QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bê Tông Cường độ Cao

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    Quy trình trộn của bác nbc đề xuất chỉ có điểm đáng lưu ý là cho nước vào ngâm trước để cát đá không hút nước có lẫn phụ gia. Một "mánh" nhỏ. Nhưng tôi tin rằng đó không phải là giải pháp tối ưu (vì không đủ số liệu thống kê để kiểm tra sai biệt của quy trình trộn này so với quy trình khác). Cũng nói thêm, kỹ thuật viên từ các hãng phụ gia tại VN (trước đây) đều là dân ngoài nghề, thực tế họ ít kinh nghiệm hơn những người ở trạm trộn hay phòng thí nghiệm. Chỉ những nhân viên trẻ sau này mới là người được đào tạo bài bản.
    Đúng thế anh ạ, cách trộn tôi đề xuất chỉ là một kinh nghiệm nhỏ thôi, nhưng cũng đã có kiểm chứng trong PTN và vài thực tiễn vài công trình cầu. Cách trộn này cũng đã được in thành giáo trình Các xí nghiệp phục vụ xây dựng đường của các GS Trần Đình Bửu, Nguyễn Quang Chiêu, Nguyễn Khải... Tôi cũng chỉ là người "nghiệm" lại chút đỉnh thôi.

    Qua phần thuyết trình của GS Nguyễn Viết Tuệ (Viện trưởng viện Bêtông ĐH Leipzig - Đức) tại hội thảo DAAD, thực sự là tôi mới tin chắc là hiện nay ở các nước tiên tiến đã đạt mác BT đến 300 MPa. Tôi nghĩ không xa nữa, các loại BT mác cao này sẽ áp dụng ở Việt Nam thôi anh ạ. Chúng ta cũng nên chuẩn bị để "hội nhập" chứ anh?
    Last edited by nbc; 17-11-2006, 11:54 AM.
    http://cauduongbkdn.com

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

      [QUOTE]
      Nguyên văn bởi XUAN THUY
      Bác ơi, lý do vì sao mà người thiết kế cấu cột/trụ đó chọn mác bê tông cao thế: (1) mức độ an toàn trong sản xuất/thi công với mác này so với thiết bị, công nghệ, vật liệu hiện có của Việt Nam ta (và cả thế giới) còn thấp hơn mức này. (2) chi phí tốn kém quá (theo tôi giữa kỹ thuật thuần túy và kỹ thuật sản xuất phải có một khoảng hở cho vấn đề kinh tế.
      Thực tế, hiện nay nhà máy bê tông ly tâm Dung Quất đang sản xuất cọc (trụ) mác 80MPa R28 dùng cho cảng Busan (Pusan..??) tại Dung Quất, Phan Vũ cũng SX cọc 80 MPa
      - Về vấn đề kinh tế thì rất rõ : thay vì phải dùng 3 cọc 60 MPa thì tôi dùng 2 cọc 80 MPa


      Xin lưu ý, với quy trình sản xuất từ trạm trộn - xe trộn - đúc cọc như thực tế sản xuất, bác không thể đưa độ sụt xuống dưới mức 4-6cm (5cm) được đâu, vì không thể đủ thời gian và đủ thiết bị để đầm bê tông tốt với mức độ sụt này. Vì thế, nếu bác thiết kế cấp phối độ sụt 3cm, thì chỉ là làm trên phòng thí nghiệm thôi

      Độ sụt bằng không là một khái niệm tương đối (vẫn thường dùng) để chỉ bê tông khô, thậm chí là tơi xốp nhưng được đầm cho đến khi "chảy nước". Cái này thậm chí một số ông thợ đúc bi giếng tư nhân vẫn làm (họ lấy công làm lãi, như thế giá thành mới thấp)..
      Thực tế ở VN vẫn có nơi thi công với bê tông độ sụt bằng 0 (đường bê tông, đập thủy điện) với công nghệ đầm lăn

