QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

    Chào,

    Tui khảo sát rất nhiều công trình nước ngoài theo tiêu chuẩn ASTM hay BS. Nay có công ty Đài loan yêu cầu làm theo quy trình khảo sát GB50021-2001, qui trình thí nghiệm GB/T50123-199, qui trình phân loại đất GB145-90...

    Không biết bộ XD có duyệt không? Bro nào biết văn bản nào qui định các qui trình khảo sát được chấp thuận tại VN?

    Cần gấp, thanks!

  • #2
    Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

    Vậy xin hỏi bác Huy, em có thể dùng kết quả khảo sát địa chất của 1 khu đất cho công trình xây khu triển lãm nhưng nay lại xây nhà lô được không (Vẫn trên lô đất đó)? Vì em tìm tiêu chuẩn thì không thấy !!!!
    Mong bác chỉ giáo

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

      Các pác cho hỏi xí: Trong các quy trình địa chất, có quy trình nào định nghĩa cụ thể, chính xác các loại địa chất: đất, cát, cát pha sét, sét pha cat... không nhỉ!

      Các pác biết chỉ giup... Gấp lắm... Thứ 2 nộp bài cho xếp rồi!!!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

        EM đã nghiên cứu chỉ thị 12: Không sử dụng kết quả của công trình khác được
        Cám ơn các bác đã quan tâm

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

          Nguyên văn bởi nokia6230ivngmail
          Các pác cho hỏi xí: Trong các quy trình địa chất, có quy trình nào định nghĩa cụ thể, chính xác các loại địa chất: đất, cát, cát pha sét, sét pha cat... không nhỉ!

          Các pác biết chỉ giup... Gấp lắm... Thứ 2 nộp bài cho xếp rồi!!!
          Mời bác đọc TCXD 45-78 hoặc TCVN 5747 - 1993.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

