QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

    Hi all,
    Lần đầu tiên tính động đất nên có nhiều điều muốn được các đàn anh chỉ giúp.
    1,Theo TCXDVN 375 : 2006 thì điều kiện để có thể áp dụng phương pháp phân tích tĩnh lực ngang tương đương là :
    a, Các chu kì dao động cơ bản T1 theo 2 hướng nhỏ hơn các giá trị sau:
    T1 ≤ { 4.Tc và 2.0s}
    b, Thỏa mãn tiêu chí về tính đều đặn theo mặt đứng cho trong 4.2.3.3
    Công trình em đang tính thì thỏa mãn tiêu chí trên với T1 =1.956s ứng với Mode 1, T2 =1.79s ứng với Mode 2, T3 =1.582s ứng với Mode 3.
    Vậy thì khi tính động đất ta phải lấy bao nhiêu chu kì dao động để tính là đủ?( trong tiêu chuẩn của mình không có nói đến).
    Nếu tính với cả 3 mode thì khi tổng hợp lại(Căn bậc 2 của tổng bình phương từng mode)thì lực động đất lớn hơn khoảng 1.7 lần so với tính chỉ 1 mode.
    Công trình em đang tính 1 tầng hầm +22t + 1 tầng mái ,cao 78m. Do mặt bằng bị chi phối bởi kiến trúc nên công trình bị xoắn ở mode đầu tiên, vậy thì khi tính gió động hay động đất có tính đến mode dao động này không?
    2, Nếu như các tiêu chí để tính theo phương pháp phân tích tĩnh lực ngang tương đương không thỏa thì ta phải dùng phương pháp Phân tích phổ phản ứng dạng dao động.
    - Tiêu chuẩn nêu phải xét tới phản ứng của tất cả các dạng dao động góp phần đáng kể vào phản ứng tổng thể của nhà.Yêu cầu này thỏa mãn nếu đạt được một trong 2 điều kiện sau:
    + Tổng các khối lượng hữu hiệu của các dạng dao động được xét chiếm ít nhất 90% tổng khối lượng của kết cấu
    + Tất cả các dạng dao động có khối lượng hữu hiệu lớn hơn 5% của tổng khối lượng đều xét đến
    Em không hiểu khối lượng hữu hiệu của các dạng dao động ở đây tính như thế nào? Còn tổng khối lượng của kết cấu là DL+0.5LL có đúng không?
    3, Các anh đã chọn loại kết cấu cấp dẻo trung bình hay cấp dẻo cao khi tính động đất?nếu chọn kết cấu cấp dẻo trung bình thì lực động đất tính được gấp 1.5 lần so với chọn cấp dẻo cao, bởi vì chọn cấp dẻo của kết cấu sẽ có được hệ số ứng xử qo để tính phổ thiết kế.
    -Nếu cùng một mô hình tính toán mà chọn cấp dẻo trung bình thì hàm lượng thép trong cột vách sẽ tăng hơn nhiều so với khi chọn cấp dẻo cao để tính toán, lúc này thì cấp dẻo trung bình lại có vẻ dẻo hơn cấp dẻo cao, hình như hơi bị khó chịu. Theo các đàn anh thì em nên chọn cấp dẻo nào để tính toán?
    Một vài thắc mắc mong các đàn anh nhiều kinh nghiệm chỉ giúp.Thanks.
    Last edited by Manowar; 29-11-2006, 04:57 PM.

