Bạn nào có biết cách giải Khung BTCT trên SAP2000 hoặc staad Pro có kể đến sự làm việc của tường xây chèn(vách) xin chỉ cho vài chiêu!!!
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Khung BTCT có xây tường chèn???
Collapse
X
-
Ðề: Khung BTCT có xây tường chèn???
Theo mình biết, trước đây ở trường ĐHBK TPHCM, khi kể đến ảnh hưởng của tường đến sự làm việc của khung, người ta thường thay thế tường bằng các thanh giằng có độ cứng tương đương. Thí dụ thầy Ngô Vi Long (?) có một công thức tính độ cứng tương đương của tường, chị Nguyễn Thị Dung trong đề tài xét đến ảnh hưởng của tường đến ứng xử kết cấu dưới tác dụng động đất cũng đã thay thế tường bằng thanh giằng có độ cứng tương đương, thầy Đào Đình Nhân, khi xét đến tường cũng thay thế tường bằng thanh không chịu kéo có độ cứng tương đương. Cách tính độ cứng tương đương là xét một khung điển hình có xây tường và cũng chính khung đó nhưng thay thế tường bằng thanh giằng. Sau một hồi tính toán sẽ có thể xác định được độ cứng tương đương của tường. Thí dụ chị Dung đã giải hệ khung - tường bằng phần tử thanh + tấm; thầy Nhân giải hệ khung tường trong đó khung dùng phần tử thanh, tường dùng phần tử solid với vật liệu không chịu kéo (giải bằng ansys gì gì đó).
Tuy nhiên cũng theo thầy Nhân thì cách thay thế một mảng tường (vốn 2 chiều) bằng thanh giằng (vốn 1 chiều) chỉ là giải pháp tình thế vì phần tử 1 chiều sẽ không thể hiện được đặc điểm của phần tử 2 chiều.
hì hì... không biết các pác có cao kiến gì không.
-
Ðề: Khung BTCT có xây tường chèn???
Tôi có biết một người (K39X1, ĐHXD Hà Nội) đã làm rất kỹ về đề tài này (tính toán, thiết kế khung BTCT có kể đến sự làm việc của tường chèn) trong đồ án tốt nghiệp (hình như làm với GS Ngô Thế Phong).
Anh này tên là NV Hùng, cũng là người khá thành đạt, tốt nghiệp ĐHXD xong thi làm viẹc cho các hãng Huyndai (Phả Lại), Zamil, và mấy hãng XD của Ý, Đức nữa...
Bạn nào quan tâm, tôi sẽ giới thiệu đồng chí ấy cho.Đinh Văn Nguyên, PhD, Assistant Professor,
Dept. of Civil and Environmental System Engg,
Konkuk University, Seoul, South Korea
Ghi chú
-
Ðề: Khung BTCT có xây tường chèn???
Nguyên văn bởi nguyencytường quy về tải phân bố đều tương đương trên dầm
Tài liệu thì tôi có bản viết. Cả nhà nếu ai cần có thể liên hệ với tôi theo số điện thoại sau: 0912252507 hay 0979709355
Hay số điện thoại nhà riêng 034228268 (buổi tối).
Tôi cũng xin nói qua về đề tài này:
- Mục đích chính là quy đổi tường xây chèn thành thanh chống xiên. Để chịu tải trọng ngang.
- Thực tế: Khi thiết kế kết cấu khung bê tông cốt thép. Kết cấu tường xây trèn chỉ được coi là các tải trọng phân bố trên dầm hay trên sàn mà không kể đến tác dụng của nó chịu tải trọng ngang. Khi ta quy đổi dạng kết cấu này, và được mô hình hóa trong sơ đồ tính khả năng chịu lực của kết cấu được tăng lên đáng kể.
- Tường xây trèn có hai trường hợp là có lỗ mở và không có lỗ mở. Với mỗi một trường hợp nó có hệ số quy đổi riêng.
Hệ số quy đổi đó được dựa trên cơ sở tính toán được mô tả như sau: Khi hệ khung có tường xây trèn ta có tường là môi trương đàn hồi. Như vậy, hệ khung làm việc trên nền đàn hồi.
- Tác giả của bài viết này là Thầy Lý Trần Cường (Bô môn bê tông cốt thép - Trường Đại Học Xây Dựng).