            theo tieu chuan hien hanh dang dụng toi khong nho ban nen tim tcvn5747

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

              Nguyên văn bởi nguyenthinu168
              Mời bác đọc TCXD 45-78 hoặc TCVN 5747 - 1993.
              TCXD 45-78 cho tên đất theo trường phái LX
              TCVN 5747 - 1993 cho tên đất theo các cụ phương Tây
              1. Trong các báo cáo địa chất : " chúng tôi gọi tên đất theo TCXD 45-78 có tham khảo kết hợp với TCVN 5747 - 1993" , như vậy tên đất được hiểu thế nào?
              2. Trong TCXD 205-1998 thiết kế móng cọc , các tên đất tại các bảng tra ma sát hông , sức chống mủi theo trạng thái chặt, độ sệt ( phụ lục A) phải bắt buột gọi theo kiểu của các cụ LX. ( Mục 1.2 TCXD 205 các tiêu chuẩn liên quan co SNip 2.02.01.83 Nền nhà và công trình). Vậy khi báo cáo áp dụng TCVN 5747 - 1993 thì giải quyết vấn đề này thế nao?
              3. Thông thường hay theo loại nền móng mà sử dụng tiêu chuẩn nào là thích hợp.
              Mong các bác cùng trao đổi thêm.
              Ngoài ra mong các bác giải thích cho : trong Thí nghiệm thử sức chịu tải của cọc bằng tải trọng ép dọc trục ( Test for pile under Axial Compressive Load) casc nôi dung sau
              1. Với thí nghiệm hai chu kỳ: kết quả thí nghiệm chu kỳ 1 được xem xét thế nào trong việc chọn sức chịu tải cho phép của cọc thí nghiệm. Cấp tải thí nghiệm cho chu kỳ 2 chọn trên nguyên tắc nào. Để hiểu về tiến trình thí nghiệm hai chu kỳ cần tham khảo tài liệu gì.
              2. Độ lún tại thời điểm cọc phá hoại quy ước ( 10% Fi cọc) là độ lún tổng hay đã trừ đi biến dạng đàn hồi của chính bản thân cọc khi chịu tải trọng ( nhiều lúc biến dạng đàn hồi này tính được > độ lún tổng thì giải quyết trường hợp này thế nào)
              3. Theo tài liệu nền móng của GS Vũ Công Ngữ biến dạng đàn hồi này được điều chỉnh thêm hệ số 0.7 để phù hợp với thực tế , thế thì ảnh hưởng của độ mảnh, số mối nối các đoạn cọc được xem xét thế nào khi chỉ dùng một hệ số duy nhất 0.7
              Cám ơn các bác đã quan tâm.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                Nguyên văn bởi betameo
                TCXD 45-78 cho tên đất theo trường phái LX
                TCVN 5747 - 1993 cho tên đất theo các cụ phương Tây
                1. Trong các báo cáo địa chất : " chúng tôi gọi tên đất theo TCXD 45-78 có tham khảo kết hợp với TCVN 5747 - 1993" , như vậy tên đất được hiểu thế nào?
                2. Trong TCXD 205-1998 thiết kế móng cọc , các tên đất tại các bảng tra ma sát hông , sức chống mủi theo trạng thái chặt, độ sệt ( phụ lục A) phải bắt buột gọi theo kiểu của các cụ LX. ( Mục 1.2 TCXD 205 các tiêu chuẩn liên quan co SNip 2.02.01.83 Nền nhà và công trình). Vậy khi báo cáo áp dụng TCVN 5747 - 1993 thì giải quyết vấn đề này thế nao?
                3. Thông thường hay theo loại nền móng mà sử dụng tiêu chuẩn nào là thích hợp.
                Mong các bác cùng trao đổi thêm.
                Quả thực là tiêu chuẩn phân loại có vấn đề. Thực sự tiêu chuẩn không đồng hành với thiết kế. Tôi cũng thấy vậy và cái này còn đang tranh cãi nhiều. Có lẽ phải để các bác soạn tiêu chuẩn đi làm thiết kế trước rồi soạn . mà cũng không biết các bác ấy đã làm thiết kế bao giờ chưa . Thực tế nếu thiết kế theo tiêu chuẩn nào thì các bạn dùng phân loại đất đá theo hệ tiêu chuẩn đó. Riêng tôi, bản thân là dân khảo sát, thì làm và báo cáo theo yêu cầu của tư vấn thiết kế (thường những dự án này rất chuẩn và họ sẽ chỉ yêu cầu đúng những thứ cần cho thiết kế như khảo sát, thí nghiệm theo quy trình, tiêu chuẩn nào, phân loại đất rõ ràng theo ông nào). Còn không có yêu cầu cụ thể thì cứ theo phân loại hiện hành mà làm, còn các bác thiết kế sử dụng tài liệu chịu khó.... thông cảm nhé. Chứ mà không dám phân loại lung tung được .
                Còn bác nào viết trong các báo cáo địa chất : " chúng tôi gọi tên đất theo TCXD 45-78 có tham khảo kết hợp với TCVN 5747 - 1993" thì đúng là tôi bó tay, chịu hết biết giải thích luôn. Có thể phải xem báo cáo bác ấy có phân loại theo từng cách hay kết hợp như bác ấy nói. Nếu mà có sự kết hợp thì đúng là "hoàn hảo" và chỉ có thể gọi là tiêu chuẩn của riêng người báo cáo đó thôi. Hoặc có thể do yêu cầu thiết kế không cụ thể nên bác ấy viết cho ra dáng một chút, âu cũng là tình trạng chung như thế mà.

                Nhưng thôi, các bác thiết kế chịu khó đọc báo cáo một chút hoặc xem bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm chứ quan trọng gì cái tên đất đã gọi. Ví dụ khi thiết kế móng cọc, Các bác cứ theo giá trị chỉ số dẻo mà ra tên đất theo các cụ LX ngay, đừng quan tâm đến tên theo tiêu chuẩn nào đó làm gì.

                Bên xây dựng thủy lợi, việc gọi tên đất này còn lắm cái sự ngộ hơn. Ví dụ, có loại đất, nếu theo 45-78 thì là sét pha, nhưng theo cái 5747 thì nó lại có tên là đất bụi... về chỉ tiêu kỹ thuật thì không vấn đề gì nhưng khi bảo các bác thiết kế dùng để đắp đập thì các bác ấy cứ gọi là vãi cả....

                Tôi chả ý kiến được gì, chỉ "loanh quanh" vài điều. Mong các bác ý kiến thêm.
                Gravitation is not responsible for people falling in love