  • #2
    Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

    Nguyên văn bởi Manowar
    Hi all,
    Lần đầu tiên tính động đất nên có nhiều điều muốn được các đàn anh chỉ giúp.
    1,Theo TCXDVN 375 : 2006 thì điều kiện để có thể áp dụng phương pháp phân tích tĩnh lực ngang tương đương là :
    a, Các chu kì dao động cơ bản T1 theo 2 hướng nhỏ hơn các giá trị sau:
    T1 ≤ { 4.Tc và 2.0s}
    b, Thỏa mãn tiêu chí về tính đều đặn theo mặt đứng cho trong 4.2.3.3
    Công trình em đang tính thì thỏa mãn tiêu chí trên với T1 =1.956s ứng với Mode 1, T2 =1.79s ứng với Mode 2, T3 =1.582s ứng với Mode 3.
    Vậy thì khi tính động đất ta phải lấy bao nhiêu chu kì dao động để tính là đủ?( trong tiêu chuẩn của mình không có nói đến).
    Nếu tính với cả 3 mode thì khi tổng hợp lại(Căn bậc 2 của tổng bình phương từng mode)thì lực động đất lớn hơn khoảng 1.7 lần so với tính chỉ 1 mode.
    Công trình em đang tính 1 tầng hầm +22t + 1 tầng mái ,cao 78m. Do mặt bằng bị chi phối bởi kiến trúc nên công trình bị xoắn ở mode đầu tiên, vậy thì khi tính gió động hay động đất có tính đến mode dao động này không?
    2, Nếu như các tiêu chí để tính theo phương pháp phân tích tĩnh lực ngang tương đương không thỏa thì ta phải dùng phương pháp Phân tích phổ phản ứng dạng dao động.
    - Tiêu chuẩn nêu phải xét tới phản ứng của tất cả các dạng dao động góp phần đáng kể vào phản ứng tổng thể của nhà.Yêu cầu này thỏa mãn nếu đạt được một trong 2 điều kiện sau:
    + Tổng các khối lượng hữu hiệu của các dạng dao động được xét chiếm ít nhất 90% tổng khối lượng của kết cấu
    + Tất cả các dạng dao động có khối lượng hữu hiệu lớn hơn 5% của tổng khối lượng đều xét đến
    Em không hiểu khối lượng hữu hiệu của các dạng dao động ở đây tính như thế nào? Còn tổng khối lượng của kết cấu là DL+0.5LL có đúng không?
    Một vài thắc mắc mong các đàn anh nhiều kinh nghiệm chỉ giúp.Thanks.
    Bác ơi, e đã làm 1 topic về cái này rồi mà, bác làm thế này là muốn cạnh tranh với e hả .
    Khối lượng hữu hiệu bác xem ở Set Output Table Mode>Building Modal Info>Modal Participating Mass Ratios. Tổ hợp để tính dao động là TT+0,3HT thôi.
    Thêm nữa là bác tính động đất với các DẠNG DAO ĐỘNG CƠ BẢN, ko fải mode 1 là dạng 1, mode 2 là dạng 2 đâu. Bác fải xác định đc đâu là dạng dao động cơ bản. Mà dùng phương pháp phân tích tĩnh lực tương đương thì chỉ cần tính cho dạng dao đông cơ bản đầu tiên thôi.
    Mà thôi, bây jờ bác sang đây ta nói tiếp nhé http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=4432

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

      [QUOTE=ninh47xd]Bác ơi, e đã làm 1 topic về cái này rồi mà, bác làm thế này là muốn cạnh tranh với e hả .

      Sorry bac Ninh nhé, đây là lần đầu tiên e post bài nên không rành lắm,mong bác đừng để bụng.Em lên đây chỉ mong muốn học hỏi thôi.
      Anh chỉ em chỗ coi khối lượng hữu hiệu có phải là SumUx,SumUy không vậy,nếu như đây là khối lượng hữu hiệu thì với công trình của em phải xét đến 8 mode dao động sau(Tất cả các dạng dao động có khối lượng hữu hiệu lớn hơn 5% của tổng khối lượng đều xét đến), còn 4 mode dao động đầu mình không tính sao? tất nhiên là trong các mode dao động mình chỉ xét các dạng dao động cơ bản theo phương X và phương Y.
      Anh cho em hỏi mình có công thức hay định nghĩa gì về khối lượng hữu hiệu của dạng dao động không? Thanks anyway.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

        [QUOTE=Manowar]
        Nguyên văn bởi ninh47xd
        Bác ơi, e đã làm 1 topic về cái này rồi mà, bác làm thế này là muốn cạnh tranh với e hả .