      Quy trình trộn của bác nbc đề xuất chỉ có điểm đáng lưu ý là cho nước vào ngâm trước để cát đá không hút nước có lẫn phụ gia. Một "mánh" nhỏ. Nhưng tôi tin rằng đó không phải là giải pháp tối ưu (vì không đủ số liệu thống kê để kiểm tra sai biệt của quy trình trộn này so với quy trình khác).
      Mánh này đã được ứng dụng : Tại trạm trộn, đá được tưới "no" nước, vừa bão hòa bề mặt vừa giảm được nhiệt độ

      Rất vui và bổ ích khi được trao đổi với các bác

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

        Nguyên văn bởi nbc
        - Theo tôi hiểu thì anh Admixture đang phải thực hiện một "đề bài" do TECHNIP đặt ra anh XUAN THUY ạ.
        - Về cọc thì chắc anh đã nhận định đúng. Theo chỗ tôi biết, hiện chỉ có một nhà thầu thi công cọc đóng trong Dung Quất là Nhà thầu của CIENCO6 - dùng cọc ống BTCT.
        - Các hạng mục cọc ở Nhà máy lọc dầu thường thiết kế là cọc chống, thiết kế của TECHNIP, mác BT thường cao hơn ở Việt Nam ta. Có một số vật liệu "lạ", chưa mấy khi dùng ở Việt Nam được sử dụng ở đây: vữa rót không co ngót 65 MPa, 80 MPa; đường ô tô dùng ICP chẳng hạn.
        Bác này hay, chỉ được cái nói đúng

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

          Nguyên văn bởi XUAN THUY

          Còn ở ta, mác xi măng cao nhất vẫn là PCB40, chưa có thay đổi gì cả từ mấy chục năm nay, cứ theo chuẩn của Hàtiên, BỉmSơn, Hảiphòng, vì thế, với mác xi măng 400 mà sản xuất mác bê tông cao thế là tài rồi, các bác đừng mong cao như người ta.
          Tôi không nghĩ thế đâu ạ. Ở ta mặc dù ghi PC40 hoặc PCB40 nhưng thực tế tôi kiểm tra thì XM Nghi Sơn và Holcim (công trình) đã đạt tới 47 - 50 MPa rồi anh.
          http://cauduongbkdn.com

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

            Nếu anh Admixture đang làm việc tại Dung Quất thì chúng ta có thể trao đổi số điện thoại, số ĐT của tôi 0913401627.
            Hy vọng chúng ta sẽ gặp gỡ và hợp tác với nhau trong thời gian rất gần đây.
            Với cốt liệu tốt ở Miền Trung, theo tôi có thể đạt được mác BT này một cách đại trà.
            Tôi muốn chúng ta thử liên lạc qua Email. ĐC của tôi : tientuong86@yahoo.com. ĐT : 0903178165
            Tôi đang ở Tp.HCM nhưng có công việc liên quan đến Dung Quất
            Last edited by Admixture; 18-11-2006, 09:12 AM.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

              Nguyên văn bởi XUAN THUY
              Tui so sánh các ACI 211.1-1991(R2002) và ACI 211.1-89 thì thấy đồ thị R28 và N/X đã thay đổi đáng kể, điều này chứng tỏ mác xi măng ở nước họ đã cao hơn, cho phép sản xuất bê tông có chất lượng cao và ổn định.

              Còn ở ta, mác xi măng cao nhất vẫn là PCB40, chưa có thay đổi gì cả từ mấy chục năm nay, cứ theo chuẩn của Hàtiên, BỉmSơn, Hảiphòng, vì thế, với mác xi măng 400 mà sản xuất mác bê tông cao thế là tài rồi, các bác đừng mong cao như người ta.

