QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

phần tử hữu hạn trong kết cấu thành mỏng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • phần tử hữu hạn trong kết cấu thành mỏng

    Kinh gởi Thầy Trung và các ban...
    Tôi đang nghiên cứu ứng dụng phần tử dải hữu hạn trong tính toán và kiểm tra ổn định thanh thành mỏng, rất tiếc là tài liệu bị hạn chế quá. Thầy và các bạn nào đã nghiên cứu về vấn đề này có thể trao đổi thêm được không? Ma trận độ cứng tôi xây dựng được có chiều hướng quá phức tạp... sợ sau nay không giải được , tôi muốn kkiểm tra với các matrận mà các tác giả khác đã thực hiện , nhưng không tìm được...mọi người có thể giúp tôi được không?
    Xin cảm ơn.
    Last edited by HoangLinh; 16-11-2004, 12:40 PM.

  • #2
    Bạn có thể nói chi tiết hơn một chút được không ? "phần tử dải hữu hạn" là phần tử gì vậy ? (hay tiếng Anh nó gọi là gì ?)
    Does engineering need science?

    Ghi chú


    • #3
      với những cấu kiện có tiết diện mặt cắt ngang hầu như không thay đổi theo suốt chiều dài, người ta sử dụng Finite Strip Method thay cho FEM để tiết kiệm tài nguyên máy tính. Ứng dụng rất nhiều trong tính toán kết cấu cầu, tấm vỏ có gân (sườn) cứng.
      Các bạn nào có tài liệu liên quan hay từng nghiên cứu có thể trao đổi với tôi được không?

      Ghi chú


      • #4
        À cái này thì tài liệu tôi không có sẵn nhưng có biết một chút (1 chút thôi ). Nếu bác không ngại thì cứ đưa ra để cùng bàn luận đi, biết đâu vấn đề lại sáng tỏ ra
        Does engineering need science?

        Ghi chú


        • #5
          Em có sách tiếng Nga...

          Ghi chú


          • #6
            Cold fomed steel

            Nguyên văn bởi HoangLinh
            Kinh gởi Thầy Trung và các ban...
            Tôi đang nghiên cứu ứng dụng phần tử dải hữu hạn trong tính toán và kiểm tra ổn định thanh thành mỏng, rất tiếc là tài liệu bị hạn chế quá. Thầy và các bạn nào đã nghiên cứu về vấn đề này có thể trao đổi thêm được không? Ma trận độ cứng tôi xây dựng được có chiều hướng quá phức tạp... sợ sau nay không giải được , tôi muốn kkiểm tra với các matrận mà các tác giả khác đã thực hiện , nhưng không tìm được...mọi người có thể giúp tôi được không?
            Xin cảm ơn.
            Gửi Hoàng Linh,

            1. Bạn có thể vào trang web

            http://www.cee.cornell.edu/schafer

            để tham khảo các chương trình đã được lập cho cold-formed steel, có cả lý thuyết phần tử hữu hạn "finite trip" và cách lập trình cũng như các chương trình matlab mẫu.

            2. vế lý thuyết bản thành mõng bạn có thể tham khảo sách :

            "cold-formed steel design" t/g : Wei-Wen Yu, sách có thể load từ knovel.

            3. để ứng dụng nhanh bạn có thể doadload từ web :

            www.rsgsoftware.com phần mềm CFS để tính nhanh các bản thành mõng

            Chào bạn.


            Chào bạn

            Ghi chú


            • #7
              chào các bạn, trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn đến sự quan tâm mà các bạn đã dành cho topic này , đặc biệt là với bạn ndmphuc. Bài của bạn Phúc "!?" rất có giá trị đối với tôi.
              Phúc mến, cách đây 2 tháng , thì đang kẹt phần lập trình Matlab tôi đã vào trang web trong phần 1 mà bạn nói... nhiền chung khá thú vị nhưng phần tài liệu của nó lại rất hạn chế , phần lý thuyết FSM rất ít hình như chỉ là semi-analysis...
              Cuốn "cold-formed steel design" có rất nhiều tác giả viết cùng tựa, tôi có xem vài cuốn thì nói về FSM hầu như là không có... cuốn mà bạn nói tôi đã đăng ký vào download nhiều lần từ trang web đó nhưng vẫn không được !? bạn có down được không!? nếu có thỉ bạn có thể gởi cho tôi một bản được không, rất cảm ơn bạn.
              Nghe cách bạn nói , tôi nghĩ bạn cũng nghiên cứu nhiều về vấn đề này , liệu tôi có thể liên lạc trực tiếp với bạn qua email không?! tôi đã nghiên cứu hơn 6 tháng về thành mỏng và FSM nhưng đến lúc lập trình tính toán lại gặp nhiều vấn đề ,... Rất mong được trao đổi với bạn !