        Sorry bac Ninh nhé, đây là lần đầu tiên e post bài nên không rành lắm,mong bác đừng để bụng
        Hì, ko sao, e đùa thôi
        Anh chỉ em chỗ coi khối lượng hữu hiệu có phải là SumUx,SumUy không vậy,nếu như đây là khối lượng hữu hiệu thì với công trình của em phải xét đến 8 mode dao động sau(Tất cả các dạng dao động có khối lượng hữu hiệu lớn hơn 5% của tổng khối lượng đều xét đến), còn 4 mode dao động đầu mình không tính sao? tất nhiên là trong các mode dao động mình chỉ xét các dạng dao động cơ bản theo phương X và phương Y.
        Anh cho em hỏi mình có công thức hay định nghĩa gì về khối lượng hữu hiệu của dạng dao động không? Thanks anyway.
        Bác đừng gọi e là anh thế, già mất. E đang là sv thôi.
        Khối lượng hữu hiệu xem ở chỗ UX, UY, UZ, RX, RY, RZ ấy, từ đó bác thấy đc cái nào >5%. Còn cái SUM kia là để bác xem bao giờ thì tổng khối lượng hữu hiệu >90%.
        Các mode đó ko fải là các dạng dao động cơ bản, từ các mode này bác sẽ phải tìm ra các dạng dao động cơ bản (những mode mà có UX rất lớn so với UY hay ngược lại ấy). Mỗi dạng dao động cơ bản có 3 mode, như mode 1,2,3 là thuộc dạng dao động cơ bản 1. Một ví dụ: theo phương x dạng 1 là mode 1, dạng 2 là mode 4, dạng 3 là mode 8; theo phương y thì lần lượt là mode 2,5,7,...
        Định nghĩa về khối lượng hữu hiệu thì trong TC có nói nhưng ko rõ, theo e hiểu thì nó là tỉ lệ % khối lượng công trình tham gia vào dạng dao động, nếu cộng tất cả các khối lượng hữu hiệu lại thì ta đc khối lượng tổng của công trình. Công thức thì trong FEMA hình như có nói đấy, e cg ko chắc lắm(vì thực ra đã bao jờ đọc đâu , thấy bạn e nó bảo thế), bác ra trang chủ mà down

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

          [QUOTE=ninh47xd][QUOTE=Manowar]
          Hì, ko sao, e đùa thôi

          Mình chưa rõ lắm về cái khối lượng hữu hiệu của các dạng dao động.Trong TC thì cũng không co nói cách tính.Theo cậu nói thì lực động đất mình phải tính với nhiều dạng dao động lắm, mà mình cộng lại nó cũng chả bằng tổng khối lượng của kết cấu.
          Còn cái mode dao động là do tớ bị nhiễm thằng gió động nên mở miệng ra lúc nào cũng mode này, mode nọ, hồi tính gió động thì các dạng dao động cơ bản cần tính toán nó thường nằm ở Mode1,2,3 do có tần số nhỏ hơn 1.3. Thực ra thì công trình chỉ có 3 dạng dao động cơ bản thôi : dạng 1 là gần như tuyến tính từ móng lên đỉnh công trình theo một phương nhất định, dạng 2 là xoắn(phi tuyến), dạng 3 là oằn mình như máy em ở vũ trường lắc mông vậy ,(nhìn fát thèm). Trong Etabs hay Sap thì nó mặc định Mode đầu tiên là mode yếu nhất(do chu kì T lớn nhất) theo phương nào hay theo dạng nào là tùy thuộc vào công trình của mình.
          Chú Ninh đang làm đồ án về Động đất hả, hồi trước mình làm đồ án chả có động đất mà cũng không có gió động nên ra trường đi làm rồi mới thấy hối hận, đang là SV mà trông chú kiến thức cũng khá nhỉ, mai mốt chú ra trường thì KS tụi này lại có thêm 1 đối thủ cạnh tranh đáng gờm nữa rồi.Just Kidding, Goodluck and success in your life! Dù sao cũng cảm ơn cậu đã góp ý.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

            [QUOTE=Manowar][QUOTE=ninh47xd]
            Nguyên văn bởi Manowar
            Hì, ko sao, e đùa thôi