              Tui thiển ý của tôi, mác 250 là tạm ổn hiện nay (ứng với mác C21 mà tây vẫn hay dùng, hồi trước chỉ là mác 200 thôi).
              Các bác dùng bê tông mác cao 300-400 mà mác thép cũng chỉ 2800 thì cũng chẳng phát huy được ưu thế gì đáng kể. Với lại cái chính là rủi ro do chất lượng bê tông không đạt mác tại công trường sẽ tăng cao.
              Thực tế tại Việt Nam, các công trình giao thông, xây dựng ngày càng đòi hỏi mác bê tông cường độ cao hơn.

              - Các cầu trên đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương : Cọc nhồi Mác 30MPa (Mẫu trụ); dầm : (đúc hẫng, đúc tại chổ) Mác 40 MPa, 50 MPa.
              - Cầu THủ Thiêm : Cũng tương tự
              - Các tòa nhà (Building) hàng chục - trăm tầng

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

                Nguyên văn bởi XUAN THUY
                Cũng chẳng ai dại mà sản xuất quá tốt hơn so với tiêu chuẩn cho phí tiền đâu; có chăng khi mới xâm nhập thị trường thì làm cho tốt hơn một tí chút để chiếm khách hàng ý mà.
                Xi măng Nghi Sơn gần như 6 năm nay muốn mua hàng đều phải đặt trước và tính toán lượng vật liệu dự trữ cao hơn thông thường để đề phòng "cháy hàng" đấy anh ạ. Tôi thấy chất lượng loại này ổn định trong suốt thời gian qua đấy anh.
                Tôi nghĩ đây chính là một yếu tố để cạnh tranh của thương hiệu XM này. Không biết trong TP HCM thì thế nào chứ ở miền Trung, hầu hết các công trình cầu khi lựa chọn về XM thì Nghi Sơn bao giờ cũng là ưu tiên số một đấy anh ạ.
                http://cauduongbkdn.com

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

                  Nguyên văn bởi XUAN THUY
                  Cái mà bác thử được 50MPa được xem là một số liệu, về mặt tính toán thống kê, chưa thể coi đó là mác chuẩn của bê tông (với xác suất đảm bảo 95%). Vì thế nhà sản xuất cũng chỉ công bố nó thuộc PCB40 mà thôi.
                  Không ạ, ý tôi ở đây là mác của Xi măng chứ không phải mác Bêtông đâu ạ.
                  http://cauduongbkdn.com

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

                    Nguyên văn bởi nbc
                    Xin gửi anh Admixture một cấp phối tham khảo:

                    Cấp phối BT tính theo khối lượng cốt liệu khô (1m3):

                    - Độ sụt thiết kế: SN0 = 3 ± 1 (cm)
                    - Ximăng Nghi sơn PCB40: 492,61 (kg)
                    - Cát (Mk=2,6): 722,51 (kg)
                    - Đá dăm Dmax20: 1130,24 (kg)
                    - Nước sạch: 151,38 (lít)
                    - Phụ gia SIKA Viscocrete 3400: 4,93 (lít)
                    - Tỉ lệ N/XM: 0,307
                    Mình đi công tác cả tuần nên hôm nay mới vào diễn đàn. Không biết các bạn đã thử cấp phối trên chưa, có đạt mác không mà chưa thấy ai nói đến cả.
                    Theo ý kiến cá nhân mình thì có lẽ bạn nên thử cấp phối:
                    - XM NS, Holcim Quick Cast có R28 cỡ 53-55...
                    - Tỷ lệ N/X <= 0.28. Nếu R28 của XM không đạt 53-55 hoặc dùng XM mác thấp hơn thì giảm thêm N/X tương ứng.
                    - Phụ gia siêu dẻo loặi F giảm nước tối thiểu 25%, điều chỉnh hàm lượng và lượng nước cho đạt độ sụt yêu cầu (2-4)
                    - Cát sạch có modul như trên là tốt
                    - Đá: nên dùng đá 1x1 (Dmax 12.5)
                    - Nếu có thể dùng Silica Fume thì tốt nhưng cỡ 8% trở lại.

