QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

    Nguyên văn bởi tranly
    Rất mong bác giải thích thế nào là Địa kỹ thuật. Vì học địa chất thủy văn và cơ kết cấu, địa kết cấu mà vẫn học được tư vấn giám sát Địa kỹ thuật.
    Địa kỹ thuật là rất rộng trong đó bao gồm cơ kết câú, cơ học đất, địa chất công trình và kể cả địa chất thuỷ văn nó bao gồm tất cả những laọi gì nằm dưới đất.
    Tất nhiêu lâu nay không có ai đòi hỏi chứng chỉ hành nghề làm gi nhưng khoảng tháng 9 là có thông tư mới và lúc đo ban đi giám sát tất nhiêu phải có

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

      Nguyên văn bởi betameo
      Mong các bác cùng trao đổi thêm.
      Ngoài ra mong các bác giải thích cho : trong Thí nghiệm thử sức chịu tải của cọc bằng tải trọng ép dọc trục ( Test for pile under Axial Compressive Load) casc nôi dung sau
      1. Với thí nghiệm hai chu kỳ: kết quả thí nghiệm chu kỳ 1 được xem xét thế nào trong việc chọn sức chịu tải cho phép của cọc thí nghiệm. Cấp tải thí nghiệm cho chu kỳ 2 chọn trên nguyên tắc nào. Để hiểu về tiến trình thí nghiệm hai chu kỳ cần tham khảo tài liệu gì.
      2. Độ lún tại thời điểm cọc phá hoại quy ước ( 10% Fi cọc) là độ lún tổng hay đã trừ đi biến dạng đàn hồi của chính bản thân cọc khi chịu tải trọng ( nhiều lúc biến dạng đàn hồi này tính được > độ lún tổng thì giải quyết trường hợp này thế nào)
      3. Theo tài liệu nền móng của GS Vũ Công Ngữ biến dạng đàn hồi này được điều chỉnh thêm hệ số 0.7 để phù hợp với thực tế , thế thì ảnh hưởng của độ mảnh, số mối nối các đoạn cọc được xem xét thế nào khi chỉ dùng một hệ số duy nhất 0.7
      Cám ơn các bác đã quan tâm.
      Với thí nghiệm nén 2 chu kỳ nó sẽ có tác dụng là loại trừ được yếu tố trình độ của công nhân khi lắp đặt thiết bị, hoặc khi cọc bị trồi trước khi tiến hành thí nghiệm , còn khi chu kỳ hai thi tiến hành các cấp gia tải như chu kỳ 1 chỉ duy nhất cấp 200% Ptk phải giữ 24h hoặc lâu hơn , cái ni bạn có thể tìm ở TCXDVN 269-2002.
      Theo tôi độ lún quy ước tại thời điểm cọc bị phá hoại là 10%D là rất lớn , do vậy lúc đó phải là độ lún tổng cộng cả biến dạng dư và biến dạng đàn hồi.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

        Nguyên văn bởi thangdcct
        Với thí nghiệm nén 2 chu kỳ nó sẽ có tác dụng là loại trừ được yếu tố trình độ của công nhân khi lắp đặt thiết bị, hoặc khi cọc bị trồi trước khi tiến hành thí nghiệm .
        Trich 7.1 TCXDVN 269:2002 " Trước khi thí nghiệm chính thức, tiến hành gia tải trước nhằm kiểm tra hoạt động của thiết bị thí nghiệm và tạo tiếp xúc tốt giữa thiết bị và đầu coc. Gia tải trước đươc tiến hành bằng cách tác dụng lên đầu cọc khoảng 5% tải trọng thiết kế sau đó giảm tải về 0."

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

          Nguyên văn bởi betameo
          Trich 7.1 TCXDVN 269:2002 " Trước khi thí nghiệm chính thức, tiến hành gia tải trước nhằm kiểm tra hoạt động của thiết bị thí nghiệm và tạo tiếp xúc tốt giữa thiết bị và đầu coc. Gia tải trước đươc tiến hành bằng cách tác dụng lên đầu cọc khoảng 5% tải trọng thiết kế sau đó giảm tải về 0."
          Nhưng chỉ với 5%Ptk thì chưa đủ đẩy cọc về vị trí ban đầu khi dừng ép cọc. Tôi đã gặp trường hợp này rồi. Khi nén thí nghiệm từ 0 đến 30 tấn thì cọc có tốc độ lún rất lớn. Nhưng khi đến 40 tấn trở đi đến 80 tấn thì tốc độ lún lại giảm , do vậy đồ thị cong như hình chữ S. Vậy nếu dựa vào kết quả thu được trên biểu đồ thì phải trọn điểm uốn (40 tấn ) làm sức chịu tải giới hạn , như thế thì Oan cho cây cọc quá vì nó còn khoẻ mà

