Bộ trưởng GTVT gắng sức tránh vết xe cũ 13:57' 24/11/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - 3 vấn đề chính các đại biểu QH tập trung chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng sáng nay (24/11): ATGT, chất lượng công trình và công tác quản lý, điều hành ở Bộ. Lúng túng, vấp váp trong lần đầu trả lời chất vấn, nhưng Bộ trưởng Dũng cố gắng chứng tỏ: hoạt động điều hành của Bộ GTVT đang dần thoát khỏi vết xe cũ.
>>Bộ trưởng GTVT: "Cố gắng không phạm khuyết điểm của người cũ"
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp chất vấn các thành viên Chính phủ. Ảnh: TTXVN.
Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cho biết, 15 vị đại biểu gửi chất vấn bằng văn bản tới Bộ trưởng, chia làm 4 nhóm vấn đề. Những vấn đề này không mới lắm, quan trọng là giải pháp sắp tới của Bộ GTVT. Cũng chính vì vậy, khi đặt vấn đề, các đại biểu đã xoáy sâu vào dự định, đề xuất mà ngành sẽ thực hiện và trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng.
Tai nạn không giảm, Bộ trưởng chịu phạt
Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đăk Nông) trước suy nghĩ về số liệu từ Ngân hàng Phát triển châu Á: khoảng 14.160 tỷ đồng là tổn thất từ người và vật chất do tai nạn giao thông (TNGT) và mỗi ngày ở Việt Nam có 30 người chết, 70 người bị thương vì TNGT, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói rằng ông "rất đau xót”. Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra đều xuất phát từ nguyên nhân không chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông.
Ông Dũng cho rằng, chỉ khi nào chúng ta đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm thì tai nạn giao thông ở thời điểm đó chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) chất vấn ngay: "Nếu như đã thực hiện các biện pháp này rồi, năm tới, tình trạng TNGT vẫn không giảm mà còn tăng thì Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước QH, CP và nhân dân thế nào?"
Ban đầu, Bộ trưởng nói, nguyên nhân một phần có trách nhiệm của Bộ GTVT, nhưng một phần từ "hệ thống của chúng ta", đặc biệt là tại địa phương. Vấn đề này có tính lịch sử, việc khắc phục không phải một sớm một chiều. Mọi giải pháp đều quan trọng, nhưng không phải đã có hiệu quả ngay trong thời gian ngắn.
Song, đại biểu Ngoạn đã đi đến cùng: Mọi bộ trưởng là tư lệnh một lĩnh vực trước QH, trước dân, anh phải chịu trách nhiệm chứ không phải đổ lỗi tại địa phương. Trước hàng nghìn người dân bị chết do tai nạn giao thông, Bộ trưởng phải có trách nhiệm gì? Chỉ khi đó, người đứng đầu Bộ GTVT mới chịu: "Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm, với tư cách là Bộ trưởng mà QH mà Chính phủ giao".
Việc vi phạm hành lang ATGT, quá nhiều điểm đấu nối cũng là nguyên nhân khiến TNGT gia tăng. Đại biểu Nguyễn Văn Phát (Thanh Hoá) đưa ra 3 câu hỏi: Nếu các địa phương vi phạm ATGT, trách nhiệm của họ thế nào? Tuyến đường nào vi phạm ATGT nhiều nhất? Bao giờ thì việc vi phạm hành lang ATGT và việc đấu nối không theo quy hoạch chấm dứt?
Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, vấn đề xâm phạm hành lang ATGT, trách nhiệm là của Bộ. Tuy nhiên, ông cũng rất mong các địa phương ủng hộ. "Tôi cũng không biết khi nào chấm dứt được tình trạng này, cần phải có lộ trình", ông Dũng nói.
Đi sâu vào giải pháp, ông Dũng cho rằng có rất nhiều nhưng tổ chức thực hiện như thế nào? Nếu cấm ngay việc có các điểm đấu nối không theo quy hoạch, không có giấy phép, liệu có thực hiện được không? Về lâu dài, phải có quy định chặt chẽ, hạn chế quy hoạch khu dân cư, đô thị dọc quốc lộ. Các KCN, đô thị dọc quốc lộ buộc phải thông qua đường gom, như một số tỉnh đã làm tốt như Hưng Yên, Hải Dương..
