QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

    Việc Tìm Ra Anpha0 Theo Tc Này Không Cần Phải Tra Bảng Như Tiêu Chuẩn Củ; Mọi Người Có Nhận Xét Gì Về Hệ Số Anpha0 Trong điều Kiện Hạn Chề Vùng Nén X Không???
    Attached Files
    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

  • #2
    Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

    Tcvn 356-2005 và TCVN 5574-1991 theo mình thì chỉ là chuyển chèo sang cải lương thôi
    BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

      em làm cầu nên không xem nhiều về tcbt 356-2000. nghe người ta nói cũng như tiêu chuẩn cũ tức là theo Nga xô có phải không? Chắc là chỉ thay đổi ký hiệu thôi nhỉ.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

        Thôi Bác chờ vài hôm có cuốn sách hướng dẫn tính toán xem đó làm theo chứ hỏi kiểu đó có phải giáo sư tiến sĩ đâu mà trả lời

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

          Chủ quan tôi thấy rằng:
          - Giá trị Xi_R (TCVN 356) ứng với B35, B40 cho trong bảng tra sẵn trong phần phụ lục ko hiểu được tính ra theo công thức nào.
          - Cũng trong bảng trên, giá trị Xichma_sc đưa vào tính toán không tương ứng với hs đklv Gamma_b2 (xem chú thích công thức tính Xi_R).

          Các bác kiểm tra thử và cho ý kiến nhé. Vì khi tính tay thường tra bảng cho nhanh, mà bảng tra cho trong tiêu chuẩn mà có nhầm lẫn thì thật đáng tiếc.
          Tin.
          HUGE

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

            Tôi đã cố gắng tìm hiểu về TCXDVN 356-2005, tất nhiên là chưa được kỹ. Một số vấn đề khá hay và khác biệt với 5574-1991. Chỉ riêng phần lý thuyết tính toán khả năng chịu cắt của dầm đã có nhiều thay đổi rồi (nhưng khó hiểu lắm). Phần cột chịu nén lệch tâm cũng vậy. Không biết BXD có cách gì để các kỹ sư chúng ta hiểu kỹ càng một tiêu chuẩn mới ban hành trước khi họ yêu cầu phải áp dụng.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

              Nguyên văn bởi uacg
              Tôi đã cố gắng tìm hiểu về TCXDVN 356-2005, tất nhiên là chưa được kỹ. Một số vấn đề khá hay và khác biệt với 5574-1991. Chỉ riêng phần lý thuyết tính toán khả năng chịu cắt của dầm đã có nhiều thay đổi rồi (nhưng khó hiểu lắm). Phần cột chịu nén lệch tâm cũng vậy. Không biết BXD có cách gì để các kỹ sư chúng ta hiểu kỹ càng một tiêu chuẩn mới ban hành trước khi họ yêu cầu phải áp dụng.
              E chưa nghiên cứu kĩ TC 356 nhưng bạn e làm TC này bảo là thiết kế dầm chịu lực cắt thực ra y như trong 5574 thôi, các hệ số của nó nhân vào với nhau 1 lúc thì ra đúng 0,6 với dầm và 0,8 với bản

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

                Bạn Ninh đưa thông tin không đúng về tính lực cắt rồi. Tôi đã hỏi ý kiến của một số thầy trong bộ môn BTCT ĐHXD - Thầy Phong và thầy Minh đợt vừa rồi phải nghiên cứu mất khá nhiều thời gian về vấn đề ấy đấy. Bản thân quy trình thiết kế cũng khác hẳn, các bạn đọc sách KC BTCT mới sẽ thấy rõ thôi

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

                  Nguyên văn bởi uacg
                  Bạn Ninh đưa thông tin không đúng về tính lực cắt rồi. Tôi đã hỏi ý kiến của một số thầy trong bộ môn BTCT ĐHXD - Thầy Phong và thầy Minh đợt vừa rồi phải nghiên cứu mất khá nhiều thời gian về vấn đề ấy đấy. Bản thân quy trình thiết kế cũng khác hẳn, các bạn đọc sách KC BTCT mới sẽ thấy rõ thôi
                  Thì e đã bảo là e chưa làm mà, thấy bạn e nó bảo thế

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

                    Nguyên văn bởi ksminh
                    Việc Tìm Ra Anpha0 Theo Tc Này Không Cần Phải Tra Bảng Như Tiêu Chuẩn Củ; Mọi Người Có Nhận Xét Gì Về Hệ Số Anpha0 Trong điều Kiện Hạn Chề Vùng Nén X Không???
                    À ,cái công thức tính xi này trong 5574-1991 cg đã đưa ra rồi (e dùng cái này để tính alpha 0 đối với bê tông ứng suất trước). Đúng là kí hiệu có thay đổi nhưng nội dung cơ bản vẫn thế. Số sigma(sc,u) ở trong 5574 lấy là 4000.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

                      Trong một cuộc họp nào đó mà tôi được dự, đã có thông tin rằng Bộ XD sẽ chuyển sang dùng EROCODE cho kết hợp được tính tiến tiến, hệ thống và hòa nhập, nhất là nước ta đã vào WTO.