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

            Nguyên văn bởi thangdcct
            Nhưng chỉ với 5%Ptk thì chưa đủ đẩy cọc về vị trí ban đầu khi dừng ép cọc. Tôi đã gặp trường hợp này rồi. Khi nén thí nghiệm từ 0 đến 30 tấn thì cọc có tốc độ lún rất lớn. Nhưng khi đến 40 tấn trở đi đến 80 tấn thì tốc độ lún lại giảm , do vậy đồ thị cong như hình chữ S. Vậy nếu dựa vào kết quả thu được trên biểu đồ thì phải trọn điểm uốn (40 tấn ) làm sức chịu tải giới hạn , như thế thì Oan cho cây cọc quá vì nó còn khoẻ mà
            Theo tôi
            Nếu chỉ khắc phục hiện tượng trồi cọc, sự làm việc trơn tru ban đầu cho hệ thống gồm cọc thử+ dàn ép và đối trọng thì chỉ tăng tải đầu tiên đến một %Ptk nào đó chứ không nhất thiết phải từng cấp và theo dỏi độ lún ( quá mất thời gian).
            Vấn đề là đang thí nghiệm 2 chu kỳ với tải dừng là 100%Ptk và 150-200%Ptk. Lấy kết quả vẽ biểu đồ: thế thì chúng ta đọc được gì trên biểu đồ nay. Thông thường tôi chỉ xem xét được vị trí uốn hay tải tại thời điểm cọc phá hoại quy ước hoặc phá hoại đột ngột ( do chất lượng điểm nối, do mác BT....) để quyết định sức chịu tải của coc.
            Do không hiểu được chu kỳ 1 đem lại lợi ích gì khi quyết định Ptk ngoài các lý do nói trên nên mong các bác thảo luận thêm. ( ví dụ như quan hệ giữa độ lún dư và độ lún tổng theo từng chu kỳ; giử tải 24 giờ sẽ có tác dụng gì...)

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

              Nguyên văn bởi betameo
              Trich 7.1 TCXDVN 269:2002 " Trước khi thí nghiệm chính thức, tiến hành gia tải trước nhằm kiểm tra hoạt động của thiết bị thí nghiệm và tạo tiếp xúc tốt giữa thiết bị và đầu coc. Gia tải trước đươc tiến hành bằng cách tác dụng lên đầu cọc khoảng 5% tải trọng thiết kế sau đó giảm tải về 0."
              Nhưng bác ơi nếu chỉ với 5% thì chưa đủ lực đẩy cọc về vị trí ban đầu khi dừng ép, nếu cọc bị đẩy trồi. Điều này đã được tôi chứng minh ở một hội nghị tại trường ĐHXD Hà Nội rồi bác ạ. Nếu không tin bác có thể tính thử 1cọc 30x30 chiều sâu khoảng 30m với tải trọng do ma sát thành với loại đất sét dẻo mềm chẳng hạn, hoặc cát pha gì đó và so với lực thiết kế giả sử 45 tấn Thì 5% có đủ thắng ma sát đó không.
              Tôi cũng đồng ý với anh PhanTuHuong vấn đề là thời gian giữ tải ở cấp 200% quá dài , không cần thiết và cách xác định sức chịu tải do tiêu chuẩn 269-2002 nhiều trường hợp rất thiếu thuyết phục , còn lấy theo cách 10% D thì thật sự hơi ngại.
              Last edited by thangdcct; 29-08-2007, 10:15 PM.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                Xin trao đổi thêm về 5%Ptk.
                Ở đây đang nói đến quy trình thí nghiệm nén tỉnh với tải trọng dọc truc. Với một CT đang triển khai, số lượng cọc thử theo quy định là 1% (các cọc còn lại chưa ép) và có vị trí khá xa nhau ( vị trí cọc theo chỉ định của TK) để có thể xem với khoảng cách và số lượng như vậy thì không ảnh hưởng lẫn nhau. Vậy cái gì làm cho cọc bị trồi???
                Mặt khác nếu trong quá trình triển khai thi công đồng loạt, mà có hiện tượng trồi cọc ( đang xét cọc ép hoặc cọc đóng) thì xử lý thế nào hở bạn. Chẳng lẻ nhà thầu phải ép hay đóng lại toàn bộ cọc sau khi thi công xong. Theo tôi cái này là trách nhiệm của thiết kế ( để lập dự toán), tuy nhiên chưa có hồ sơ nào nói đến điều nay.
                Trong bài thuyết trình của bạn có tính đến nguyên nhân và bài tính cho cọc bị trồi không vì lực này củng đủ lớn để thăng ma sát.
                Nếu bạn còn File thuyết minh về nội dung trên thì tôi mong muốn giao lưu thêm với bạn theo địa chỉ betameo@yahoo.com.vn