Sẽ cố gắng tránh vết xe cũ
Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: "Sẽ cố gắng tránh vết xe cũ...". Ảnh: QH
Chất vấn Bộ trưởng GTVT, đại biểu Nguyễn Viết Chức (Hà Nội) nhắc lại câu nói của nguyên Bộ trưởng GTVT Đào Đình Bình tại một kỳ họp QH, đại ý: “Nếu vẫn cơ chế như thế này thì ai thay tôi làm Bộ trưởng cũng sẽ mắc khuyết điểm như tôi mà thôi”. Rất nhiều đại biểu, trong đó có đại biểu Nguyễn Viết Chức, Nguyễn Ngọc Trân (An Giang), Lê Thị Nga (Thanh Hoá), Trần Mạnh Đĩnh (Nam Định)... đều đặt chung vấn đề: tân Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã có giải pháp gì để cá nhân mình và Bộ GTVT không mắc khuyết điểm như thời gian qua?
Bộ trưởng Dũng đã không nhắc đến giải pháp cho cá nhân mà liệt kê những biện pháp Bộ GTVT đã làm, như quán triệt Luật Phòng chống tham nhũng, phân cấp quản lý đầu tư xây dựng trong ngành theo hướng: Bộ không trực tiếp là chủ đầu tư các công trình mà giao các cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng. Kiện toàn hệ thống các BQL dự án thuộc Bộ, đặc biệt là đối với BQL các dự án 18.
Đại biểu Trần Mạnh Đĩnh cho rằng, đến nay, ông chưa thấy Bộ trưởng mới có biện pháp cụ thể, quyết liệt mà chỉ chung chung. Bao giờ thì Bộ GTVT xoá bỏ xong tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" này? Bao giờ Bộ chấm dứt quản lý hơn 357 DN trực thuộc?
Về chất vấn này, ông Hồ Nghĩa Dũng trả lời, Bộ GTVT xoá bỏ cơ chế quản lý đầu tư không phải là ý kiến của ông mà là chỉ đạo của Chính phủ, thể hiện trong các nghị định về quản lý ODA. Để làm được cần có lộ trình, nhưng cố gắng trong 2007-2008 phải thực hiện.
"Việc xoá thì không khó, nhưng vấn đề là chuyển giao công việc cho đơn vị mới. Đơn vị mới phải đủ năng lực tiếp nhận với tư cách là chủ đầu tư, còn với dự án mới sẽ thực hiện ngay. Đối với DN, con đường tất yếu là phải CPH tất cả các DN phụ thuộc. Chúng tôi cố gắng sẽ xong trong 2008. Song song đó là CPH toàn bộ các tổng công ty, thực hiện trong vòng 2-3 năm, khi đó các DN sẽ hoạt động theo Luật DN", ông Dũng cho biết.
Mặt khác, khi bỏ quyền chủ đầu tư, Bộ sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát. Trả lời ý câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang), ông Dũng khẳng định, với cương vị là Bộ trưởng mới, ông đang kế thừa những truyền thống mà cán bộ, công nhân ngành GTVT đã đạt được, kế thừa luôn cả tồn tại để giải quyết, chứ không phải bắt đầu từ con số 0. Có kế thừa, nhưng có phát triển tư duy mới.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội), còn thẳng thắn: "Sau khi nhận chức được sáu tháng, mục tiêu mà Bộ trưởng đặt ra cho mình để khắc phục những tiêu cực của ngành GTVT là gì?". Bộ trưởng Dũng nói: "Mục tiêu của tôi là để Bộ ổn định trở lại, hoạt động đồng bộ để hướng tới những mục tiêu Chính phủ đề ra".
