QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

    Em có một vấn đề thuộc về kinh nghiệm: nó là thế này
    Khi thiết kế nhà dân 3-4 tầng, khi tính nội lực khung (không gian) em dùng Sap để mô hình và tính toán, nếu khai báo đầy đủ tải trọng gió (gió hút và gió đẩy, theo TCVN) tác dụng lên công trình thì kết quả Moment trong cột sẽ lớn -> thép chịu lực cũng lớn theo. làm như thế đôi lúc nhà 2 tâng bước cột, cột 250x200, (4.8x4m) thép chịu lực trong cột đến 6phi 18, nhưng thực tế có nhà chỉ làm 4phi18 cũng chịu được rồi.
    Vấn đề ở đây là trong quan niệm tính toán, có một số người chỉ đưa khoảng 30-40% tải gió tác dụng thôi ( mặc dù đã lấy gió địa hình dạng C, áp lực gió tiêu chuẩn Wo = 95Kg/m2), làm như thế về văn bản pháp quy sai là rõ rồi.
    Ở một cách khác nếu đưa cả tường (tường dày 200, 150 ) vào trong mô hình tính toán thì kết quả thép cột sẽ nhỏ hơn, thép dầm sẽ khác đi, tới mức 4phi 18 như ở trên.
    Các bác nào có kinh nghiệm chỉ bảo cho em với.

  • #2
    Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

    Hình như có quyển sách đề cập rất rõ đến vấn đề tính toán nhà xây chen trong thành phố rồi đấy! Cậu tìm đọc đi sẽ rõ ngay ấy mà!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

      Nguyên văn bởi nguyenson
      Em có một vấn đề thuộc về kinh nghiệm: nó là thế này
      Khi thiết kế nhà dân 3-4 tầng, khi tính nội lực khung (không gian) em dùng Sap để mô hình và tính toán, nếu khai báo đầy đủ tải trọng gió (gió hút và gió đẩy, theo TCVN) tác dụng lên công trình thì kết quả Moment trong cột sẽ lớn -> thép chịu lực cũng lớn theo. làm như thế đôi lúc nhà 2 tâng bước cột, cột 250x200, (4.8x4m) thép chịu lực trong cột đến 6phi 18, nhưng thực tế có nhà chỉ làm 4phi18 cũng chịu được rồi.
      Vấn đề ở đây là trong quan niệm tính toán, có một số người chỉ đưa khoảng 30-40% tải gió tác dụng thôi ( mặc dù đã lấy gió địa hình dạng C, áp lực gió tiêu chuẩn Wo = 95Kg/m2), làm như thế về văn bản pháp quy sai là rõ rồi.
      Ở một cách khác nếu đưa cả tường (tường dày 200, 150 ) vào trong mô hình tính toán thì kết quả thép cột sẽ nhỏ hơn, thép dầm sẽ khác đi, tới mức 4phi 18 như ở trên.
      Các bác nào có kinh nghiệm chỉ bảo cho em với.
      Các ý của Bác là đúng đấy khi tính nhà phố mà đưa gió vào thì Momen cột rất lớn --> tiết diện cột lớn (chưa nói đến thép) --> mà cột lớn sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc nhà phố (3.5mx15m,4x20,4.5x20) nên bắt chúng ta phải chọn tiết diện cột 200x200 hoặc 250x250 lúc đó sẽ tăng đường kính cốt thép lên (thường sài f18) đây yếu tồ thẩm mỹ , mà thực tế trong khu vực xây chen trong thành phố thì gió có thể xem xét bỏ qua hoặc đưa vào với hệ số giảm tải hợp lý (cái này do kinh nghiệm).. qua kiểm nghiệm thực tế nhà phố cao 4 tầng cột 200x200 thép 6f18 (từ tầng trệt đến lầu 1) có sao đâu gió bão sanxê vừa rồi có sụp đâu.................. yên tâm đi

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

        Nguyên văn bởi co1972nguyen
        Các ý của Bác là đúng đấy khi tính nhà phố mà đưa gió vào thì Momen cột rất lớn --> tiết diện cột lớn (chưa nói đến thép) --> mà cột lớn sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc nhà phố (3.5mx15m,4x20,4.5x20) nên bắt chúng ta phải chọn tiết diện cột 200x200 hoặc 250x250 lúc đó sẽ tăng đường kính cốt thép lên (thường sài f18) đây yếu tồ thẩm mỹ , mà thực tế trong khu vực xây chen trong thành phố thì gió có thể xem xét bỏ qua hoặc đưa vào với hệ số giảm tải hợp lý (cái này do kinh nghiệm).. qua kiểm nghiệm thực tế nhà phố cao 4 tầng cột 200x200 thép 6f18 (từ tầng trệt đến lầu 1) có sao đâu gió bão sanxê vừa rồi có sụp đâu.................. yên tâm đi
        Ông Lưu Đình Khẩn, nguyên là giám đốc Sở xây dựng Long An cho biết: “Theo giấy phép thì người ta chỉ cho xây dựng một trệch, một lầu, một lửng và mái ngói. Nhưng ở đây chủ nhà đã cho làm luôn thêm hai sàn nữa, tức là một trệt, ba lầu, một lửng. Riêng cái cột, theo bản vẽ là 20x20, nhịp là 5m và bước cột là 4m là tôi thấy không bảo đảm được. Như vậy ngay từ khâu thiết kế là đã không an toàn.”
        Nói như thế thì tính sao đây hở bác!!!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