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                  Nguyên văn bởi betameo
                  Xin trao đổi thêm về 5%Ptk.
                  Ở đây đang nói đến quy trình thí nghiệm nén tỉnh với tải trọng dọc truc. Với một CT đang triển khai, số lượng cọc thử theo quy định là 1% (các cọc còn lại chưa ép) và có vị trí khá xa nhau ( vị trí cọc theo chỉ định của TK) để có thể xem với khoảng cách và số lượng như vậy thì không ảnh hưởng lẫn nhau. Vậy cái gì làm cho cọc bị trồi???
                  Mặt khác nếu trong quá trình triển khai thi công đồng loạt, mà có hiện tượng trồi cọc ( đang xét cọc ép hoặc cọc đóng) thì xử lý thế nào hở bạn. Chẳng lẻ nhà thầu phải ép hay đóng lại toàn bộ cọc sau khi thi công xong. Theo tôi cái này là trách nhiệm của thiết kế ( để lập dự toán), tuy nhiên chưa có hồ sơ nào nói đến điều nay.
                  Trong bài thuyết trình của bạn có tính đến nguyên nhân và bài tính cho cọc bị trồi không vì lực này củng đủ lớn để thăng ma sát.
                  Nếu bạn còn File thuyết minh về nội dung trên thì tôi mong muốn giao lưu thêm với bạn theo địa chỉ betameo@yahoo.com.vn
                  Vâng đúng thế bác ạ , song tiêu chuẩn này phạm vi áp dụng cho cả giai đoạn thí nghiệm thăm dò và thí nghiệm kiểm tra. Vấn đề là với 5% thì giai đoạn ép thăm dò không vấn đề gì hay nói như bác là cọc không thể có hiện tượng trồi , vấn đề mâu thuẫn của nó là khi cọc bị trồi bác ạ.
                  Còn vấn đề trồi cọc hiện nay thật hay vì theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu móng cọc bê tông. Thì khi ép đến cao trình thiết kế, nhà thầu phải quan trắc sự đẩy trồi của đầu cọc nếu có hiện tượng đẩy trồi của đầu cọc vượt quá 17%D thì phải vỗ lại đầu cọc. Trong khi đó thì trong định mức thi công lại không có tiền quan trắc và lại không cho tiền vỗ lại đầu cọc. Vấn đề này bác xem lại trong quy trình tôi không nhớ rõ con số 17%D có đúng không nhưng vấn đề vỗ lại đầu cọc là chính xác đấy.
                  Vấn đề File thuyết minh thì không có xin lỗi bạn nhé vì năm đó tôi chỉ nói vo bằng miệng cùng với cải máy tính bấm số thôi.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận

                    TCXD190:1996 Móng cọc tiết diện nhỏ "TC thi công và nghiệm thu" mục 3.1.6 ( khi cọc bị nâng quá 7mm và là cọc chống, cần vỗ lại cọc)
                    TCXDVN 286 2003 Đóng và ép TC cọc thi công và nghiệm thu không có nội dung về trồi coc.
                    Vậy bác nói ở tiêu chuẩn nào.
                    Không có nhà thầu nào tự kiểm tra hiện tượng trồi cọc , nếu có thì đó là yêu cầu phải có trong hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên trong các biên bản nghiệm thu dừng hạ cọc không quan tâm tới vấn đề này và KS giám sát phải ký nghiệm thu hàng ngày, vậy khi bác nghiệm thu dừng hạ cọc ( cọc đã đạt yêu cầu ) thì lấy lý do gì bắt nhà thầu phải thử lại.
                    Nếu có thể bác giúp cho tham khảo bài tính gây nên trồi cọc. Thanks.

                    Ghi chú

                    Working...
                    X