Tuy nhiên, ông Đào vẫn không hoàn toàn thoả mãn với câu trả lời này. Ông cho rằng, đã là bộ tưởng không thể không có ý tưởng, nếu không anh chỉ là dân thường. "Khi nhận chức anh phải có ý tưởng hoặc có nền cho ý tưởng. Một ý tưởng rất tốt thì mới hoàn thành tốt nhiệm kỳ trong vòng 5 năm của mình ".
"Ban quản lý dự án là cần thiết"(?!)
Nhiều ĐB đặt vấn đề cải tiến các BQL dự án để nâng cao hiệu quả đầu tư. Ông Dũng nói rằng, BQL dự án sinh ra là để giúp chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án, còn nội dung như thế nào thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm. BQL không thay mặt hoàn toàn chủ đầu tư, tức là không được làm chủ đầu tư.
"Vấn đề đặt ra là tổ chức BQL phải làm rõ, có ban cứng, có ban cơ động. Chúng tôi vẫn phải duy trì hình thức này nhưng sắp tới sẽ thay đổi chi tiết của mô hình để nâng cao hiệu quả".
Chính câu trả lời này của Bộ trưởng khiến đại biểu Nguyễn Viết Chức (Hà Nội) băn khoăn, vì ý của Bộ trưởng là chưa từ bỏ vai trò chủ quản, vai trò đầu tư. Mặc dù sau đó, ông Dũng khẳng định Bộ GTVT dứt khoát sẽ dần bỏ chức năng này. Mặc dù ông cho rằng, phải có cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lý vì đây là vốn của Nhà nước; do vậy, Bộ GTVT phải giao cho các cục, ban chuyên ngành, đặc biệt là các dự án lớn như đường HCM mà ngay Cục Quản lý đường bộ cũng không kham nổi. Đây là một cơ quan chuyên ngành, không phải là quản lý nhà nước.
Song, nhiều ý kiến đại biểu vẫn lo ngại và đề nghị, Bộ GTVT cần cân nhắc ký việc thành lập cơ quan này, bởi nó vẫn thuộc Bộ quản lý thì rõ ràng Bộ vẫn là chủ đầu tư, đây là câu chuyện cực kỳ khó khăn mà nhiều bộ ngành khác đang gặp phải.
Hà Yên
(VietNamNet) - 3 vấn đề chính các đại biểu QH tập trung chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng sáng nay (24/11): ATGT, chất lượng công trình và công tác quản lý, điều hành ở Bộ. Lúng túng, vấp váp trong lần đầu trả lời chất vấn, nhưng Bộ trưởng Dũng cố gắng chứng tỏ: hoạt động điều hành của Bộ GTVT đang dần thoát khỏi vết xe cũ.
>>Bộ trưởng GTVT: "Cố gắng không phạm khuyết điểm của người cũ"
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp chất vấn các thành viên Chính phủ. Ảnh: TTXVN.
Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cho biết, 15 vị đại biểu gửi chất vấn bằng văn bản tới Bộ trưởng, chia làm 4 nhóm vấn đề. Những vấn đề này không mới lắm, quan trọng là giải pháp sắp tới của Bộ GTVT. Cũng chính vì vậy, khi đặt vấn đề, các đại biểu đã xoáy sâu vào dự định, đề xuất mà ngành sẽ thực hiện và trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng.
Tai nạn không giảm, Bộ trưởng chịu phạt
Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đăk Nông) trước suy nghĩ về số liệu từ Ngân hàng Phát triển châu Á: khoảng 14.160 tỷ đồng là tổn thất từ người và vật chất do tai nạn giao thông (TNGT) và mỗi ngày ở Việt Nam có 30 người chết, 70 người bị thương vì TNGT, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói rằng ông "rất đau xót”. Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra đều xuất phát từ nguyên nhân không chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông.
Ông Dũng cho rằng, chỉ khi nào chúng ta đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm thì tai nạn giao thông ở thời điểm đó chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) chất vấn ngay: "Nếu như đã thực hiện các biện pháp này rồi, năm tới, tình trạng TNGT vẫn không giảm mà còn tăng thì Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước QH, CP và nhân dân thế nào?"