              to AngleHell: sách tiếng Nga về thành mỏng hay về FSM... nếu về FSM thì có nhiều không !? buồn thiệt! tui không biết tiếng Nga...

              to Phuho: có thể nói ngắn gọn cho bạn hiểu thế này : FSM là một dạng đặt biệt của FEM , ứng dụng chủ yếu cho các phần tử các mặt cắt ngang tiết diện không thay đổi. Phần tử thanh thành mỏng không thể xem như phần tử thanh thường khi có 6 bậc tử do tại mỗi nút. vì nó còn bị "vênh" tiết diện khi xét đến bất ổn định nên phải xem như là có thêm một bật tự do cho nó. Người ta thường dùng FEM cho phần tấm ứng dụng vào thanh thành mỏng nhưng như thế sẽ hao tốn tài nguyên máy tính. FSM chia phần tử thành từng dải dọc theo chiều dài cấu kiện. các dải này liên tục với nhau tại các nút. sẽ có một hàm (tuyến tính, ... ) biểu diễn chuyển vị của các nút trong mặt cắt tiết diện. còn cán nút dọc theo chiều dài sẽ biểu diễn chuyển vị qua một chuỗi hàm... cơ bản là như thế... phải không Phúc???

              Ghi chú


              • #8
                Cảm ơn bác HoangLinh đã giải thích

                Nhưng ý tôi không muốn hỏi bác thế nào là FSM đâu mà tôi muốn hỏi xem cái bài toán bác giải quyết nó như thế nào và khó khăn ở đâu thôi Đơn giản là với ý đinh nếu biết chi tiết thì tôi sẽ ngó ngang xem có cái gì hay cho bác không thôi, vì nếu chỉ với cái keyword FSM và ổn định thanh thanh mỏng thì có lẽ vấn đề vẫn còn rộng quá.
                Does engineering need science?

                Ghi chú


                • #9
                  Gửi Hoàng Linh,

                  Bạn có liên lạc với mình bằng đỉa chỉ email này nhé :

                  ndmphuc@yahoo.com

                  Chào bạn

                  Ghi chú


                  • #10
                    Bài toán của các bạn rất thú vị. Nếu có thể, Hoàng Linh và Minh Phúc gửi tài liệu cho tôi theo địa chỉ:

                    linhcd@yahoo.com

                    Tôi sẽ cùng các bạn đọc và làm vấn đề này. Ok? Có một vấn đề là tôi chỉ đọc được tiêng Anh (và tiếng Việt ) thôi, còn tiếng Nga thì bó tay.

                    Thân ái,
                    Linh

                    Ghi chú


                    • #11
                      Nguyên văn bởi HoangLinh
                      chào các bạn, trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn đến sự quan tâm mà các bạn đã dành cho topic này , đặc biệt là với bạn ndmphuc. Bài của bạn Phúc "!?" rất có giá trị đối với tôi.
                      Phúc mến, cách đây 2 tháng , thì đang kẹt phần lập trình Matlab tôi đã vào trang web trong phần 1 mà bạn nói... nhiền chung khá thú vị nhưng phần tài liệu của nó lại rất hạn chế , phần lý thuyết FSM rất ít hình như chỉ là semi-analysis...
                      Cuốn "cold-formed steel design" có rất nhiều tác giả viết cùng tựa, tôi có xem vài cuốn thì nói về FSM hầu như là không có... cuốn mà bạn nói tôi đã đăng ký vào download nhiều lần từ trang web đó nhưng vẫn không được !? bạn có down được không!? nếu có thỉ bạn có thể gởi cho tôi một bản được không, rất cảm ơn bạn.
                      Nghe cách bạn nói , tôi nghĩ bạn cũng nghiên cứu nhiều về vấn đề này , liệu tôi có thể liên lạc trực tiếp với bạn qua email không?! tôi đã nghiên cứu hơn 6 tháng về thành mỏng và FSM nhưng đến lúc lập trình tính toán lại gặp nhiều vấn đề ,... Rất mong được trao đổi với bạn !