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                  Nguyên văn bởi betameo
                  TCXD 45-78 cho tên đất theo trường phái LX
                  TCVN 5747 - 1993 cho tên đất theo các cụ phương Tây
                  1. Trong các báo cáo địa chất : " chúng tôi gọi tên đất theo TCXD 45-78 có tham khảo kết hợp với TCVN 5747 - 1993" , như vậy tên đất được hiểu thế nào?
                  2. Trong TCXD 205-1998 thiết kế móng cọc , các tên đất tại các bảng tra ma sát hông , sức chống mủi theo trạng thái chặt, độ sệt ( phụ lục A) phải bắt buột gọi theo kiểu của các cụ LX. ( Mục 1.2 TCXD 205 các tiêu chuẩn liên quan co SNip 2.02.01.83 Nền nhà và công trình). Vậy khi báo cáo áp dụng TCVN 5747 - 1993 thì giải quyết vấn đề này thế nao?
                  3. Thông thường hay theo loại nền móng mà sử dụng tiêu chuẩn nào là thích hợp.
                  Mong các bác cùng trao đổi thêm.
                  Ngoài ra mong các bác giải thích cho : trong Thí nghiệm thử sức chịu tải của cọc bằng tải trọng ép dọc trục ( Test for pile under Axial Compressive Load) casc nôi dung sau
                  1. Với thí nghiệm hai chu kỳ: kết quả thí nghiệm chu kỳ 1 được xem xét thế nào trong việc chọn sức chịu tải cho phép của cọc thí nghiệm. Cấp tải thí nghiệm cho chu kỳ 2 chọn trên nguyên tắc nào. Để hiểu về tiến trình thí nghiệm hai chu kỳ cần tham khảo tài liệu gì.
                  2. Độ lún tại thời điểm cọc phá hoại quy ước ( 10% Fi cọc) là độ lún tổng hay đã trừ đi biến dạng đàn hồi của chính bản thân cọc khi chịu tải trọng ( nhiều lúc biến dạng đàn hồi này tính được > độ lún tổng thì giải quyết trường hợp này thế nào)
                  3. Theo tài liệu nền móng của GS Vũ Công Ngữ biến dạng đàn hồi này được điều chỉnh thêm hệ số 0.7 để phù hợp với thực tế , thế thì ảnh hưởng của độ mảnh, số mối nối các đoạn cọc được xem xét thế nào khi chỉ dùng một hệ số duy nhất 0.7
                  Cám ơn các bác đã quan tâm.
                  Muốn sử dụng TCVN 5747-1993 thì phải xác định giới hạn chảy theo phương pháp Casagrande. Có thể nói cái tiêu chuẩn này đề ra không dựa vào kinh nghiệm của những chuyên gia về địa kỹ thuật. Riêng phần định nghĩa các loại đất đã không chuẩn. Thực tế, chúng tôi cũng chưa sủ dụng bao giờ. Hẹnn nay, việc phân loại đất theo tiêu chuẩn của VN và của các nước phương tây có sự khập khễnh rất lớn. Một trong những nguyên do đó là, biểu đồ xác định tên đất của ông Casagrande chỉ phù hợp với các đất trầm tích mà thôi, chứ còn các loại đất phong hoá ở Việt Nam nó đa dạng về chủng loại mà các bác sử dụng biểu đồ này là chỉ có .

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                    Nguyên văn bởi betameo

                    Mong các bác cùng trao đổi thêm.
                    Ngoài ra mong các bác giải thích cho : trong Thí nghiệm thử sức chịu tải của cọc bằng tải trọng ép dọc trục ( Test for pile under Axial Compressive Load) casc nôi dung sau
                    1. Với thí nghiệm hai chu kỳ: kết quả thí nghiệm chu kỳ 1 được xem xét thế nào trong việc chọn sức chịu tải cho phép của cọc thí nghiệm. Cấp tải thí nghiệm cho chu kỳ 2 chọn trên nguyên tắc nào. Để hiểu về tiến trình thí nghiệm hai chu kỳ cần tham khảo tài liệu gì.
                    2. Độ lún tại thời điểm cọc phá hoại quy ước ( 10% Fi cọc) là độ lún tổng hay đã trừ đi biến dạng đàn hồi của chính bản thân cọc khi chịu tải trọng ( nhiều lúc biến dạng đàn hồi này tính được > độ lún tổng thì giải quyết trường hợp này thế nào)
                    3. Theo tài liệu nền móng của GS Vũ Công Ngữ biến dạng đàn hồi này được điều chỉnh thêm hệ số 0.7 để phù hợp với thực tế , thế thì ảnh hưởng của độ mảnh, số mối nối các đoạn cọc được xem xét thế nào khi chỉ dùng một hệ số duy nhất 0.7
                    Cám ơn các bác đã quan tâm.
                    Thí nghiệm thử tỉnh cọc khắp nơi đều tiến hành , mong các bác giúp đỡ thêm cho tôi hiểu được , quản lý tốt các công trình.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                      các bác cho em biết là các bác đang làm khảo sát địa kỹ thuật do ai làm chủ đầu tư
                      vi luật đã rõ nhiệm vụ do thiết kế lập được chủ đầu tư phê duyệt còn phương án do nhà thầu khảo sát lập dựa trên cơ sở nhiệm vụ và được chủ đầu tư phê duyệt sau đó giám sát phải dựa trên phương án và tiến hành giám sát và đó cũng là cơ sở để nghiệm thu
                      chú cơ sở và tiêu chuẩn thì còn phụ thuộc
                      Các bác có biết là Việt Nam vừa rồi có mở lớp tư vấn giám sát địa kỹ Thuật và các bác dùng từ địa kỹ thuật là rất rộng trong đó bao gồm địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và cơ kết cấu, địa kết cậu Nói từ đó là rất rộng. Và lớp Địa kỹ thuệt về tư vấn giám sát là đầu tư ở Việt Nam mình nên rất có ý nghĩa

