QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Duy trì BQLDA có trái với nghị định chính phủ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Duy trì BQLDA có trái với nghị định chính phủ?

    Duy trì BQLDA có trái với nghị định chính phủ?
    16:07' 29/11/2006 (GMT+7)

    Tôi đã theo dõi phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GT-VT. Tôi thật không hài lòng với trả lời của Bộ trưởng GT-VT về sự cần thiết duy trì Ban Quản lý dự án, hình như ông đã nghĩ sao nói vậy chứ không đọc và nghiên cứu về Nghị định số 112/2006/NĐ-CP mà Chính phủ vừa ban hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.




    Chủ đầu tư chỉ nên thành lập BQLDA như là một phòng chức năng của mình.

    Cụ thể, khoản 2 Điều 1 của Nghị định này đã nêu:

    “1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng.

    2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.”

    Trong khi đó, chủ đầu tư đã được quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định nêu trên là:

    "1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước.

    b) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.

    Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành."

    Như vậy, theo các quy định nêu trên, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước mà Bộ trưởng Bộ GT-VT quyết định đầu tư thì chủ đầu tư phải là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Ví dụ như: Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường là Khu quản lý đường bộ 2, 4, 5, 7 là đơn vị trực thuộc Cục đường bộ Việt Nam (xin lưu ý không phải Cục Đường bộ Việt Nam và cũng như các Ban quản lý dự án đường bộ 2, 4, 5, 7, vì Cục là cơ quan quản lý chuyên ngành giúp Bộ trưởng Bộ GT-VT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ); Chủ đầu tư dự án Nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất là Cụm Cảng hàng không miền Nam...

    Nếu Bộ trưởng quyết định chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư sẽ thành lập Ban Quản lý dự án chứ không phải là Bộ trưởng. Ban Quản lý dự án này có tuổi thọ cùng với tuổi thọ của dự án, có điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Điều đó có nghĩa là, Ban Quản lý dự án phải giải thể khi dự án kết thúc. Đây chính là vòng đời của dự án: hình thành, trưởng thành, phát triển và kết thúc dự án.

    Một điều cần lưu ý là Ban Quản lý dự án không phải là chủ đầu tư và càng không phải là đại diện của chủ đầu tư mà là người giúp việc cho chủ đầu tư. Chính vì vậy, chủ đầu tư không được “khoán trắng” trách nhiệm cho Ban Quản lý dự án.

    Khoản 12 Điều 1 của Nghị định 112/2006/NĐ-CP đã quy định:

    "1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án.

    2. Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền."

    Để hạn chế quyền “tự tung, tự tác” của Ban Quản lý dự án thì chủ đầu tư chỉ nên thành lập Ban quản lý dự án như là một phòng chức năng của mình. Ban Quản lý dự án không được ký hợp đồng với bất kỳ nhà thầu tư vấn và thi công xây dựng nào. Chủ đầu tư sử dụng Ban Quản lý dự án để giúp mình quản lý dự án với các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Xây dựng, đó là: “Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng”. Nói tóm lại, những vấn đề liên quan đến hợp đồng (ký, thanh toán) thì chủ đầu tư phải nắm giữ. Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ kiểm soát khối lượng trình chủ đầu tư thanh toán chứ không phải là người trực tiếp thanh toán với các nhà thầu.

    Mô hình này được áp dụng thành công tại dự án xây dựng nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất sử dụng vốn ODA có trị giá 2900 tỷ đồng. Bộ máy quản lý dự án là những người được tuyển chọn từ các phòng ban chức năng của Cụm cảng Hàng không miền Nam (CCHKMN) như: Kế hoạch,Tài chính, Kỹ thuật công nghệ có nghề, được đào tạo nắm được gần như thuộc lòng hồ sơ thiết kế, hiểu được từ thiết kế đến thi công. Các nhân viên này vừa dành thời gian làm công việc của Ban Quản lý dự án, còn phải hoàn thành phần công việc chuyên môn của mình. Vì vậy những người được chọn thường là các nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, được đào tạo bài bản. Không lương cho nhân viên Ban QLDA, không văn phòng riêng, không sắm thêm trang thiết bị văn phòng, đặc biệt không mua ô tô như nhiều Ban QLDA khác.

    Để quản lý chất lượng công trình, Tổng giám đốc CCHKMN đã tận dụng có hiệu quả mạng lưới giám sát dày đặc: Bộ phận tự giám sát chất lượng của nhà thầu KTOM (liên danh giữa các công ty của Nhật Bản: Kajima, Taisei, Obayashi, Meada), giám sát của chủ đầu tư và giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế. Chủ đầu tư (CCHKMN) đã xác định chính họ là người sử dụng sản phẩm được làm ra để sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhằm trả nợ vốn vay nên ngay từ đầu công tác quản lý chất lượng được quan tâm đặc biệt, công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng đã đem lại hiệu quả thiết thực trong quản lý chất lượng công trình.

    Tuy Bộ trưởng mới nhậm chức 6 tháng nên có thể chưa nắm hết nội dung công tác quản lý Nhà nước về giao thông vận tải nhưng việc Bộ trưởng Bộ GT-VT có ý định duy trì hình thức Ban Quản lý dự án “cứng” hoặc “cơ động” là trái với Nghị định của Chính phủ. Chúng tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ GT-VT nên nghiên cứu Nghị định 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ trước khi có quyết định ý định nêu trên.


    Lê Văn Thịnh, Hà Nội
    http://vietnamnet.vn/bandocviet/2006/11/638858/

  • #2
    Ðề: Duy trì BQLDA có trái với nghị định chính phủ?

    Hiện nay em thấy các Đơn vị vẫn cần các Ban quản lý dự án để triển khai 1 số dự án lớn, vậy thì họ được tính % so với Tổng mức đầu tư Dự án đó như thế nào (trong QD 10 BXD chỉ có khái niệm Quản lý dự án) không nêu Ban QLDA sẽ hưởng bao nhiêu trong đó; hay hiện nay là khoán gọn (nghĩa là trừ các khoản phải thuê đi là phần còn lại được hưởng

    Có đơn vị như Tập đoàn VNPT đành tự qui định =0,6% Tổng mức đầu tư.
    Last edited by Chuotdong; 29-05-2007, 12:20 PM.

    Ghi chú

    casino siteleri bahis siteleri
    erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
    deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
    bahis siteleri
    bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
    hd sex video
    Mobilbahis
    antalya escort bayan
    gaziantep escort
    betpas gncel link
    gaziantep escort
    bonus veren siteler
    pinbahis pinbahis dizitune.com
    bostanci escort pendik escort
    ?stanbul Escort
    Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
    betbonusking.com deneme bonusu
    deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
    gvenilir casino siteleri
    Kacak iddaa Siteleri
    mraniye escort sancaktepe escort
    quixproc.com
    Working...
    X