                      to AngleHell: sách tiếng Nga về thành mỏng hay về FSM... nếu về FSM thì có nhiều không !? buồn thiệt! tui không biết tiếng Nga...

                      to Phuho: có thể nói ngắn gọn cho bạn hiểu thế này : FSM là một dạng đặt biệt của FEM , ứng dụng chủ yếu cho các phần tử các mặt cắt ngang tiết diện không thay đổi. Phần tử thanh thành mỏng không thể xem như phần tử thanh thường khi có 6 bậc tử do tại mỗi nút. vì nó còn bị "vênh" tiết diện khi xét đến bất ổn định nên phải xem như là có thêm một bật tự do cho nó. Người ta thường dùng FEM cho phần tấm ứng dụng vào thanh thành mỏng nhưng như thế sẽ hao tốn tài nguyên máy tính. FSM chia phần tử thành từng dải dọc theo chiều dài cấu kiện. các dải này liên tục với nhau tại các nút. sẽ có một hàm (tuyến tính, ... ) biểu diễn chuyển vị của các nút trong mặt cắt tiết diện. còn cán nút dọc theo chiều dài sẽ biểu diễn chuyển vị qua một chuỗi hàm... cơ bản là như thế... phải không Phúc???
                      Gởi bạn HoangLinh
                      Tôi có đọc một quyển sách về nhà cao tầng (hình như là Design of Tall building) của NXB McGraw-Hill, trong đó có nói đến việc tính toán lõi cứng nhà cao tầng bằng FEM và FSM. Có thể nó sẽ giúp được cho ban.
                      Tôi có đọc qua quyển của tác giả Yu Weiwen, đó là một quyển rất căn bản về thanh thành mỏng (tuy nhiên tôi chỉ có bản hardcopy thôi không có file nên không thể gởi cho bạn được )
                      Trước đây tôi củng rất quan tâm đến kc thanh thành mõng . Có thể chúng ta sẽ trao đổi thêm về vấn đề nạy

                      Ghi chú


                      • #12
                        Tôi chưa biết gì về finite strip method, nhưng để tính toán thanh thành mỏng bạn có thể dùng finite element method. Có một bài viết như vậy đấy, bạn sẽ tìm thấy trong tạp chí cơ học vật rắn biến dạng, tập 2, bài đầu tiên (vừa rồi tổ chức ở Đồ Sơn). Tác giả là: Nguyễn Xuân Lựu và nnk, trường ĐHGTVT. Tôi nghĩ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
                        Linh,

                        Ghi chú


                        • #13
                          Hic, vụ thanh thành mỏng của các bác đến đẩu rồi, sao các bác không viết tiếp, bác nào có tài liệu về thành thành mỏng, cho em xin một ít, em đang đâm đầu vào một công trình có cái thanh thành mỏng, em chang hiểu ra làm sao, các bác giúp em nhanh, không nguoi ta treo cổ em lên mất.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Dạng công trình là gì?

                            Nguyên văn bởi cfd24
                            Hic, vụ thanh thành mỏng của các bác đến đẩu rồi, sao các bác không viết tiếp, bác nào có tài liệu về thành thành mỏng, cho em xin một ít, em đang đâm đầu vào một công trình có cái thanh thành mỏng, em chang hiểu ra làm sao, các bác giúp em nhanh, không nguoi ta treo cổ em lên mất.
                            Tôi có một ít tài liệu về thanh thành mỏng, nhưng chỉ dùng cho kết cấu thép định hình nguội (cold former steel) thôi. Nếu bạn cần thì liên lạc với tôi
                            emai :lxthuy@hcm.vnn.vn

                            Ghi chú


                            • #15
                              Bác Xuan thủy, em không rõ tài liệu của bác thế nào, nhưng cái thanh thành mỏng của em là một các dầm, cột tổ hợp, khi tính toán, phải tính theo thanh thành mỏng. nếu tài liệu của bác đề cập đến thì bác làm ơn gửi cho em theo địa chỉ duongibst1981@yahoo.com. Em xin chân thành cảm ơn bác

                              Ghi chú

                              Working...
                              X