QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dầm BTCT thường nhịp 14m

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

    Bác có thể cho xem hinh ảnh cái quả dầm 14m thực tế thi công xong và bản vẽ cấu thành nên nó được khổng?

    Ghi chú


    • #47
      Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

      Nguyên văn bởi co1972nguyen
      Bác có thể cho xem hinh ảnh cái quả dầm 14m thực tế thi công xong và bản vẽ cấu thành nên nó được khổng?
      Ah, quả dầm của tôi mới qua thẩm thôi chưa vào thi công nên chưa có hình ảnh thực tế. Còn bản vẽ hẹn bạn sau hiện tôi không có.

      Ghi chú


      • #48
        Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

        Xin góp một thông tin tham khảo:

        Đối với các dầm cầu thì lọai dầm BTCT thường dài đến 21 m đã là thiết kế định hình áp dụng rộng rãi từ năm 1970. Nhiều cầu ở Việt nam đã làm như vậy rồi,cá biệt có dầm BTCT thường dài đến 24 m rồi.
        Nếu bạn nào cần tham khảo bản vẽ và bản tính EXCEL cho kêt cấu dầm nhà xưởng thì cho biết, tôi sẽ gỉư file tham khảo.
        GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
        ĐT: 0913 555 194

        Ghi chú


        • #49
          Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

          Nguyên văn bởi nguyenviettrung
          Xin góp một thông tin tham khảo:

          Đối với các dầm cầu thì lọai dầm BTCT thường dài đến 21 m đã là thiết kế định hình áp dụng rộng rãi từ năm 1970. Nhiều cầu ở Việt nam đã làm như vậy rồi,cá biệt có dầm BTCT thường dài đến 24 m rồi.
          Nếu bạn nào cần tham khảo bản vẽ và bản tính EXCEL cho kêt cấu dầm nhà xưởng thì cho biết, tôi sẽ gỉư file tham khảo.
          chào thầy, em rất quan tâm đến bản vẽ và bản tình Excel mà thầy nói, thầy có thể gửi cho em theo địa chỉ thaidung@gmail.com được không! Xin cám ơn!

          Ghi chú


          • #50
            Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

            Nguyên văn bởi nguyenviettrung
            Xin góp một thông tin tham khảo:

            Đối với các dầm cầu thì lọai dầm BTCT thường dài đến 21 m đã là thiết kế định hình áp dụng rộng rãi từ năm 1970. Nhiều cầu ở Việt nam đã làm như vậy rồi,cá biệt có dầm BTCT thường dài đến 24 m rồi.
            Nếu bạn nào cần tham khảo bản vẽ và bản tính EXCEL cho kêt cấu dầm nhà xưởng thì cho biết, tôi sẽ gỉư file tham khảo.
            Hay quá, Thày gửi cho em một bản với.

            tphuongxdd@yahoo.com.vn

            Hoặc:

            ptphuongxd@gmail.com

            Em xin cảm ơn Thày!!!
            tphuongcdc@gmail.com

            Ghi chú


            • #51
              Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

              Nguyên văn bởi nguyenviettrung
              Xin góp một thông tin tham khảo:

              Đối với các dầm cầu thì lọai dầm BTCT thường dài đến 21 m đã là thiết kế định hình áp dụng rộng rãi từ năm 1970. Nhiều cầu ở Việt nam đã làm như vậy rồi,cá biệt có dầm BTCT thường dài đến 24 m rồi.
              Nếu bạn nào cần tham khảo bản vẽ và bản tính EXCEL cho kêt cấu dầm nhà xưởng thì cho biết, tôi sẽ gỉư file tham khảo.
              -Thầy cho em xin một bản nhé? Cám ơn thầy.
              chia sẽ phần mềm miễn phí cho cộng đồng
              www.dutoanonline.com

              Ghi chú


              • #52
                Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

                Chào cả nhà
                1- Trong Thư viện phần mềm ngành Càu đường, tôi đã gửi file EXCEL tính dầm BTCT thường theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 ( là TC dựa theo AASHTO LRFD 1998 của Hoa-ky). Xin các bạn tìm ở đó cho nhanh.

