QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính áp lực đất lên mố cầu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính áp lực đất lên mố cầu

    trước đât khi thiết kế mố cầu, việc tính áp lực đất lên mố do hoặt tải đứng trên đường đầu cầu rất à mệt mỏi. Theo 22TCN 272-05 thì có vẻ đơn giản quá nhỉ. Mục 3.11.6.2 (LS) được tính ngay theo công thức
    dp = k gs g heq (x 10-9)
    không thấy nói phải xêp xe gì, cự ly ra sao, ảnh hưởng của bản chuyển tiếp thế nào nhỉ.
    các bác tư vấn nào tính nhiều cái này chỉ giáo giúp em với.
    Cám ơn các bác.

  • #2
    Ðề: Tính áp lực đất lên mố cầu

    1/-Ngay trong Tiêu chuẩn cũ 22TCN 18-79 cũng không quy định cách tính toán khi có bản quá độ sau Mố. Những gì chúng ta quen tính lâu nay (khi dung 22TCN 18-79) là do đọc các sách giáo khoa gốc từ sách tiếng Nga mà ra.
    2/- Theo 22TCN 272-05 chỉ có 1 xe tải thiết kế cho mõi làn xe chứ không có khái niệm đoàn xe như 22TCN 272-05, vì vậy anh cứ yên tâm tự đăt ra cách xếp xe sao cho bất lợi nhất mà tính toán miễn là đúng các quy tắc Cơ học. Trong Chương nói vè Phân tích kết cấu của 22TCN 272-05 đã chấp nhận mọi phương pháp Cơ học.
    3/- Công thức đơn giản nêu trong 22TCN 272-05 (gôc là AASHTO LRFD 1998) đã bao đủ mức an toàn rồi
    4/- Tôi gửi kèm đây 1 file EXCEL tinh Mố chữ U để bà con tham khảo
    Attached Files
    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
    ĐT: 0913 555 194

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính áp lực đất lên mố cầu

      Cám ơn thày Trung rất nhiều về file tính mố. File trình bày đẹp mắt, chi tiết và khá hoằn chỉnh cho việc thiết kế 1 mố cầu. Có mấy điểm này em muốn nhờ thày và các anh chỉ dẫn thêm :
      1. Tiêu chuẩn thiết kế quy định như thế nào về việc sử dụng các HSTT (>1 và <1)? Trong 1 tổ hợp tải trọng có thể dùng tải trọng này ứng với HSTT >1 và tải trọng khác với HSTT <1 được k? Trong bảng tính của thày em thấy chỉ xét trường hợp tất cả các HSTT >1 và trường hợp tất cả các HSTT <1, vậy có đúng k?
      2. Tiêu chuẩn thiết kế cầu quy định như thế nào về kiểm tra ổn định lật. Nói chung là Mrgiu/Mulat > k phải không ạ, vậy hệ số an toằn k đó quy định ở đâu.
      3. Trường hợp móng nông BT đổ tại chỗ trên nền đá khi kiểm tra ổn định trượt thì Qr (sức kháng) có kể đến lực dính giữa bê tông và đá k? Và hệ số ma sát giữa BT và đá quy định ở đâu. Trong sách ' Ví dụ tính toán mố trụ cầu' của thày có 2 trường hợp tính mố và trụ móng nông trên nền đá, tuy nhiên khi kiểm toán ổn định trượt ở đáy móng vẫn tính như đặt trên đất có F = 30o, như vậy có lẽ chưa chính xác lắm?
      Rất mong được thày Trung và các anh chỉ dẫn.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính áp lực đất lên mố cầu

        Nguyên văn bởi cauBTCT
        3. Trường hợp móng nông BT đổ tại chỗ trên nền đá khi kiểm tra ổn định trượt thì Qr (sức kháng) có kể đến lực dính giữa bê tông và đá k? Và hệ số ma sát giữa BT và đá quy định ở đâu.
        AASHTO Standard Spec (LFD & ASD, không phải LRFD) có bản hướng dẫn về hệ số ma sát giữa các vật liệu khác nhau (Table 5.5.2B). Mời xem tham khảo ở file gởi kèm nhé.
        Attached Files
        KCT, MS PE - Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính áp lực đất lên mố cầu

          Và cũng theo AASHTO Standard Specifications, hệ số an toàn cho ổn định lật là 1.5 đối với nền đá và 2.0 đối với nền đât, và hệ số an toàn cho ổn định trượt là 1.5 cho các trường hợp khác nhau.

          Có món này của PennDOT xài cũng được lắm đó. Các bác nào có nhu cầu thì dùng thử (thử thôi nghen, vì là đồ "chui"). Hiện tại tui chưa có sách hướng dẫn bằng PDF, nhưng nếu cần lắm thì mần cũng ra. Đây là một chương trình viết bằng Fortran thì phải, đã được dùng rất lâu đời và phổ biến nên chính xác. Cứ copy vào một folder nào đó rồi run cái exe file là xong.

          Tôi có đề nghị nhỏ rằng những vị giáo dục như Thầy Trung cùng sinh viên của mình nên dựa trên những chương trình tương tự như thế này (vì rất đơn giản) để đầu tư và phát hành những chương trình tương tự có thể áp dụng ở Việt Nam (VN dùng theo AASHTO mà lị). Nguồn lợi nhuận từ chuyện bán bản quyền có thể dùng để phát huy trong lãnh vực này. Chứ Thầy có bao nhiêu, đưa hết lên mạng như thế, thì cũng sẽ rất hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như trách nhiệm về những món này (đồ của chùa mà sao đòi hỏi nhiều thế). Ở Mỹ có nhiều trường DH làm chuyện này lắm. Trường hợp khá phổ biết mà tôi được biết là nhóm giáo sư ở University of Maryland rất thành công về chuyện này (http://best.umd.edu/.
          Attached Files
          Last edited by KetCauTu'?; 02-12-2006, 11:43 PM.
          KCT, MS PE - Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính áp lực đất lên mố cầu

            các bác cho em hỏi tính áp lực đất bị động theo 22TCN 272.05.
            Thì hế ố Kp tính theo hai cách:
            + Tra hình 1 và hình 2, với góc 0=90 thì tra thế nào. VÌ như quy trình nói góc 0 là góc của đất đắp sau lưng tường với phương thẳng đứng.
            + Tính theo phương pháp dựa theo lý thuyết lăng thể trượt.
            Vậy nếu em muốn tính theo cách 1 nhưng với trường hợp mái dốc đất sau lương nằm ngang thì như thế nào.
            Rất cảm ơn nếu các pro quan tâm.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính áp lực đất lên mố cầu

              bác tham khảo phầm mềm GEO5 ...khá hay đấy ....






              Thế giới phẳng
              Chiếc lexus và cây ôliu
              Chiến tranh tiền tệ
              Science is sexy
              ***GLOBE WARNING***

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính áp lực đất lên mố cầu

                đây là lý thuyết em nó ......






                Thế giới phẳng
                Chiếc lexus và cây ôliu
                Chiến tranh tiền tệ
                Science is sexy
                ***GLOBE WARNING***

                Ghi chú

                Working...
                X