Một số ý kiến về việc phân tích kết cấu công trình đồng thời với nền
Về vấn đề thiết kế công trình (nói chung) theo mô hình kết cấu công trình làm việc đồng thời với nền, tôi xin góp ý như sau:
1. Thứ nhất đây là vấn đề rất phức tạp mà trình độ KHKT hiện nay chưa thể giải quyết một cách triệt để (tôi muốn nói đến tính ứng dụng của giải pháp hay mô hình tính) mặc dù về mặt lý thuyết đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trên thực tế kể cả trên thế giới vẫn chưa có ai khẳng định được là đã xây dựng được mô hình tính toán hoàn chỉnh mà mới chỉ bó hẹp ở vài trường hợp đơn giản cụ thể như một số bạn đã đề cập. Ở đây tôi xin đề cập đến độ tin cậy của kết quả tính toán. Giả sử trong tay bạn đã có một phương thức (bao gồm cả phương pháp tính và công cụ tính toán) tính có độ tin cậy rất cao nhưng vấn đề ở chỗ số liệu đầu vào để có thể mô hình hóa nền đất có đạt độ tin cậy mà chúng ta mong muốn. Ai cũng hiểu rằng hình ảnh của nền đất mà chúng ta có được từ kết quả khảo sát địa chất là rất sơ lược (đôi khi quá sơ sài và có thể không chính xác) so với bản chất cơ lý hóa của đất. Do vậy, liệu chúng ta có nên tin tưởng vào kết quả của một công cụ có thể tính toán rất chính xác nhưng với một số liệu đầu vào khá phập phù. Theo tôi, về mặt phương pháp luận đề giải quyết một vấn đề phức tạp như vậy cần rất đồng bộ về tất cả các khâu: số liệu đầu vào, mô hình tính, công cụ tính và kinh nghiệm xử lý kết quả và tôi cũng nghĩ rằng phương pháp nghiên cứu bằng thực nghiệm có thể là một hướng đi hay.
2. Thứ hai, khi tính toán thiết kế cho nhà cao tầng, với đặc thù tải trọng và yêu cầu tính ổn định cao của nó thì giải pháp nền móng chủ yếu là hướng tới biện pháp cọc chống, giải pháp này có độ an toàn cao. Do đó không nên quá tập trung vào vấn đề hóc búa này. Tôi nghĩ rằng với công trình sử dụng móng nông thì mới cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
3. Thứ ba, phải thừa nhận rằng khi thiết kế chúng ta mới chỉ làm việc trên 1 mô hình tưởng tượng (mô hình toán học) nhiều khi thực tế thi công đã làm cho điều kiện biên của bài toán khác đi nhiều. Ví dụ móng đặt nông trên nền đất tự nhiên, khi thiết kế thì sử dụng số liệu khảo sát từ việc khoan lấy mẫu nhưng khi ra thi công đào móng thì đã làm phá vỡ kết cấu tự nhiên của đất mất rồi thì công trình thực đương nhiên cũng làm việc sai khác so với mô hình mà ta đã tạo ra.
Tóm lại, tôi viết mấy suy nghĩ trên hoàn toàn không phải để phủ nhận quyết tâm và kết quả nghiên cứu tìm tòi của anh em mà chỉ giãi bày một số băn khoăn của mình khi đụng chạm vào vấn đề này. Tôi chỉ "cảm" thấy rằng liệu có nên không trong thiết kế thực tế khi áp dụng một phương pháp chính xác trong khi điều kiện biên không có độ chính xác tương ứng hay là cứ đơn giản hóa thì phù hợp hơn. Rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, anh em bạn bè đồng nghiệp.
Về vấn đề thiết kế công trình (nói chung) theo mô hình kết cấu công trình làm việc đồng thời với nền, tôi xin góp ý như sau:
1. Thứ nhất đây là vấn đề rất phức tạp mà trình độ KHKT hiện nay chưa thể giải quyết một cách triệt để (tôi muốn nói đến tính ứng dụng của giải pháp hay mô hình tính) mặc dù về mặt lý thuyết đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trên thực tế kể cả trên thế giới vẫn chưa có ai khẳng định được là đã xây dựng được mô hình tính toán hoàn chỉnh mà mới chỉ bó hẹp ở vài trường hợp đơn giản cụ thể như một số bạn đã đề cập. Ở đây tôi xin đề cập đến độ tin cậy của kết quả tính toán. Giả sử trong tay bạn đã có một phương thức (bao gồm cả phương pháp tính và công cụ tính toán) tính có độ tin cậy rất cao nhưng vấn đề ở chỗ số liệu đầu vào để có thể mô hình hóa nền đất có đạt độ tin cậy mà chúng ta mong muốn. Ai cũng hiểu rằng hình ảnh của nền đất mà chúng ta có được từ kết quả khảo sát địa chất là rất sơ lược (đôi khi quá sơ sài và có thể không chính xác) so với bản chất cơ lý hóa của đất. Do vậy, liệu chúng ta có nên tin tưởng vào kết quả của một công cụ có thể tính toán rất chính xác nhưng với một số liệu đầu vào khá phập phù. Theo tôi, về mặt phương pháp luận đề giải quyết một vấn đề phức tạp như vậy cần rất đồng bộ về tất cả các khâu: số liệu đầu vào, mô hình tính, công cụ tính và kinh nghiệm xử lý kết quả và tôi cũng nghĩ rằng phương pháp nghiên cứu bằng thực nghiệm có thể là một hướng đi hay.
2. Thứ hai, khi tính toán thiết kế cho nhà cao tầng, với đặc thù tải trọng và yêu cầu tính ổn định cao của nó thì giải pháp nền móng chủ yếu là hướng tới biện pháp cọc chống, giải pháp này có độ an toàn cao. Do đó không nên quá tập trung vào vấn đề hóc búa này. Tôi nghĩ rằng với công trình sử dụng móng nông thì mới cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
3. Thứ ba, phải thừa nhận rằng khi thiết kế chúng ta mới chỉ làm việc trên 1 mô hình tưởng tượng (mô hình toán học) nhiều khi thực tế thi công đã làm cho điều kiện biên của bài toán khác đi nhiều. Ví dụ móng đặt nông trên nền đất tự nhiên, khi thiết kế thì sử dụng số liệu khảo sát từ việc khoan lấy mẫu nhưng khi ra thi công đào móng thì đã làm phá vỡ kết cấu tự nhiên của đất mất rồi thì công trình thực đương nhiên cũng làm việc sai khác so với mô hình mà ta đã tạo ra.
Tóm lại, tôi viết mấy suy nghĩ trên hoàn toàn không phải để phủ nhận quyết tâm và kết quả nghiên cứu tìm tòi của anh em mà chỉ giãi bày một số băn khoăn của mình khi đụng chạm vào vấn đề này. Tôi chỉ "cảm" thấy rằng liệu có nên không trong thiết kế thực tế khi áp dụng một phương pháp chính xác trong khi điều kiện biên không có độ chính xác tương ứng hay là cứ đơn giản hóa thì phù hợp hơn. Rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, anh em bạn bè đồng nghiệp.
Ghi chú