Ban đầu, Bộ trưởng nói, nguyên nhân một phần có trách nhiệm của Bộ GTVT, nhưng một phần từ "hệ thống của chúng ta", đặc biệt là tại địa phương. Vấn đề này có tính lịch sử, việc khắc phục không phải một sớm một chiều. Mọi giải pháp đều quan trọng, nhưng không phải đã có hiệu quả ngay trong thời gian ngắn.
Song, đại biểu Ngoạn đã đi đến cùng: Mọi bộ trưởng là tư lệnh một lĩnh vực trước QH, trước dân, anh phải chịu trách nhiệm chứ không phải đổ lỗi tại địa phương. Trước hàng nghìn người dân bị chết do tai nạn giao thông, Bộ trưởng phải có trách nhiệm gì? Chỉ khi đó, người đứng đầu Bộ GTVT mới chịu: "Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm, với tư cách là Bộ trưởng mà QH mà Chính phủ giao".
Việc vi phạm hành lang ATGT, quá nhiều điểm đấu nối cũng là nguyên nhân khiến TNGT gia tăng. Đại biểu Nguyễn Văn Phát (Thanh Hoá) đưa ra 3 câu hỏi: Nếu các địa phương vi phạm ATGT, trách nhiệm của họ thế nào? Tuyến đường nào vi phạm ATGT nhiều nhất? Bao giờ thì việc vi phạm hành lang ATGT và việc đấu nối không theo quy hoạch chấm dứt?
Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, vấn đề xâm phạm hành lang ATGT, trách nhiệm là của Bộ. Tuy nhiên, ông cũng rất mong các địa phương ủng hộ. "Tôi cũng không biết khi nào chấm dứt được tình trạng này, cần phải có lộ trình", ông Dũng nói.
Đi sâu vào giải pháp, ông Dũng cho rằng có rất nhiều nhưng tổ chức thực hiện như thế nào? Nếu cấm ngay việc có các điểm đấu nối không theo quy hoạch, không có giấy phép, liệu có thực hiện được không? Về lâu dài, phải có quy định chặt chẽ, hạn chế quy hoạch khu dân cư, đô thị dọc quốc lộ. Các KCN, đô thị dọc quốc lộ buộc phải thông qua đường gom, như một số tỉnh đã làm tốt như Hưng Yên, Hải Dương..
Sẽ cố gắng tránh vết xe cũ
Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: "Sẽ cố gắng tránh vết xe cũ...". Ảnh: QH
Chất vấn Bộ trưởng GTVT, đại biểu Nguyễn Viết Chức (Hà Nội) nhắc lại câu nói của nguyên Bộ trưởng GTVT Đào Đình Bình tại một kỳ họp QH, đại ý: “Nếu vẫn cơ chế như thế này thì ai thay tôi làm Bộ trưởng cũng sẽ mắc khuyết điểm như tôi mà thôi”. Rất nhiều đại biểu, trong đó có đại biểu Nguyễn Viết Chức, Nguyễn Ngọc Trân (An Giang), Lê Thị Nga (Thanh Hoá), Trần Mạnh Đĩnh (Nam Định)... đều đặt chung vấn đề: tân Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã có giải pháp gì để cá nhân mình và Bộ GTVT không mắc khuyết điểm như thời gian qua?
Bộ trưởng Dũng đã không nhắc đến giải pháp cho cá nhân mà liệt kê những biện pháp Bộ GTVT đã làm, như quán triệt Luật Phòng chống tham nhũng, phân cấp quản lý đầu tư xây dựng trong ngành theo hướng: Bộ không trực tiếp là chủ đầu tư các công trình mà giao các cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng. Kiện toàn hệ thống các BQL dự án thuộc Bộ, đặc biệt là đối với BQL các dự án 18.
Đại biểu Trần Mạnh Đĩnh cho rằng, đến nay, ông chưa thấy Bộ trưởng mới có biện pháp cụ thể, quyết liệt mà chỉ chung chung. Bao giờ thì Bộ GTVT xoá bỏ xong tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" này? Bao giờ Bộ chấm dứt quản lý hơn 357 DN trực thuộc?