Được thể hiện qua image sauLast edited by a2tiep; 12-07-2007, 03:45 PM.
Ghi chú
-
Ðề: Khung BTCT có xây tường chèn???
Nguyên văn bởi a2tiep
Lâu lắm rồi mình mới viết bài. Hôm nay, T thấy đề tài này cũng tương đối là hay. Và tôi đã từng là và nghiên cứu nó. Có cả module tính toán mô phỏng quy trình tính toán nó. (Mà tôi đã thực hiện cách đây khoảng 3 năm ). Ngày mai tôi sẽ post module lên để anh em tham khảo.
Tài liệu thì tôi có bản viết. Cả nhà nếu ai cần có thể liên hệ với tôi theo số điện thoại sau: 0912252507 hay 0979709355
Hay số điện thoại nhà riêng 034228268 (buổi tối).
Tôi cũng xin nói qua về đề tài này:
- Mục đích chính là quy đổi tường xây trèn thành thanh chống xiên. Để chịu tải trọng ngang.
- Thực tế: Khi thiết kế kết cấu khung bê tông cốt thép. Kết cấu tường xây trèn chỉ được co là các tải trọng phân bố trên dầm hay trên sàn mà không kể đến tác dụng của nó chịu tải trọng ngang. Khi ta quy đổi dạng kết cấu này, và được mô hình hóa trong sơ đồ tính khả năng chịu lực của kết cấu được tăng lên đáng kể.
- Tường xây trèn có hai trường hợp là có lỗ mở và không có lỗ mở. Với mỗi một trường hợp nó có hệ số quy đổi riêng.
Hệ số quy đổi đó được dựa trên cơ sở tính toán được mô tả như sau: Khi hệ khung có tường xây trèn ta có tường là môi trương đàn hồi. Như vậy, hệ khung làm việc trên nền đàn hồi.
- Tác giả của bài viết này là Thầy Lý Trần Cường (Bô môn bê tông cốt thép - Trường Đại Học Xây Dựng).
Được thể hiện qua image sau
Chợt nghĩ ra trong ETABS có phần tử WALL , không biết ta có thể dung nó để khai báo khối tường được không nhỉ ? ( Với Modul đàn hồi , trọng lượng , bề dày ….của khối gạch xây )
Ghi chú
-
Ðề: Khung BTCT có xây tường chèn???
Nguyên văn bởi NguyendvTôi có biết một người (K39X1, ĐHXD Hà Nội) đã làm rất kỹ về đề tài này (tính toán, thiết kế khung BTCT có kể đến sự làm việc của tường chèn) trong đồ án tốt nghiệp (hình như làm với GS Ngô Thế Phong).
.
Ghi chú
-
Ðề: Khung BTCT có xây tường chèn???
Bài viết của a2tiep (tác giả: Thầy Lý Trần Cường ĐHXD), rất có ý nghĩa, tuy nhiên tôi có một số nhận xét sau, anh em góp ý tiếp nhé:
1. Nghiên cứu này thực hiện (hay công bố) cách đây 3 năm là hơi (quá) muộn. Cũng tại ĐHXD Hà Nội, đề tài này đã được nghiên cứu khá chi tiết cách đây 8 năm (1999) (SV làm tốt nghiệp).
2. Mô hình tường bằng thanh chống xiên này không những tăng độ cứng ngang của khung, mà còn tăng độ cứng phương đứng (tăng khả năng chiu lực của cột). Nghiên cứu này đã xét đến chưa?
3. (Lực) liên kết giữa tường chèn và khung co xét đến khi mô hình không ?
4. Một vấn đề quan trọng hơn, là tác dụng của tường chèn khi (giả sử) tại các nút khung xuất hiện khớp dẻo, đã có nghiên cứu nào xét đến chưa?
Lạm bàn 1 chút:
- Nhân nói chuyện BTCT, tôi nhớ ra là trong sách KC BTCT 2, có công thức sai về tính lực kéo của thành giằng trong vòm BTCT (không rõ là tác giả dịch sai hay là nhà in in sai ). Tôi cũng đã góp ý trực tiếp cho tác giả khá lâu rồi, nhưng không rõ đã có bản đính chính chưa ? Các bác xem lại.Last edited by Nguyendv; 12-07-2007, 11:36 AM.Đinh Văn Nguyên, PhD, Assistant Professor,
Dept. of Civil and Environmental System Engg,
Konkuk University, Seoul, South Korea
Ghi chú
-
Ðề: Khung BTCT có xây tường chèn???
