưa. Nếu chưa, tôi xin giới thiệu với bạn giải pháp xử lý nền bằng lưới địa lỹ thuật của Tensar để dàn tải, có thể kết hợp với hệ cọc nấm để giải quyết vấn đề của bạn.

          Đặc biệt Tensar cung cấp giải pháp, có bảo hiểm cho toàn bộ công trình do Tensar thiết kế. Chính vì vậy sẽ không có vấn đề vô hộp ở đây. Nếu công trình chưa xử lý xong, bạn vui lòng liên hệ qua email: tensarvn@mellian.com hoặc geogrid@vnn.vn để tìm hiểu thêm chi tiết.

          Tensar cũng đã từng thiết kế xử lý nền đắp trên đất yếu tương tự cho công trình Đại lộ Đông-Tây tại TP. Hồ Chí Minh (đoạn Thủ Đức) do Obayashi làm nhà thầu, PCI & Tedi North là đơn vị thiết kế, dưới nền công trình là đường ống cấp nước phi 2000, tuy nhiên thiết kế không được chấp nhận do bị lưới địa kỹ thuật bị vướng chưa có quy trình tại Việt nam (TediNorth từ chối).

          Hy vọng sẽ được uống bia với bạn tại Hoa Viên

          Gửi kèm là công trình Tensar xử lý nền đất bùn tại công trình siêu thị Metro Hải Phòng-Việt Nam để bạn tham khảo
          Attached Files

          Ghi chú

          Working...
          X