                2- Tuy nhiên, cái TC mới của Bộ XD-2006 thì lại có vẻ dựa theo TC Liên xô cũ chư không dựa theo EuroCode, như vậy có nhiều điểm giống với Tiêu chuẩn cũ của Bộ GTVT la 22TCN 18-79. Để phục vụ các bạn cần tính theo TC Bộ XD-2006 tôi xin gửi bản tính một cầu BTCT thường theo Tiêu chuẩn 22TCN 18-79 cũ của Bộ GTVT. Xin các bạn chỉ coi đây là tài liệu tham khảo. rồi các bạn sẽ viết lại theo ý riêng nhé.

                3- Tôi cũng xin gửi 1 bộ bản vẽ CAD của dầm cầu 15 m để tham khảo.
                Attached Files
                GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                ĐT: 0913 555 194

                Ghi chú


                • #53
                  Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

                  Nguyên văn bởi ksminh
                  Cách Tính Toán Cho Cái Dầm Này Theo Tôi Thì Tính Như Sau; Chia Dầm Thành Hai Vùng D Và Vùng B; Xem Hình Vẽ; Và Vùng D Thiết Kế Theo Dàn ảo; Vùng B Thiết Kế Thoe Dầm Bình Thường; Kiểm Tra độ Vỗng Và Nứt Cho Vùng B; Thì Yên Tâm Mà Ngủ ; Không Cần Phải Thức Vài đêm;
                  Ai Có ý Kiến Gì Thì Góp ý Nhé

                  Dúng là vùng nách là vùng D (Discontinuity) thì tính theo mô hình giàn ảo là hợp lý.Em cũng đang tìm hiểu về vấn đề này.Bác minh có thể đưa lên mô hình dàn ảo bác lập cho nút khung nối cột và dầm ở tầng mái cho anh em tham khảo ko.

                  Ghi chú


                  • #54
                    Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

                    Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                    Chào cả nhà
                    1- Trong Thư viện phần mềm ngành Càu đường, tôi đã gửi file EXCEL tính dầm BTCT thường theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 ( là TC dựa theo AASHTO LRFD 1998 của Hoa-ky). Xin các bạn tìm ở đó cho nhanh.

                    2- Tuy nhiên, cái TC mới của Bộ XD-2006 thì lại có vẻ dựa theo TC Liên xô cũ chư không dựa theo EuroCode, như vậy có nhiều điểm giống với Tiêu chuẩn cũ của Bộ GTVT la 22TCN 18-79. Để phục vụ các bạn cần tính theo TC Bộ XD-2006 tôi xin gửi bản tính một cầu BTCT thường theo Tiêu chuẩn 22TCN 18-79 cũ của Bộ GTVT. Xin các bạn chỉ coi đây là tài liệu tham khảo. rồi các bạn sẽ viết lại theo ý riêng nhé.

                    3- Tôi cũng xin gửi 1 bộ bản vẽ CAD của dầm cầu 15 m để tham khảo.
                    Cám ơn thầy Trung!!!!

                    Ghi chú


                    • #55
                      Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

                      Nguyên văn bởi bacnghean
                      các bác ơi giúp em với !!!!!!!!
                      em đang thiết kế một công trình dầm phía trước có nhịp 16,8m
                      do nằm trước mặt công trình nên dầm ko được cao quá
                      - bên thẩm định họ bảo dùng thép hình bọc bê tông
                      liệu phương án ấy có dược không?
                      nếu dùng phương án áy thì chú ý những điểm nào
                      các bác cho em ý kiến với
                      em cảm ơn nhiều
                      Mình không biết bên nào họ thẩm định cho bạn, nhưng mà theo kinh nghiệm bản thân thì cái chuyện dùng bêtông bọc thép hình là ko ổn rồi. Nứt là cái chắc! Cẩn thận ko sau này bê tông nó rụng ra, rơi vỡ đầu người ta đấy
                      Jack of Club

                      Ghi chú


                      • #56
                        Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

                        Ah, dùng thép hình bọc bê tông phải không? nhìn nhầm...!
                        Nhưng mà dùng dầm bằng thép hình thì cần gì bê tông nữa nhỉ..? Nếu cần phải làm dầm bằng bê tông để liên kết với bản hoặc cột thì cái thép hình kia nó liên kết vào đâu?? Chưa hình dung ra cái kết cấu của bạn, nhưng mà nếu bạn làm dầm đỡ bằng thép hình thì tốt nhất là nên để 2 đầu đều là gối tựa tự do (không nên tạo liên kết cố định hoặc ngàm) vì thép hình giãn nở nhiệt rất nhiều so với bê tông.
                        Jack of Club