                    Chúc các bạn thành công

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

                      Các bác xây dựng cảng thường tính cọc chịu tải trọng ngang lớn nên phải dùng cọc PC với mác bê tông cao. Hiện nay ở Phan Vũ đã làm cọc D700 dài 21 m rồi đó.
                      Việc chế tạo được bê tông thương mại cường độ 80MPa mẫu trụ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là quá khó. Có chăng ta du di một tý thì được.
                      Tôi đã thiết kế cọc PC thấy bê tông 60 MPa là quá ngon rồi.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

                        Nguyên văn bởi raklei
                        Không biết mấy cấp phối trên Admixture đã thử nghiệm chưa, có kết quả ban đầu thế nào rồi.
                        Tôi nghĩ chắc anh Admixture bàn chơi cho vui thôi anh Raklei ạ!
                        http://cauduongbkdn.com

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

                          Nguyên văn bởi raklei
                          Không biết mấy cấp phối trên Admixture đã thử nghiệm chưa, có kết quả ban đầu thế nào rồi.
                          Ngành xi măng có vẻ làm ăn phát đạt nhỉ, cứ bê tông cường độ cao nhiều thế này tha hồ mà bán hàng.


                          Hello các bác ! mấy ngày không gặp, nhớ quá.

                          Các cấp phối trên đã được điều chỉnh một chút và đang thí nghiệm, khi nào có kết quả sẽ post lên để thảo lụn tiếp. Thực ra để làm được mác bê tông cường độ cao (>=80 MPa) thì ngoằi cấp phối và vật liệu ra còn cần rất nhiều yếu tố khác mà người ta thường gọi là "bí kíp" chính vì vậy mà các nhà SX bê tông đúc sẵn bao giờ cũng "bảo mật" và có "bí kíp" riêng. Tui thì không "giữ làm của riêng" đâu. đạt được mác cao đã khó nhưng làm sao giữ được tính ổn định thì mới "tài". Ngay cả anh chàng điều hành trạm cũng phải "retraining".

                          À lần trước, tui có nói cảng ở Dung Quất là Busan (Pusan???) nhưng không phải đâu mà là cảng ở khu CN liên hiệp DOOSAN (DOOSAN - VINA)

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

                            Nguyên văn bởi XUAN THUY
                            Kekeke, bác ơi, dân bê tông thích dùng xi măng PCB30 hơn đấy, các bác bít sao thế không ah?
                            Tôi có gặp một số trường hợp: trong quá trình thiết kế cấp phối, anh em Nhà thầu thường thích dùng PCB30, lượng XM/1m3 BT lớn để có giá thanh toán cao, nhưng khi thi công lại dùng PCB40 để giảm lượng dùng XM, giảm chi phí vật liệu.

                            Không biết còn lý do gì nữa không, xin anh XUAN THUY cho biết thêm.
                            http://cauduongbkdn.com

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

                              Nguyên văn bởi Admixture

                              Các cấp phối trên đã được điều chỉnh một chút và đang thí nghiệm, khi nào có kết quả sẽ post lên để thảo lụn tiếp.
                              Anh đã điều chỉnh theo hướng nào ạ:

                              1. Tăng đá, giảm cát một chút để tỉ lệ C/(C+Đ) = 0,37 ?
                              2. Thay đổi loại phụ gia?
                              3. Thay đổi hàm lượng phụ gia?
                              4. Thay đổi loại XM?
                              5. Thay đổi lượng dùng XM?

                              Anh có thể cho biết phương pháp đúc và bảo dưỡng cọc đang sử dụng?
                              http://cauduongbkdn.com

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Bê Tông Cường độ Cao

                                Dùng xi măng PC30 hàm lượng xi măng nhiều, bê tông có độ đồng đều cao hơn. Ngoài ra theo một số bác thi công xi măng PC40 co ngót mạnh hơn, dễ nứt hơn nên phải bảo dưỡng kỹ.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X