            Mình chưa rõ lắm về cái khối lượng hữu hiệu của các dạng dao động.Trong TC thì cũng không co nói cách tính.Theo cậu nói thì lực động đất mình phải tính với nhiều dạng dao động lắm, mà mình cộng lại nó cũng chả bằng tổng khối lượng của kết cấu.
            Đúng là cộng lại thì ko bằng(hay đúng hơn là chưa bằng) vì bác mới chỉ chạy khoảng 10-20 mode thôi, bác chạy nhiều mode hơn hoặc chạy 1 công trình thấp thấp thì sẽ thấy.
            Còn cái mode dao động là do tớ bị nhiễm thằng gió động nên mở miệng ra lúc nào cũng mode này, mode nọ, hồi tính gió động thì các dạng dao động cơ bản cần tính toán nó thường nằm ở Mode1,2,3 do có tần số nhỏ hơn 1.3. Thực ra thì công trình chỉ có 3 dạng dao động cơ bản thôi : dạng 1 là gần như tuyến tính từ móng lên đỉnh công trình theo một phương nhất định, dạng 2 là xoắn(phi tuyến), dạng 3 là oằn mình như máy em ở vũ trường lắc mông vậy ,(nhìn fát thèm). Trong Etabs hay Sap thì nó mặc định Mode đầu tiên là mode yếu nhất(do chu kì T lớn nhất) theo phương nào hay theo dạng nào là tùy thuộc vào công trình của mình.
            Công trình ko chỉ có 3 dạng dao động cơ bản thôi đâu bác ạ. 3 dạng đầu hay tính vì theo TC đấy, tất cả các dạng dao động cơ bản có khối lượng hữu hiệu lớn hơn 5% đều phải kể đến, mà thường chỉ có 2,3 dạng là có khối lượng hữu hiệu lớn hơn 5% thôi.
            Các dạng dao động cơ bản có deformed shape như thế này: dạng 1 ko cắt trục công trình, dạng 2 cắt 1 lần, dạng 3 cắt 2 lần,... cứ thế mà tăng lên. Mode xoắn ko fải là dạng dao động cơ bản, ta ko tính với mode này(thầy e bảo:"Ai tính đc xoắn đâu, thầy cg chả tính đc"). Còn hiệu ứng xoắn trong khi tính động đất thì lại khác.
            Chú Ninh đang làm đồ án về Động đất hả, hồi trước mình làm đồ án chả có động đất mà cũng không có gió động nên ra trường đi làm rồi mới thấy hối hận, đang là SV mà trông chú kiến thức cũng khá nhỉ, mai mốt chú ra trường thì KS tụi này lại có thêm 1 đối thủ cạnh tranh đáng gờm nữa rồi.Just Kidding, Goodluck and success in your life! Dù sao cũng cảm ơn cậu đã góp ý.
            Hì, cảm ơn anh về lời chúc. E còn phải học hỏi nhiều nữa, mà từ hồi chịu khó lên đây e cg tiến bộ nhiều lắm nhờ đc mọi ng chỉ bảo tận tình

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

              [QUOTE=ninh47xd][QUOTE=Manowar][QUOTE=ninh47xd]
              Đúng là cộng lại thì ko bằng(hay đúng hơn là chưa bằng) vì bác mới chỉ chạy khoảng 10-20 mode thôi, bác chạy nhiều mode hơn hoặc chạy 1 công trình thấp thấp thì sẽ thấy.


              Mình đã chạy thử 1 công trình nhỏ rồi thì thấy gần nhau thiệt.

              [QUOTE=ninh47xd][QUOTE=Manowar]
              Nguyên văn bởi ninh47xd

              Các dạng dao động cơ bản có deformed shape như thế này: dạng 1 ko cắt trục công trình, dạng 2 cắt 1 lần, dạng 3 cắt 2 lần,... cứ thế mà tăng lên. Mode xoắn ko fải là dạng dao động cơ bản, ta ko tính với mode này(thầy e bảo:"Ai tính đc xoắn đâu, thầy cg chả tính đc"). Còn hiệu ứng xoắn trong khi tính động đất thì lại khác.
              OK! Công trình bị xoắn hay không là do cách bố trí cột vách trên mặt bằng thôi, phải cố gắng làm sao để mb càng đối xứng về độ cứng thì càng tốt nhỉ.
              Last edited by Manowar; 30-11-2006, 03:08 PM.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