                        Ghi chú


                        • #57
                          Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

                          Mặt khác tôi chưa thấy trong quy phạm của vn có nhắc đến ( chắc là ít đọc ) nhưng tôi cũng đã tk 1 cái dầm 15m, phía trên là phòng họp, dầm h1200, b400, táng thép )28, AIII mà vẫn cứ lo lo. Nhưng trên thực té ở tam đảo có cái dầm đỡ mái bằng btct thường dài tới.......18m cũng là 1 kỳ quan cho chúng ta tham khảo.[/QUOTE]

                          Các bác xây dân dụng ít được tiếp cận với các dầm có nhịp lớn. Các kỹ sư ngành khác vẫn thiết kế dầm nhịp lớn như cơm bữa:
                          - Kỹ sư ngành cầu: dầm nhịp 15m, 19, 21, 24m là chuyện thường (rất nhiều cầu trên đường quốc lộ 1)
                          - Kỹ sư ngành cảng: thiết kế các đà tàu có nhịp 12 m, bxh=2,5x3,5 chịu tải trọng của con tàu trên đó (đà tàu 50.000 DWT nhà máy đóng tàu Nam Triệu)
                          - Kỹ sư ngành thủy điện: các cấu kiện vừa dài vừa to

                          Ngay trong nhà dân dụng cũng sử dụng dầm nhịp lớn đấy chớ, nhà ở sân gôn Đồng Mô có nhịp 18 m, các bác cứ chịu khó cầy cuốc lấy tiền vào đó mà xem (70$/vé vào cửa)

                          Ghi chú


                          • #58
                            Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

                            Nguyên văn bởi daucuchuoi
                            Mặt khác tôi chưa thấy trong quy phạm của vn có nhắc đến ( chắc là ít đọc ) nhưng tôi cũng đã tk 1 cái dầm 15m, phía trên là phòng họp, dầm h1200, b400, táng thép )28, AIII mà vẫn cứ lo lo. Nhưng trên thực té ở tam đảo có cái dầm đỡ mái bằng btct thường dài tới.......18m cũng là 1 kỳ quan cho chúng ta tham khảo.
                            Các bác xây dân dụng ít được tiếp cận với các dầm có nhịp lớn. Các kỹ sư ngành khác vẫn thiết kế dầm nhịp lớn như cơm bữa:
                            - Kỹ sư ngành cầu: dầm nhịp 15m, 19, 21, 24m là chuyện thường (rất nhiều cầu trên đường quốc lộ 1)
                            - Kỹ sư ngành cảng: thiết kế các đà tàu có nhịp 12 m, bxh=2,5x3,5 chịu tải trọng của con tàu trên đó (đà tàu 50.000 DWT nhà máy đóng tàu Nam Triệu)
                            - Kỹ sư ngành thủy điện: các cấu kiện vừa dài vừa to

                            Ngay trong nhà dân dụng cũng sử dụng dầm nhịp lớn đấy chớ, nhà ở sân gôn Đồng Mô có nhịp 18 m, các bác cứ chịu khó cầy cuốc lấy tiền vào đó mà xem (70$/vé vào cửa) [/QUOTE]
                            oh! đúng như vậy; nhưng chúgn ta là kỷ sư Việt Nam; không có cập nhật nhiều kết cấu vĩ đại của nước ngoài;và chẳng có tiền để làm những kết cấu đồ sộ như thế; nhưng trong những năm gần đây ; bắt đầu có su hướng thiết kế mấy công trình vượt nhịp cho kết cấu NHÀ; lý thuyết mà ta học chỉ áp dụng cho nhà có nhịp vừa phải ; với nhà nhịp khoảng trên 11 mét là thấy ngán lắm rồi ; giải pháp của kết cấu này không có được học mà tài liệu thì hiếm;
                            hiện nay nếu thiết kế vượt nhịp mà dùng lý thuyết tính toán bình thường thì cũng ngán thật; nên tôi có vài đề nghị ; các bạn có thể dùng những PP sau để design nó nhé:
                            +khi dầm vượt nhịp; thiết kế có thể chuyển sang dàn thép ; thường dùng cho nhà thép
                            + phương pháp dàn ảo
                            + phương pháp UST
                            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                            Ghi chú


