QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về khung béton

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về khung béton

    Em chào các anh. Các anh cho em hỏi mấy câu liên quan đến khung bê tông cốt thép:
    1. Nút khung nhà cao tầng khác nút khung nhà thấp tầng ở điểm nào?
    2. Nếu xét một khung beton cốt thép,căn cứ vào đâu để biết dầm đặt liên kết khớp với cột hay liên kết ngàm với cột?
    3. Nếu tính ra thép sàn Fa=2,5cm^2 thì nên chọn theo phương án nào trong 2 phương án sau: - đặt fi6 a=110 hay - đặt fi8 a=200? Tại sao?
    Có 3 câu thui, các anh đã thiết kế thực tế rùi thì gợi ý cho em nhé. Em xin cảm ơn!
    "À vaincre sans péril, on trionphe sans gloire"
    Thày Vũ Công Ngữ dạy chúng em thế.

  • #2
    1. Nút khung nhà cao tầng khác nút nhà thấp tầng:
    -Tại nút nhà cao tầng thép đai phải bố trí dày hơn.
    -Thép đai cột phải chạy qua nút.
    -Thép neo từ dầm cũng phải đủ theo tiêu chuẩn.
    Nguyên nhân:
    Nhà cao tầng phải chịu được tải trọng gió lớn và động đất. Tại vị trí nút ứng suất tập trung lớn, nếu không gia cường thép đai thì cốt thép cột dễ bị cong và bục ra khỏi bê tông, mất khả năng chịu lực.
    Ngay cả khi đã cấu tạo như trên, một khi thép đai gia cường bị đứt thì sẽ dẫn đến thép cột bị cong ngay.
    Bạn đọc thêm trong "Tiêu chuẩn nhà cao tâng" và sách "Bê tông 2"

    Với nhà thấp tầng có thể bỏ qua những điểm trên.
    2. Có 2 loại cấu tạo liên kết khớp phổ biến"
    - Dùng bulong.
    - Cấu tạo thép để tạo thành khớp: đặt kiểu chữ X (xem ảnh)
    Trong thiết kế tùy theo yêu cầu chịu lực, chống nứt,... mà cấu tạo khớp

    3. Với nhà bình thường thì không nên dùng fi6. Dùng fi lớn để thi công dễ hơn vì thép cứng hơn, dẫm lên nó không bị vặn, cong nhiều.
    Attached Files

    Ghi chú


    • #3
      Bố trí fi 6a110 thì ứng suất phân bố đều hơn ,nếu là sàn mái sẽ giảm được nứt do co ngót.
      MR_AN

      Ghi chú


      • #4
        Quan hệ đường kính và chiều dày sàn

        Trong một số tài liệu còn có quy định về quan hệ giữa đường kính và chiều dày sàn, bạn nên lưu ý về quan hệ này (d<= 1/10 chiều dày sàn)
        96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
        TEL: 9763564-FAX: 9745233
        @: ACE@FPT.VN

        Ghi chú


        • #5
          Nguyên văn bởi khoaicoi46xf
          Em chào các anh. Các anh cho em hỏi mấy câu liên quan đến khung bê tông cốt thép:
          1. Nút khung nhà cao tầng khác nút khung nhà thấp tầng ở điểm nào?
          2. Nếu xét một khung beton cốt thép,căn cứ vào đâu để biết dầm đặt liên kết khớp với cột hay liên kết ngàm với cột?
          3. Nếu tính ra thép sàn Fa=2,5cm^2 thì nên chọn theo phương án nào trong 2 phương án sau: - đặt fi6 a=110 hay - đặt fi8 a=200? Tại sao?
          Có 3 câu thui, các anh đã thiết kế thực tế rùi thì gợi ý cho em nhé. Em xin cảm ơn!
          Tôi xin trả lời bạn câu thứ 3 : không nên dùng sắt fi6, lý do là vì nó quá mỏng manh, phải đặt sắt chống cho đúng vị trí quá nhiều, và khi ta đổ bê-tông (rất nặng, vì là đá, sỏi...) các cốt thép nằm lớp trên sẽ bị dồn về bên dưới là làm sai sức chịu đã thiết kế, và cái nguy hiểm là ta không thấy cốt thép bị di dời khi đổ bê-tông.
          Kinh-nghiệm của tôi là, sắt dùng cho sàn ít nhất là fi8, khoảng cách 25cm.

          Ghi chú


          • #6
            Em xin trả lời thêm cho câu hỏi 2 của anh " khoaicoi " ( chỉ thấy một anh nói về cấu tạo thép hoặc buloong chứ chưa thấy nói về lý do, em xin bổ sung thêm )
            Ta căn cứ vào độ cứng i của cột và dầm để xét xem chúng là liên kết khớp hay là ngàm giữa dầm và cột. Em được biết là nếu 4ic > id thì xem như chúng là ngàm và phải giải khung. Nếu 4ic <= id thì chúng xem như liên kết khớp và giải như dầm đơn giản. ( Độ cứng i = J/l với l - chiều dài tiết diện ).

            Ghi chú


            • #7
              Nguyên văn bởi nguyencanhtoan
              Em xin trả lời thêm cho câu hỏi 2 của anh " khoaicoi " ( chỉ thấy một anh nói về cấu tạo thép hoặc buloong chứ chưa thấy nói về lý do, em xin bổ sung thêm )
              Ta căn cứ vào độ cứng i của cột và dầm để xét xem chúng là liên kết khớp hay là ngàm giữa dầm và cột. Em được biết là nếu 4ic > id thì xem như chúng là ngàm và phải giải khung. Nếu 4ic <= id thì chúng xem như liên kết khớp và giải như dầm đơn giản. ( Độ cứng i = J/l với l - chiều dài tiết diện ).
              theo tôi nhớ thì trong 1 cuốn sách của thầy Cống (cùng một vài tác giả khác) tựa đề là "Bê tông cốt thép - cấu kiện cơ bản" (không chính xác lắm) xuất bản khoảng năm 198... có vài câu về vấn đề này, cũng căn cứ vào độ cứng đơn vị (chính xác là i = EJ/l - l là chiều dài cấu kiện). Để tôi đi tìm con số chính xác đã...