                [QUOTE=ninh47xd][QUOTE=Manowar]
                Nguyên văn bởi ninh47xd

                Công trình ko chỉ có 3 dạng dao động cơ bản thôi đâu bác ạ. 3 dạng đầu hay tính vì theo TC đấy, tất cả các dạng dao động cơ bản có khối lượng hữu hiệu lớn hơn 5% đều phải kể đến, mà thường chỉ có 2,3 dạng là có khối lượng hữu hiệu lớn hơn 5% thôi.
                Các dạng dao động cơ bản có deformed shape như thế này: dạng 1 ko cắt trục công trình, dạng 2 cắt 1 lần, dạng 3 cắt 2 lần,... cứ thế mà tăng lên. Mode xoắn ko fải là dạng dao động cơ bản, ta ko tính với mode này(thầy e bảo:"Ai tính đc xoắn đâu, thầy cg chả tính đc"). Còn hiệu ứng xoắn trong khi tính động đất thì lại khác.
                Mode xoắn không phải là mode cơ bản , đồng ý nhưng theo mình vẫn cần đưa vào tính toắn , nó rất lớn nhưng vẫn phải chấp nhận nó , vì nó là thực tế mà. Người ta chỉ bỏ qua các mode xoắn khi phân tích theo pp tĩnh lực tương đương vì pp pháp này là pp phân tích phẳng 2 chiều.
                mode xoắn lớn là do mặt bằng kết cấu bố trí không đối xứng , khi phân tích không gian 3D thì việc xuất hiện mode xoắn là bình thường Còn chuyện có tính được mode xoắn hay không thì xin thưa bạn là vẫn tính được ( Khi có công cụ đủ mạnh như SAP hay ETABS ). Tóm lại :
                1-Cố gắng tránh mode xoắn
                2-Nếu không tránh được thì chuyển sang pp phân tích phổ hay phân tích theo lịch sử và thời gian ( time history )
                Vài ý kiến thô thiển ( đừng cười nhé )
                BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

                  [QUOTE=ntlong][QUOTE=ninh47xd]
                  Nguyên văn bởi Manowar
                  Mode xoắn không phải là mode cơ bản , đồng ý nhưng theo mình vẫn cần đưa vào tính toắn , nó rất lớn nhưng vẫn phải chấp nhận nó , vì nó là thực tế mà. Người ta chỉ bỏ qua các mode xoắn khi phân tích theo pp tĩnh lực tương đương vì pp pháp này là pp phân tích phẳng 2 chiều.
                  mode xoắn lớn là do mặt bằng kết cấu bố trí không đối xứng , khi phân tích không gian 3D thì việc xuất hiện mode xoắn là bình thường Còn chuyện có tính được mode xoắn hay không thì xin thưa bạn là vẫn tính được ( Khi có công cụ đủ mạnh như SAP hay ETABS ). Tóm lại :
                  1-Cố gắng tránh mode xoắn
                  2-Nếu không tránh được thì chuyển sang pp phân tích phổ hay phân tích theo lịch sử và thời gian ( time history )
                  Vài ý kiến thô thiển ( đừng cười nhé )
                  Trước đây em tính gió động thì những đàn anh đi trước bảo bỏ qua mode dao động xoắn cho dù mode này có f<1.3, chỉ tính với dạng dao động cơ bản thứ nhất theo mỗi phương thôi. Còn trong tiêu chuẩn về gió động thì cứ dạng dao động nào có f<1.3 thì cứ tính tuốt, sau đó tổ hợp chúng lại theo mỗi phương, theo cách này thì tải gió tính ra sẽ lớn hơn nhưng có vẻ không hợp lí lắm. Nghe anh Long nói hình như tính được mode xoắn thì phải, xin anh nói tóm tắt cách tính để anh em học hỏi chút được không vậy.Thanks.
                  Last edited by Manowar; 01-12-2006, 09:27 AM.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

                    [QUOTE=ntlong][QUOTE=ninh47xd]
                    Nguyên văn bởi Manowar
                    Mode xoắn không phải là mode cơ bản , đồng ý nhưng theo mình vẫn cần đưa vào tính toắn , nó rất lớn nhưng vẫn phải chấp nhận nó , vì nó là thực tế mà. Người ta chỉ bỏ qua các mode xoắn khi phân tích theo pp tĩnh lực tương đương vì pp pháp này là pp phân tích phẳng 2 chiều.
                    mode xoắn lớn là do mặt bằng kết cấu bố trí không đối xứng , khi phân tích không gian 3D thì việc xuất hiện mode xoắn là bình thường Còn chuyện có tính được mode xoắn hay không thì xin thưa bạn là vẫn tính được ( Khi có công cụ đủ mạnh như SAP hay ETABS ). Tóm lại :
                    1-Cố gắng tránh mode xoắn
                    2-Nếu không tránh được thì chuyển sang pp phân tích phổ hay phân tích theo lịch sử và thời gian ( time history )
                    Vài ý kiến thô thiển ( đừng cười nhé )
                    Làm sao e cười bác đc, về cái này e cg ko rành lắm. Để thứ 3 e đi thông đồ án hỏi lại thầy e đã nhé.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

                      Các Bác đã ai áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 để tính toán những công trình mà phải kể đến dạng dao động thư 2 chưa.
                      Trong mục 4.3.3.2.3 của tiêu chuẩn này có biểu thức phân bố tải ngang như sau:

                      Fi = Fb mi.si/sum(mj.sj) (1)

                      trong đó:
                      si , sj lần lượt là chuyển vị của các khối lượng của mi , mj trong dạng dao động cơ bạn
                      mi, mj khối lượng của các tầng tính theo 3.2.4 (2).