                      Vậy thì nên chuẩn bị thảo luận vê cái đó đi là vừa, bàn mãi về TC Liên xô cũ cũng tốt nhưng e rằng chỉ có tính ngắn hạn.Mặc dù về mặt khoa học thì kiến thức nào cũng quý giá cả. Không biết mọi người nghĩ thế nào.
                      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                      ĐT: 0913 555 194

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

                        Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                        Trong một cuộc họp nào đó mà tôi được dự, đã có thông tin rằng Bộ XD sẽ chuyển sang dùng EROCODE cho kết hợp được tính tiến tiến, hệ thống và hòa nhập, nhất là nước ta đã vào WTO.

                        Vậy thì nên chuẩn bị thảo luận vê cái đó đi là vừa, bàn mãi về TC Liên xô cũ cũng tốt nhưng e rằng chỉ có tính ngắn hạn.Mặc dù về mặt khoa học thì kiến thức nào cũng quý giá cả. Không biết mọi người nghĩ thế nào.
                        Thầy Trung nói đúng quá! Thầy ơi thầy sang topic em mở cho TC 375 đi, để anh e đi theo thầy, e mở mãi mà chưa có ai trả lời cả Link đây ạ:
                        http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=4432

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

                          Bà con đã ai tính tay cột bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật chịu nén lệch tâm xiên theo 356 hoặc 5574 chưa.
                          Tôi có một thắc mắc về đoạn sau trang 97 của 356:
                          "Các điểm đặt của ngoại lực tác dụng dọc trục, của hợp lực nén trong bê tông và cốt thép chịu nén, và của hợp lực trong cốt thép chịu kéo (...) phải nằm trên một đường thẳng"
                          Tôi không hiểu tại sao lại phải như vậy?
                          Bác nào biết xin chỉ giáo giúp với !

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

                            Nguyên văn bởi hien nghiem View Post
                            Bà con đã ai tính tay cột bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật chịu nén lệch tâm xiên theo 356 hoặc 5574 chưa.
                            Tôi có một thắc mắc về đoạn sau trang 97 của 356:
                            "Các điểm đặt của ngoại lực tác dụng dọc trục, của hợp lực nén trong bê tông và cốt thép chịu nén, và của hợp lực trong cốt thép chịu kéo (...) phải nằm trên một đường thẳng"
                            Tôi không hiểu tại sao lại phải như vậy?
                            Bác nào biết xin chỉ giáo giúp với !
                            Cái này em tưởng tự nhiên là nó thỏa điều kiện này rồi chứ bác. Em chưa tính theo 375 nhưng em nghĩ chắc nó cũng giống BS hay JIS chứ nhỉ. Vì khi đặt ngoại lực thì tổng ứng suất kéo huy động trong cốt thép và tổng ứng suất nén huy động trong BT+cốt thép chịu nén tự nhiên thẳng hàng rồi. Và mỗi trường hợp tải có một vị trí thẳng hàng khác nhau chứ nhỉ. Cái này em nghĩ chắc cũng giống như kiểu dùng interaction diagram (biểu đồ tương tác) trong thiết kế tiết diện phải không.

                            Ai có cao kiến gì khác mong chỉ giáo giúp với.

                            nc. oanh
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Bàn Một Chút Về Tcvn 356-2005

                              Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                              Cái này em tưởng tự nhiên là nó thỏa điều kiện này rồi chứ bác. Em chưa tính theo 375 nhưng em nghĩ chắc nó cũng giống BS hay JIS chứ nhỉ. Vì khi đặt ngoại lực thì tổng ứng suất kéo huy động trong cốt thép và tổng ứng suất nén huy động trong BT+cốt thép chịu nén tự nhiên thẳng hàng rồi. Và mỗi trường hợp tải có một vị trí thẳng hàng khác nhau chứ nhỉ. Cái này em nghĩ chắc cũng giống như kiểu dùng interaction diagram (biểu đồ tương tác) trong thiết kế tiết diện phải không.

                              Ai có cao kiến gì khác mong chỉ giáo giúp với.

                              nc. oanh
                              Cảm ơn bác, tôi nhìn thấy rồi, đôi khi hơi ngớ ngẩn một tí. Điều kiện đó đơn giản là thỏa mãn điều kiện tổng mô men nội và ngoại lực với trục bất kỳ bằng 0. Sorry các bác.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X