Về chất vấn này, ông Hồ Nghĩa Dũng trả lời, Bộ GTVT xoá bỏ cơ chế quản lý đầu tư không phải là ý kiến của ông mà là chỉ đạo của Chính phủ, thể hiện trong các nghị định về quản lý ODA. Để làm được cần có lộ trình, nhưng cố gắng trong 2007-2008 phải thực hiện.
"Việc xoá thì không khó, nhưng vấn đề là chuyển giao công việc cho đơn vị mới. Đơn vị mới phải đủ năng lực tiếp nhận với tư cách là chủ đầu tư, còn với dự án mới sẽ thực hiện ngay. Đối với DN, con đường tất yếu là phải CPH tất cả các DN phụ thuộc. Chúng tôi cố gắng sẽ xong trong 2008. Song song đó là CPH toàn bộ các tổng công ty, thực hiện trong vòng 2-3 năm, khi đó các DN sẽ hoạt động theo Luật DN", ông Dũng cho biết.
Mặt khác, khi bỏ quyền chủ đầu tư, Bộ sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát. Trả lời ý câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang), ông Dũng khẳng định, với cương vị là Bộ trưởng mới, ông đang kế thừa những truyền thống mà cán bộ, công nhân ngành GTVT đã đạt được, kế thừa luôn cả tồn tại để giải quyết, chứ không phải bắt đầu từ con số 0. Có kế thừa, nhưng có phát triển tư duy mới.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội), còn thẳng thắn: "Sau khi nhận chức được sáu tháng, mục tiêu mà Bộ trưởng đặt ra cho mình để khắc phục những tiêu cực của ngành GTVT là gì?". Bộ trưởng Dũng nói: "Mục tiêu của tôi là để Bộ ổn định trở lại, hoạt động đồng bộ để hướng tới những mục tiêu Chính phủ đề ra".
Tuy nhiên, ông Đào vẫn không hoàn toàn thoả mãn với câu trả lời này. Ông cho rằng, đã là bộ tưởng không thể không có ý tưởng, nếu không anh chỉ là dân thường. "Khi nhận chức anh phải có ý tưởng hoặc có nền cho ý tưởng. Một ý tưởng rất tốt thì mới hoàn thành tốt nhiệm kỳ trong vòng 5 năm của mình ".
"Ban quản lý dự án là cần thiết"(?!)
Nhiều ĐB đặt vấn đề cải tiến các BQL dự án để nâng cao hiệu quả đầu tư. Ông Dũng nói rằng, BQL dự án sinh ra là để giúp chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án, còn nội dung như thế nào thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm. BQL không thay mặt hoàn toàn chủ đầu tư, tức là không được làm chủ đầu tư.
"Vấn đề đặt ra là tổ chức BQL phải làm rõ, có ban cứng, có ban cơ động. Chúng tôi vẫn phải duy trì hình thức này nhưng sắp tới sẽ thay đổi chi tiết của mô hình để nâng cao hiệu quả".
Chính câu trả lời này của Bộ trưởng khiến đại biểu Nguyễn Viết Chức (Hà Nội) băn khoăn, vì ý của Bộ trưởng là chưa từ bỏ vai trò chủ quản, vai trò đầu tư. Mặc dù sau đó, ông Dũng khẳng định Bộ GTVT dứt khoát sẽ dần bỏ chức năng này. Mặc dù ông cho rằng, phải có cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lý vì đây là vốn của Nhà nước; do vậy, Bộ GTVT phải giao cho các cục, ban chuyên ngành, đặc biệt là các dự án lớn như đường HCM mà ngay Cục Quản lý đường bộ cũng không kham nổi. Đây là một cơ quan chuyên ngành, không phải là quản lý nhà nước.
Song, nhiều ý kiến đại biểu vẫn lo ngại và đề nghị, Bộ GTVT cần cân nhắc ký việc thành lập cơ quan này, bởi nó vẫn thuộc Bộ quản lý thì rõ ràng Bộ vẫn là chủ đầu tư, đây là câu chuyện cực kỳ khó khăn mà nhiều bộ ngành khác đang gặp phải.
Hà Yên
Ghi chú