                            • #59
                              Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

                              Nguyên văn bởi ksminh
                              oh! đúng như vậy; nhưng chúgn ta là kỷ sư Việt Nam; không có cập nhật nhiều kết cấu vĩ đại của nước ngoài;và chẳng có tiền để làm những kết cấu đồ sộ như thế; nhưng trong những năm gần đây ; bắt đầu có su hướng thiết kế mấy công trình vượt nhịp cho kết cấu NHÀ; lý thuyết mà ta học chỉ áp dụng cho nhà có nhịp vừa phải ; với nhà nhịp khoảng trên 11 mét là thấy ngán lắm rồi ; giải pháp của kết cấu này không có được học mà tài liệu thì hiếm;
                              Lại bốc phét rồi , các thầy bê tông mà nghe thấy bác nói thế này chắc lăn ra khóc mất
                              hiện nay nếu thiết kế vượt nhịp mà dùng lý thuyết tính toán bình thường thì cũng ngán thật; nên tôi có vài đề nghị ; các bạn có thể dùng những PP sau để design nó nhé:
                              +khi dầm vượt nhịp; thiết kế có thể chuyển sang dàn thép ; thường dùng cho nhà thép
                              + phương pháp dàn ảo
                              + phương pháp UST
                              Ba cái này có ai gọi nó là ba "phương pháp" đâu?
                              Thêm nữa, ai bảo dầm nhịp lớn thì dùng giàn ảo thiết kế, bác về đọc lại cái cuốn mà bác bảo là "đọc kĩ lắm rồi" xem nó nói khi nào thì dùng giàn ảo nhé, nếu ko thấy quyển "sách gối đầu giường" đấy nữa thì về đọc cái này cho đơn giản: ACI 318-02

                              Ghi chú


                              • #60
                                Ðề: Dầm BTCT thường nhịp 14m

                                Nguyên văn bởi ninh47xd
                                Lại bốc phét rồi , các thầy bê tông mà nghe thấy bác nói thế này chắc lăn ra khóc mất

                                Ba cái này có ai gọi nó là ba "phương pháp" đâu?
                                Thêm nữa, ai bảo dầm nhịp lớn thì dùng giàn ảo thiết kế, bác về đọc lại cái cuốn mà bác bảo là "đọc kĩ lắm rồi" xem nó nói khi nào thì dùng giàn ảo nhé, nếu ko thấy quyển "sách gối đầu giường" đấy nữa thì về đọc cái này cho đơn giản: ACI 318-02
                                Đồng chí Minh nên làm theo lời khuyên cua bạn Ninh47xd đi nhé. Theo tôi, thì thà bạn biết chắc một thứ còn hơn cái gì bạn cũng động vào nhưng không có cái gì đúng cả. Không biết thì học chứ diễn đàn không phải chỗ cho bạn nói lung tung ,cá nhân tôi đọc thấy phản cảm quá.

                                Trả lời bạn mấy điểm sau về dàn ảo vì tôi thấy bạn có vẻ thích thú món này quá : Dàn ảo dùng để tính ở trạng thái giới hạn cuối cùng chứ không dùng để tính nứt. Nó cũng không có liên quan gì đến 'phương pháp UST ' vì trong kết cấu dầm cầu có dùng UST, người ta vẫn dùng dàn ảo để phân tích. Còn chuyện tại sao nó lại được sử dụng ngày càng phổ biến là bởi vì nó khiến người kĩ sư có thể cảm nhận trực quan sự phân phối ứng suất trong kết cấu ( nhất là vùng D ) và có thể tính toán kết cấu tương đối phức tạp bằng tay mà không cần dùng chương trình máy tính với độ chính xác chấp nhận được
                                Còn kiến thức về dao động của bạn cũng vậy, nên đọc lại các kiến thức cơ bản.
                                Last edited by akphung; 06-04-2007, 07:03 PM.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X