          Nguyên văn bởi nguyenson
          Ông Lưu Đình Khẩn, nguyên là giám đốc Sở xây dựng Long An cho biết: “Theo giấy phép thì người ta chỉ cho xây dựng một trệch, một lầu, một lửng và mái ngói. Nhưng ở đây chủ nhà đã cho làm luôn thêm hai sàn nữa, tức là một trệt, ba lầu, một lửng. Riêng cái cột, theo bản vẽ là 20x20, nhịp là 5m và bước cột là 4m là tôi thấy không bảo đảm được. Như vậy ngay từ khâu thiết kế là đã không an toàn.”
          Nói như thế thì tính sao đây hở bác!!!
          Bác này lạ nhỉ sao Bác lại đi lấy 1 cái nhà của kỹ sư Tèo để đi so sánh với những người khác vậy!!!!!!!!!!!!! 1 cái nhà sập không phải là chuyện đơn giản chỉ có thi công làm chất lượng ẩu thì mới sụp còn nếu làm đúng chất lượng mà nếu kết cấu có vấn đề thì không sụp cái rầm như vậy mà nó sẽ phá hoại theo như sách vở chứ (hình thành vết nứt , chảy dẻo, phá hoại dòn...v....v...)
          Bác nên nhớ rằng rất nhiều công trình sụp đổ trên thế giới là do sử dụng tải vượt quá giới hạn (người đông, tuyết rơi,....) chứ không phải sụp lúc đang thi công khi chưa chịu tải (chỉ tải trọng bản thân) như ở Việt Nam ta chứng tỏ rằng đó là chất lượng thi công, quy trinh thi công sai còn bản chất cột 200x200 vẫn dư sức chịu tải trọng bản thân của ngôi nhà 4 tầng không tin Bác thử tính đi

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

            Nguyên văn bởi co1972nguyen
            Bác này lạ nhỉ sao Bác lại đi lấy 1 cái nhà của kỹ sư Tèo để đi so sánh với những người khác vậy!!!!!!!!!!!!! 1 cái nhà sập không phải là chuyện đơn giản chỉ có thi công làm chất lượng ẩu thì mới sụp còn nếu làm đúng chất lượng mà nếu kết cấu có vấn đề thì không sụp cái rầm như vậy mà nó sẽ phá hoại theo như sách vở chứ (hình thành vết nứt , chảy dẻo, phá hoại dòn...v....v...)
            Bác nên nhớ rằng rất nhiều công trình sụp đổ trên thế giới là do sử dụng tải vượt quá giới hạn (người đông, tuyết rơi,....) chứ không phải sụp lúc đang thi công khi chưa chịu tải (chỉ tải trọng bản thân) như ở Việt Nam ta chứng tỏ rằng đó là chất lượng thi công, quy trinh thi công sai còn bản chất cột 200x200 vẫn dư sức chịu tải trọng bản thân của ngôi nhà 4 tầng không tin Bác thử tính đi
            Thử tính đơn giản thế này nhá:
            - BT M200, Rn=90Kg/cm2
            Tiết diện cột 200*200 --> SCT (tính sơ bộ)=20*20*90=36Tấn (đây chỉ là tính chịu nén của BT thôi)
            - Ô sàn nhịp 5x4m, tính cho cột giữa --> ô truyền tải là (2.5x4)m.
            - Tải nhà ở 1 tầng xấp xỉ 800-1000Kg/m2 sàn (đã tính cả hoạt tải và tĩnh tải) ---> 4 tầng = 2.5*4*4=40m2. Như vậy cột tầng trệt phải chịu khoảng 36-40T rồi.
            Nói như trên thì cận kề không an toàn quá (vì nếu đưa thêm các yếu tố chủ quan, sai sót khi trong thi công thì thiết kế đó không đạt rồi).
            Nhà 4 tầng như bác nói trên em mà thiết kế thì tồi thiểu cột tầng trệt cũng là 250x200. Bác nghĩ sao ạ.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

              Nguyên văn bởi nguyenson
              Thử tính đơn giản thế này nhá:
              - BT M200, Rn=90Kg/cm2
              Tiết diện cột 200*200 --> SCT (tính sơ bộ)=20*20*90=36Tấn (đây chỉ là tính chịu nén của BT thôi)
              - Ô sàn nhịp 5x4m, tính cho cột giữa --> ô truyền tải là (2.5x4)m.
              - Tải nhà ở 1 tầng xấp xỉ 800-1000Kg/m2 sàn (đã tính cả hoạt tải và tĩnh tải) ---> 4 tầng = 2.5*4*4=40m2. Như vậy cột tầng trệt phải chịu khoảng 36-40T rồi.
              Nói như trên thì cận kề không an toàn quá (vì nếu đưa thêm các yếu tố chủ quan, sai sót khi trong thi công thì thiết kế đó không đạt rồi).
              Nhà 4 tầng như bác nói trên em mà thiết kế thì tồi thiểu cột tầng trệt cũng là 250x200. Bác nghĩ sao ạ.
              Tôi dùng tiết diện 200x200 thép 4f20 thế Bác 250x200 bao nhiêu fi?
              Thế tại sao nhà chưa chất tải mà đã sập??????????????? chỉ có làm ẩu, chất lượng tồi thì mới sập đúng chưa nào không lẽ kết cấu vượt quá 5T lại sập..........HU HU HU