                      Vậy liệu biểu thức này có xác định với dạng dao động thứ 2 không, khi mà ở dạng dao động này rất nhiều trường hợp sum(mj.sj) tiến đến giá trị bằng 0.Do đó gía trí của Fi trong biểu thức rất lớn. Bác nào hiểu rõ về vấn đề này thì chỉ dáo giúp. Xin cám ơn.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

                        Tùy theo bác tính theo trường hợp nào nữa, nếu bác tính theo phương pháp "Phân tích tĩnh lực ngang tương đương" thì chỉ xét dạng dao động cơ bản thứ nhất theo mỗi phương thôi.
                        Còn nếu bác phải tính theo phương pháp "Phân tích phổ phản ứng dạng dao động" thì bác phải xét tới phản ứng của tất cả các dạng dao động góp phần đáng kể vào phản ứng tổng thể của nhà, cái này bác xem điều 4.3.3.3.1 sẽ rõ.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

                          Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

                          ---------------------------------------------------------------------Nguyên văn bởi Manowar

                          Tùy theo bác tính theo trường hợp nào nữa, nếu bác tính theo phương pháp "Phân tích tĩnh lực ngang tương đương" thì chỉ xét dạng dao động cơ bản thứ nhất theo mỗi phương thôi.
                          Còn nếu bác phải tính theo phương pháp "Phân tích phổ phản ứng dạng dao động" thì bác phải xét tới phản ứng của tất cả các dạng dao động góp phần đáng kể vào phản ứng tổng thể của nhà, cái này bác xem điều 4.3.3.3.1 sẽ rõ.


                          Trước hết xin cảm ơn bác đã góp ý!

                          Tôi cũng đã xem mục 4.3.3.3.1 và cả mục 4.3.3.3.2 củat tiêu chuẩ này thì trong đó có nêu:

                          Ee là hệ quả của tác động động đất đang xét ( chuyển vị, lực...)
                          Nhưng bác ( hoạc bác nào đó) có biết làm thế nào để xác định được Ee không/ đặc biệt là với các dạng dao động bậc cao/ tui vẫn chưa hiểu rõ vấn đề này lắm...
                          Last edited by mauxanhmuonthua; 06-02-2007, 12:37 PM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

                            Eei là hệ quả tác động động đất đang xét do dạng dao động thứ i gây ra(lực, chuyển vị,...), ở đây ta đang tính lực động đất thì Eei chính là Fi đấy bạn.
                            thân chào,

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tính động đất theo TCXDVN 375 : 2006

                              "Eei là hệ quả tác động động đất đang xét do dạng dao động thứ i gây ra(lực, chuyển vị,...), ở đây ta đang tính lực động đất thì Eei chính là Fi đấy bạn.
                              thân chào,"



                              Trong bài gửi lần trước mình có viết: "Các Bác đã ai áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 để tính toán những công trình mà phải kể đến dạng dao động thư 2 chưa.
                              Trong mục 4.3.3.2.3 của tiêu chuẩn này có biểu thức phân bố tải ngang như sau:

                              Fi = Fb mi.si/sum(mj.sj) (1)

                              trong đó:
                              si , sj lần lượt là chuyển vị của các khối lượng của mi , mj trong dạng dao động cơ bạn
                              mi, mj khối lượng của các tầng tính theo 3.2.4 (2).

                              Vậy liệu biểu thức này có xác định với dạng dao động thứ 2 không, khi mà ở dạng dao động này rất nhiều trường hợp sum(mj.sj) tiến đến giá trị bằng 0.Do đó gía trí của Fi trong biểu thức rất lớn. Bác nào hiểu rõ về vấn đề này thì chỉ dáo giúp. Xin cám ơn."

                              Chính vì lý do này nếu mình tính Fi chỉ đối với dạng dao động thứ 2 thôi thì biểu thức (1) cho Fi rất lớn.
                              Hay bạn có cách tính Fi nào khác. Xin chỉ dáo//

                              Ghi chú

                              Working...
                              X