              Ghi chú


              • #8
                Fi 6 hay Fi 8

                Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                Tôi xin trả lời bạn câu thứ 3 : không nên dùng sắt fi6, lý do là vì nó quá mỏng manh, phải đặt sắt chống cho đúng vị trí quá nhiều, và khi ta đổ bê-tông (rất nặng, vì là đá, sỏi...) các cốt thép nằm lớp trên sẽ bị dồn về bên dưới là làm sai sức chịu đã thiết kế, và cái nguy hiểm là ta không thấy cốt thép bị di dời khi đổ bê-tông.
                Kinh-nghiệm của tôi là, sắt dùng cho sàn ít nhất là fi8, khoảng cách 25cm.
                Nếu cách đây 10 năm thì dùng fi 6, bây giờ thì nên dùng fi 8.
                Vấn đề không phải fi 6 mỏng manh, mà dùng loại nào cũng phải có các thép yên ngựa hay sỏi để định vị chính xác. Theo tính toán thép sàn thông thường thì nói chung là đặt thép bao giờ cũng thừa nhiều, chỉ cần fi 6 là đủ. Nhưng gần đây thép sẵn, nên bà con cứ theo nhau đặt fi 8 cho thoải mái, gần như đi vào tiềm thức của nhân dân. Làm nhà dân mà nhiều người còn yêu cầu dùng fi10 - lãng phí. Làm nhà to thì cứ đặt thoải mái ra thi công bớt là vừa . (ngày xưa có 1 cuộn thép fi 6 là quý lắm rồi)
                Mặt khác đặt fi6a110 thì chống co ngót tốt hơn, và cũng không nên đặt quá a200 cho sàn dày dưới 150.

                Ghi chú


                • #9
                  Nguyên văn bởi taotao395
                  Nếu cách đây 10 năm thì dùng fi 6, bây giờ thì nên dùng fi 8.
                  Vấn đề không phải fi 6 mỏng manh, mà dùng loại nào cũng phải có các thép yên ngựa hay sỏi để định vị chính xác. Theo tính toán thép sàn thông thường thì nói chung là đặt thép bao giờ cũng thừa nhiều, chỉ cần fi 6 là đủ. Nhưng gần đây thép sẵn, nên bà con cứ theo nhau đặt fi 8 cho thoải mái, gần như đi vào tiềm thức của nhân dân. Làm nhà dân mà nhiều người còn yêu cầu dùng fi10 - lãng phí. Làm nhà to thì cứ đặt thoải mái ra thi công bớt là vừa . (ngày xưa có 1 cuộn thép fi 6 là quý lắm rồi)
                  Mặt khác đặt fi6a110 thì chống co ngót tốt hơn, và cũng không nên đặt quá a200 cho sàn dày dưới 150.
                  Thực ra người ta khoải fi8, fi10 hơn vì nó cứng, dễ thi công. Thép không bị xê dịch.... Chứ mấy bác cầm mấy cái móc sắt kéo kéo lên, em thấy thép nó xê dịch đi hết

                  Ghi chú


                  • #10
                    Fi 6

                    Xê dịch hay không thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố con người rất quan trọng. Giám sát tốt, ép thợ chuẩn thì khi buộc thép sẽ ngon lành, vuông vắn, đấy là nhà to, có thiết kế được thẩm tra cũng cứ đặt nhiều thế. Với nhà dân, thép to chỉ tiện cho thợ thi công nhanh chứ thiệt hại cho chủ nhà lắm lắm (thế nên thợ cứ hay gà chủ nhà dùng thép lớn là thế) . Với lại tôi đã bảo nó là tâm lý của nhân dân mà (to cho chắc)

                    Ghi chú


                    • #11
                      Sách đây rồi

                      Quyển "Kết cấu BTCT - Phần kết cấu nhà cửa" của thầy Cống - Phong - Thiên 1978 có viết nguyên văn:"Một số giả thiết để đơn giản hoá việc tính khung: nếu độ cứng đơn vị của cột lớn hơn 6 lần độ cứng đơn vị của xà thì xem như xà ngàm vào cột.
                      Với khung nhiều nhịp, khi độ cứng đơn vị của xà > 4 độ cứng đơn vị của cột thì xem như xà là dầm liên tục kê lên cột. Riêng gối tựa ngoài cùng cần phải kể đến tính chất ngàm đàn hồi của cột. Khi tính mômen của cột thì xem như cột ngàm vào dầm.
                      Nếu chiều dài các nhịp khác nhau dưới 10% thì có thể xem như đều nhịp.
                      Nếu độ dốc xà dưới 1/8 thì xem như xà nằm ngang.
                      Cho phép chuyển tải trọng sang trái hoặc phải không quá 1/20 nhịp để làm sơ đồ tải trọng thành đối xứng.
                      Nếu một dầm có 5 lực tập trung trở lên thì có thể đổi thành lực phân bố đều"
                      Hê hê hê, , thông cảm cho các cụ ngày xưa chưa có máy tính
                      Nhưng chúng ta phải học các cụ nhiều nhiều

                      Ghi chú

                      Working...
                      X