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

                Nếu tải gió lấy khoảng 20-30% lên công trình thì tối thiểu em cũng lấy cột 250x200, bố trí 6phi18.
                Thì đúng là cái nhà trên sập trong giai đoạn thi công có nghĩa chất lượng thi công quá ẩu rồi, nhưng từ đó mình phải rút ra kinh nghiệm gì chứ nhỉ.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

                  Nguyên văn bởi nguyenson
                  Nếu tải gió lấy khoảng 20-30% lên công trình thì tối thiểu em cũng lấy cột 250x200, bố trí 6phi18.
                  Thì đúng là cái nhà trên sập trong giai đoạn thi công có nghĩa chất lượng thi công quá ẩu rồi, nhưng từ đó mình phải rút ra kinh nghiệm gì chứ nhỉ.
                  Tui bây giờ mới đọc đến topic này, cũng muốn trao đổi cùng bạn.
                  1. Khi tính toán phải dựa trên QC & TC, nếu tải trọng đã tính, phải tính cho đủ, không thể nói rằng do có tường chèn mà chỉ tính 20~30% tải trọng gió (chẳng hạn) vì không thể nói chủ nhà ở mà không được cải tạo nhà (đập tường cũ, xây tường mới) hoặc nếu có bán nhà chủ mới không được cải tạo....
                  2. Các dẫn chứng đưa ra nên theo TC , chẳng hạn mác BT 200, bạn tính Rn = 90kg/cm2 là không đúng. Với BT thi công theo phương đứng, m1=0.85, cột có cạnh dài <30cm , m2=0.85. Vập Rn = 0.85 x 0.85 x90 ~65 kg/cm2 cho các cột có cạnh dài <30cm.
                  3. Nếu bạn tính cột 200x250 và 6d18 mới đủ thì cứ bố trí như vậy (có thể lớn hoặc nhỏ so với người khác) theo đúng lập luận của bạn trừ khi bạn thấy những ý kiến khác có lý hơn bạn.
                  Thân mến

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

                    Nếu tính thế nào đặt thế đó thì không hiểu nếu mà tính cả động đất thì thép sẽ được đặt như thế nào nhỉ? May là VN nằm ở vùng ít chịu ảnh hưởng của động đất chứ nếu HN hay SG mà xảy ra động đất cấp 6, hay 7 thì không hiểu những ngôi nhà thiết kế "bốc thuốc", thi công "ăn cắp" sẽ như thế nào?!
                    Theo tiêu chuẩn thì HN hay SG có thể lấy dạng địa hình C (là địa hình bị che chắn mạnh, có nhiều vật cản sát nhau cao từ 10m trở lên nên hệ số K giảm nhiều (còn bằng 1/2 so với địa hình A khi h<15m). Đối với vùng ảnh hưởng của bão được đành giá là yếu (như HN, SG...)giá trị của áp lực gió W0 được giảm đi 10kG/m2 đối với vùng I-A, 12kG/m2 đối với vùng II-A,và 15 kG/m2 đối với vùng III-A.
                    Cứ theo tiêu chuẩn mà làm thôi các bác ạ! Chết đâu có chủ nhà chịu!!!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tải gió lên khung BTCT toàn khối nhà dân

                      Nguyên văn bởi kết cấu sư
                      Nếu tính thế nào đặt thế đó thì không hiểu nếu mà tính cả động đất thì thép sẽ được đặt như thế nào nhỉ? May là VN nằm ở vùng ít chịu ảnh hưởng của động đất chứ nếu HN hay SG mà xảy ra động đất cấp 6, hay 7 thì không hiểu những ngôi nhà thiết kế "bốc thuốc", thi công "ăn cắp" sẽ như thế nào?!
                      Theo tiêu chuẩn thì HN hay SG có thể lấy dạng địa hình C (là địa hình bị che chắn mạnh, có nhiều vật cản sát nhau cao từ 10m trở lên nên hệ số K giảm nhiều (còn bằng 1/2 so với địa hình A khi h<15m). Đối với vùng ảnh hưởng của bão được đành giá là yếu (như HN, SG...)giá trị của áp lực gió W0 được giảm đi 10kG/m2 đối với vùng I-A, 12kG/m2 đối với vùng II-A,và 15 kG/m2 đối với vùng III-A.
                      Cứ theo tiêu chuẩn mà làm thôi các bác ạ! Chết đâu có chủ nhà chịu!!!
                      Cứ theo tiêu chuẩn mà làm thôi các bác ạ!Chủ nhà không thuê - KS chịu
                      BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

                      Ghi chú

                      Working...
                      X