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                        Nguyên văn bởi XThien
                        các bác cho em biết là các bác đang làm khảo sát địa kỹ thuật do ai làm chủ đầu tư
                        ??? thì ông nào trả tiền rùi???
                        Nguyên văn bởi XThien
                        vi luật đã rõ nhiệm vụ do thiết kế lập được chủ đầu tư phê duyệt còn phương án do nhà thầu khảo sát lập dựa trên cơ sở nhiệm vụ và được chủ đầu tư phê duyệt sau đó giám sát phải dựa trên phương án và tiến hành giám sát và đó cũng là cơ sở để nghiệm thu
                        cái nì phải học lại QLDA rùi ,,, có 3 hình thức gì đó
                        - Chủ đầu tư thuê tư vấn, tư vấn thuê khảo khát
                        - Chủ đầu tư tự thuê tư vấn khảo sát Tk
                        - Chìa khóa trao tay : Tư vấn, thiết kế, thi công,.... trọn gói[/QUOTE]

                        Nguyên văn bởi XThien
                        chú cơ sở và tiêu chuẩn thì còn phụ thuộc
                        Các bác có biết là Việt Nam vừa rồi có mở lớp tư vấn giám sát địa kỹ Thuật và các bác dùng từ địa kỹ thuật là rất rộng trong đó bao gồm địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và cơ kết cấu, địa kết cậu Nói từ đó là rất rộng. Và lớp Địa kỹ thuệt về tư vấn giám sát là đầu tư ở Việt Nam mình nên rất có ý nghĩa
                        wá chính xác.... khảo sát, thiết kế liên wan tới...."địa".... thì gọi chung là địa kỹ thuật rùi á....

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                          Nguyên văn bởi XThien
                          Các bác có biết là Việt Nam vừa rồi có mở lớp tư vấn giám sát địa kỹ Thuật và các bác dùng từ địa kỹ thuật là rất rộng trong đó bao gồm địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và cơ kết cấu, địa kết cậu Nói từ đó là rất rộng. Và lớp Địa kỹ thuệt về tư vấn giám sát là đầu tư ở Việt Nam mình nên rất có ý nghĩa
                          Xin cho hỏi thông tin bác lấy ở đâu vậy và cho biết địa chỉ để anh em còn đi học. Chứ đi làm chứng chỉ hành nghề mà bằng địa chất công trình - địa kỹ thuật họ cũng chỉ cấp cho chứng chỉ hành nghề địa chất công trình mà thôi.
                          Thanks

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                            Lúc bác làm đơn bác xin những gì , khong phải bác bằng như thế nào là sở XD cấp cho bạn cái náy. Trong đơn xin gì cấp đó. do một số tỉnh họ chưa hiểu hết thông tư hướng dẫn nên họ cấp như vậy
                            Còn về chứng chỉ hành nghè giám sát Địa kỹ thuật thì bạn có chứng chỉ Kỹ Sư hoạt động xây dựng rồi thì bạn càn chỉ có thêm lớp bồi dưỡng TVGS Địa kỹ thuật nửa là họ cấp thôi (lớp này thì phải có các cơ quan mà được bXD công nhận)

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                              Nguyên văn bởi XThien
                              Các bác có biết là Việt Nam vừa rồi có mở lớp tư vấn giám sát địa kỹ Thuật và các bác dùng từ địa kỹ thuật là rất rộng trong đó bao gồm địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và cơ kết cấu, địa kết cậu Nói từ đó là rất rộng. Và lớp Địa kỹ thuệt về tư vấn giám sát là đầu tư ở Việt Nam mình nên rất có ý nghĩa
                              Rất mong bác giải thích thế nào là Địa kỹ thuật. Vì học địa chất thủy văn và cơ kết cấu, địa kết cấu mà vẫn học được tư vấn giám sát Địa kỹ thuật.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X