Nguyên văn bởi NguyendvBài viết của a2tiep (tác giả: Thầy Lý Trần Cường ĐHXD), rất có ý nghĩa, tuy nhiên tôi có một số nhận xét sau, anh em góp ý tiếp nhé:
1. Nghiên cứu này thực hiện (hay công bố) cách đây 3 năm là hơi (quá) muộn. Cũng tại ĐHXD Hà Nội, đề tài này đã được nghiên cứu khá chi tiết cách đây 8 năm (1999) (SV làm tốt nghiệp).
2. Mô hình tường bằng thanh chống xiên này không những tăng độ cứng ngang của khung, mà còn tăng độ cứng phương đứng (tăng khả năng chiu lực của cột). Nghiên cứu này đã xét đến chưa?
3. (Lực) liên kết giữa tường chèn và khung co xét đến khi mô hình không ?
4. Một vấn đề quan trọng hơn, là tác dụng của tường chèn khi (giả sử) tại các nút khung xuất hiện khớp dẻo, đã có nghiên cứu nào xét đến chưa?
Lạm bàn 1 chút:
- Nhân nói chuyện BTCT, tôi nhớ ra là trong sách KC BTCT 2, có công thức sai về tính lực kéo của thành giằng trong vòm BTCT (không rõ là tác giả dịch sai hay là nhà in in sai ). Tôi cũng đã góp ý trực tiếp cho tác giả khá lâu rồi, nhưng không rõ đã có bản đính chính chưa ? Các bác xem lại.
Tôi xin ý kiến như sau:
- 3 năm. Thực ra ngày hôm qua, tôi thấy đề tài này nên tôi mới post bài lên. Do đại gia đình ketcau.com quá lớn.
- Với ý kiến thứ 2 của bạn: hiển nhiên rồi độ cứng của từng khung tăng lên đáng kế.
- Như tôi đã nói ở trên: Khung làm việc trong môi trường đàn hồi (gạch) nên lực liên kết giữa khung với gạch hoàn toàn xét tới.
- Còn vấn đề khung xuất hiện khớp dẻo : Khớp dẻo ở đây phải có khái niệm khớp dẻo tính toán và khớp dẻo thi công. Đó là một lĩnh vực hay. Cả nhà biết thì post lên nhé.
- Vấn đề tiếp theo của bạn nói tới sách bị sai thì tôi cũng không rõ nên không góp ý kiến. Bạn đã đề xuất với tác giả rồi thì tôi nghĩ trong ngày gần tới hõ sẽ chỉnh lý lại.
- Còn vấn đề nữa: tôi hứa post module lên. Nhưng hôm qua, tôi phát hiện bộ cài VB không có trên máy nên không tạo bộ setup được. Như thế sẽ rất khó khăn cho các bạn sử dung. Do vậy, T sẽ cố gắng post lên một trong thời gian sớm nhất (kèm cả code luôn).
Thân ái / Regards
a2tiepLast edited by a2tiep; 12-07-2007, 04:14 PM.
Ghi chú
-
Ðề: Khung BTCT có xây tường chèn???
Cám ơn các bác đưa ra đề tài cũ mà không cũ này
Em cũng có nghe một số người nghiên cứu về cái này (như thầy Lý Trần Cường_ĐHXD) làm đề tài tiến sĩ về cái này, nhưng hiện giờ em không có điều kiện để về trường DHXD tham khảo cái đó
Nhưng em làm xây dựng công trình, xin các bác làm nghiên cứu cho vài ý kiến ngắn gọn:
- Các loại mô hình tính (để mô hình hoá tường trong phân tích kết cấu). Ưu nhược điểm của từng loại
- Kết quả thu được tương ứng với mỗi mô hình tính, tương ứng với các loại dầm cột phổ thông (ví dụ như tường 220/110; cột dầm 220-300; cột dầm 300-400, vân vân)
Mục đích của em (là dân đi làm kiếm tiền nuôi vợ con thôi) là ứng dụng KHKT thế, thì tiết kiệm được bao nhiêu BTCT (cũng là quy ra tiền cả) trong từng trường hợp.
Vài mong muốn nhỏ thế, mong các bác chỉ giáo
Cảm ơn các bác
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú