QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đồ án nền móng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Đồ án nền móng

    Em không biết có phải là do Lưc ngang H nó cân bằng với áp lực bị động hay không?Bởi vì Lực ngang thường bé và khi móng được chôn ở trong đất nên áp lực của đất triệt tiêu với lưc ngang.Xin các anh cho em ý kiến!
    Em còn một số câu hỏi muốn hỏi các anh,em đã tìm hiểu nhưng chưa trả lời được?
    1.Khi tính toán móng băng,tai sao người ta lại phải tính toán "đầu thừa" dư ra của móng.Nó có ý nghĩa gì không?
    2.Ý nghĩa của gama trung bình?Tai sao người ta lại lấy gama trung bình từ 20-22KN/m3?
    3.Khi tính toán để kiểm tra diện tích móng người ta lấy tải trong tiêu chuẩn chia cho( khả năng chịu tải của đất nến trừ cho gama trung bình nhân với chiều sâu móng)?Vậy hiệu số của khả năng chiu tải và ứng suất của mong ở trên là gì vậy?
    Cám ơn các anh nhiều.
    Chúc các anh vui.....
    http://www.ketcau.com

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Đồ án nền móng

      Nguyên văn bởi Anhca221
      1.Khi tính toán móng băng,tai sao người ta lại phải tính toán "đầu thừa" dư ra của móng.Nó có ý nghĩa gì không?
      2.Ý nghĩa của gama trung bình?Tai sao người ta lại lấy gama trung bình từ 20-22KN/m3?
      3.Khi tính toán để kiểm tra diện tích móng người ta lấy tải trong tiêu chuẩn chia cho( khả năng chịu tải của đất nến trừ cho gama trung bình nhân với chiều sâu móng)?Vậy hiệu số của khả năng chiu tải và ứng suất của mong ở trên là gì vậy?
      Cám ơn các anh nhiều.
      Theo mình thì:
      1. "Đâu thừa" trong móng băng không có ý nghĩa gì đặc biệt hơn so với các phần khác của móng băng đâu, có đầu thừa thì bạn có thể tận dụng được phần consol nhô ra ngoài với mô men không lớn lắm ,tận dụng được thép neo ở phần móng chínhtrong khi khả năng chịu tải lại tỷ lệ vơi diện tích.. và tăng khả năng chống cắt, chống chọc thủng ở tiết diện móng ngay đươi chân cột (do tăng btb mà), giảm lệch tâm vì thế người ta thường tận dụng phần đất trống để làm consol ấy. còn nếu mặt bằng chật thì không có phần consol ấy đâu
      2. gama trung bình (Trên móng) là dung trọng riêng trung bình (lấy thế cho dễ tính) của cả đất và phần bê tông trên cốt đáy móng, gama của bt= 25kN/m3, của đất thường khoảng 18 KN/m3, do đó người ta thường lấy gama trung bình là 20 kN/m3 (làm tròn) cho dễ tính, nếu bạn tính kĩ hơn thì ban có thể lấy tổng tải trọng của đất,bê tông, phụ tải trên móng chia cho diện tích chịu tải, không cần tính gama trung bình* hm nữa, OK

      3.
      Xuất phát từ công thức
      Us= (N+gamatb*hm*Fm)/Fm= N/Bm+gamatb*hm
      => Bm= N/(us-gama*hm)
      mặt khác,để an toàn thì us= < Rtc
      => Bm>= Ntc/(Rtc-gamatb*hm)
      Vậy có thể coi (Rtc-gamatb*hm) là ứng suất lớn nhất mà nền đất dưới đáy móng chịu được (dùng trong tính toán)
      Last edited by phamthanhtrung; 22-06-2007, 09:55 AM.

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Đồ án nền móng

        hìhì cám ơn anh Trung,anh giai thích em hiểu rồi!Anh cho em hỏi về móng cọc nha!
        1.Nguyên tắc chọn chiều dài cọc?
        2.Hệ số nhóm có ý nghĩa gì không?
        3.Giả sử đài cọc không tuyệt đối cứng,thì kiểm tra xuyên thủng của đài cọc đối với cọc như thế nao?
        4.Tại sao phải đặt cốt thép ở trên đài cọc mặc dầu không tính toán các thép này.
        Cám ơn anh!
        Chúc mọi người một ngày tốt lành....
        http://www.ketcau.com

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Đồ án nền móng

          Nguyên văn bởi Anhca221
          hìhì cám ơn anh Trung,anh giai thích em hiểu rồi!Anh cho em hỏi về móng cọc nha!
          1.Nguyên tắc chọn chiều dài cọc?
          2.Hệ số nhóm có ý nghĩa gì không?
          3.Giả sử đài cọc không tuyệt đối cứng,thì kiểm tra xuyên thủng của đài cọc đối với cọc như thế nao?
          4.Tại sao phải đặt cốt thép ở trên đài cọc mặc dầu không tính toán các thép này.
          Cám ơn anh!
          Chúc mọi người một ngày tốt lành....
          1. chiều dài cọc chọn theo:
          - yêu cầu về độ mảnh, theo TCVN: lamda=l/d =<60 (điều này hay bị vi phạm khi xây dựng công nhà dân trên nền đất yếu)
          - chiều dài đủ khả năng chịu tải ( lực masat+chống)
          - đầu cọc phải dược đặt vào lớp đất tốt~ 0.5m (nếu là cọc chống)

          2. hiệu ứng nhóm cọc là tác dụng của 1 cọc gây ra đối với cọc liền kề nó.
          -khi thi công, hiệu ứng nhóm cọc có thể làm cọc đã đóng xuống trước đó bị đẩy lên (không nhiều)
          - khi tính lún (chúng ta thường quan tâm đến vấn đề này), hiệu ứng nhóm làm tăng ưng suất đất ở phần dưới mũi cọc (nhất là các cọc trong giữa nhóm) có thể gây lún mạnh hoặc nền đất có không đủ sức chịu tải, vậy hệ số nhóm cọc là hệ số ảnh hưởng
          - theo thầy Phạm Huy Đông (ĐHXD) thì hệ số này là rất nhỏ có thể bỏ qua khi tính toán thực tế khi khoảng cách là 3d và gần như không có khi khoảng cách là 5d (có thể bỏ qua khi tính tính toán lý thuyết)

          3. Với đài mềm thì phải tính toán lực cắt (bạn tham khảo ở 1 chủ đề đã thảo luận trong diễn đàn)
          4. Thép phía trên là thép cấu tạo
          -Theo TL của thầy Nguyễn Văn Quảng (ĐHKT HN) thì đặt thép trên để tăng khả năng kháng uốn cho đài (nhưng trong tính toán lại không đề cập đến)
          -theo một số thầy khác thi bảo đó là để chống co giãn nhiệt khi đài cọc dày >= 0.7m
          Ban tham khảo thêm các bác khác nữa nhé
          Last edited by phamthanhtrung; 22-06-2007, 10:44 AM.

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Đồ án nền móng

            Cám ơn anh Trung!Vậy là em đã bảo vệ đồ án xong rồi,tuy không được kết quả tốt lắm nhưng so với những người khác trong lớp thì cũng gọi là tạm ồn.Em cám ơn anh rất nhiều.
            CHÚC MỌI NGƯỜI VUI VẺ NHA.....
            http://www.ketcau.com

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Đồ án nền móng

              Em có thắc mắc một số vấn đề về NỀN-MÓNG . Mong các Bác ( Nhất là anh TRUNG ) giải đáp giúp cho em . Em xin cám ơn :
              1. Tại sao khi xác định kích thước Móng (Fm) lại sử dụng trị Tiêu Chuẩn ? ( Em thấy Fm tỷ lệ với lực N mà )
              2. Tại sao khi tính NỀN-MÓNG theo TTGH I ( Cường Độ ) --> Dùng THTT ( Combination ) Phụ hoặc Đặc biệt . Còn khi tính theo TTGH II ( Biến Dạng )--> Dùng THTT Chính .

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Đồ án nền móng

                ky nay em cung dang hoc nen mong ma co mot so dieu ko hieu, mong cac bac co kinh nghiem chi giao giup:
                1/ vi sao trong thiet ke nen nguoi ta thuong lay he so an toan bang 2 cho set va bang 3 cho cat?
                2/ khoang cach giua cac coc duc san thuong la 3D, vay khoang cach giua cac coc khoan nhoi la bao nhieu? vi sao lai chon nhu vay? co truong hop nao chon la 3D khong?
                xin cam on cac bac nhieu !

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Đồ án nền móng

                  Nguyên văn bởi eng-hiep
                  Em có thắc mắc một số vấn đề về NỀN-MÓNG . Mong các Bác ( Nhất là anh TRUNG ) giải đáp giúp cho em . Em xin cám ơn :
                  1. Tại sao khi xác định kích thước Móng (Fm) lại sử dụng trị Tiêu Chuẩn ? ( Em thấy Fm tỷ lệ với lực N mà )
                  2. Tại sao khi tính NỀN-MÓNG theo TTGH I ( Cường Độ ) --> Dùng THTT ( Combination ) Phụ hoặc Đặc biệt . Còn khi tính theo TTGH II ( Biến Dạng )--> Dùng THTT Chính .
                  Theo mình thì do kích thước móng (axb) được chọn theo trạng thái giới hạn 2 (theo điều kiện về biến dạng) (nếu móng chỉ chịu tải trọng thẳng đứng hoặc được xây dựng trên nền không phải là đá) nên sử dụng các giá trị tải trọng tiêu chuẩn.
                  Tải trọng gây ra biến dạng (nhất là đất nền) là những tải trong tác dụng trong 1 thời gian rất dài, thường xuyên (với đất sét có thể kéo dài vài năm, etc.) do đó người ta sử dụng tải trọng tiêu chuẩn, khi đó dùng THTT chính
                  Còn với trường hợp phá hoại theo cường độ thì nền hoặc vật liệu làm móng có thể bị phá hoại ngay khi có tải trọng quá sức chịu tải của nó, do đó người ta dùng tải trọng tính toán và dùng tải trọng phụ, đặc biệt

                  P/S: Trên diễn đàn này có rất nhiều bác giàu kính nghiệm và giỏi lý thuyết như bác Xuân THủy, Huycdc, Tuan Anh cdc, co nguyen1972, Tran Duc Cuong, Ninh47xd, phi phi, detect, etc., có thể các bác ấy bận nên chưa trả lời hết các câu hỏi thôi, anh em mình nên học hỏi từ các bác đó còn mình chỉ là thành viên mới, mọi thứ đều thiếu thiếu nên đây chỉ là ý kiến cá nhân và không thể nói là đầy đủ,
                  Hi vọng là các bác sẽ góp ý và bổ sung

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Đồ án nền móng

                    [QUOTE=thienhaxanh3000]
                    1/ vi sao trong thiet ke nen nguoi ta thuong lay he so an toan bang 2 cho set va bang 3 cho cat?
                    2/ khoang cach giua cac coc duc san thuong la 3D, vay khoang cach giua cac coc khoan nhoi la bao nhieu? vi sao lai chon nhu vay? co truong hop nao chon la 3D khong?
                    QUOTE]
                    1. Theo mình được biết thì do các mấu thí nghiệm cát do không lây được nguyên trạng nên độ chính xác của kết quả của thí nghiệm bị giảm đi, còn với sét thì do mẫu đất thí nghiệm có thể được lấy nguyên dạng nên độ chính xác của KQ TN cao hơn đối với cát, Vì vậy thường thì với sét lấy Fs=2, với cát Fs=3
                    2. Theo TCVN cọc khoan nhồi (coc chống không có đáy mở rộng) thì lấy L>2d
                    Với cọc có đáy mở rộng lấy l>1.5D hoặc D+1 (Với cọc D>2m) (D là đường kính phần mở rộng)
                    Koảng cách giữa các cọc đảm bảo cho ảnh hưởng của hiệu ứng nhóm cọc là đủ nhỏ và có thể tính toán độ lún .etc, của nhóm như với cọc đơn
                    Người ta thường lấy khoảng cách giữa các cọc là 3D

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Đồ án nền móng

                      cam on anh trung da tra loi giup em! em doc nhung ma chua hieu ro lam, anh co biet tieu chuan nao noi cu the ve van de nay ko anh chi cho em voi? neu anh co thi goi wa mail giup em nha. mail cua em la : thanhlongbmt2003@yahoo.com

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Đồ án nền móng

                        Nguyên văn bởi thienhaxanh3000
                        cam on anh trung da tra loi giup em! em doc nhung ma chua hieu ro lam, anh co biet tieu chuan nao noi cu the ve van de nay ko anh chi cho em voi? neu anh co thi goi wa mail giup em nha. mail cua em la : thanhlongbmt2003@yahoo.com
                        Bạn đọc trong TCXD205:1998 (TCXDVN-tập 3)- phần móng cọc-tr 414

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Đồ án nền móng

                          Nguyên văn bởi phamthanhtrung
                          Theo mình thì do kích thước móng (axb) được chọn theo trạng thái giới hạn 2 (theo điều kiện về biến dạng) (nếu móng chỉ chịu tải trọng thẳng đứng hoặc được xây dựng trên nền không phải là đá) nên sử dụng các giá trị tải trọng tiêu chuẩn.
                          Tải trọng gây ra biến dạng (nhất là đất nền) là những tải trong tác dụng trong 1 thời gian rất dài, thường xuyên (với đất sét có thể kéo dài vài năm, etc.) do đó người ta sử dụng tải trọng tiêu chuẩn, khi đó dùng THTT chính
                          Còn với trường hợp phá hoại theo cường độ thì nền hoặc vật liệu làm móng có thể bị phá hoại ngay khi có tải trọng quá sức chịu tải của nó, do đó người ta dùng tải trọng tính toán và dùng tải trọng phụ, đặc biệt

                          P/S: Trên diễn đàn này có rất nhiều bác giàu kính nghiệm và giỏi lý thuyết như bác Xuân THủy, Huycdc, Tuan Anh cdc, co nguyen1972, Tran Duc Cuong, Ninh47xd, phi phi, detect, etc., có thể các bác ấy bận nên chưa trả lời hết các câu hỏi thôi, anh em mình nên học hỏi từ các bác đó còn mình chỉ là thành viên mới, mọi thứ đều thiếu thiếu nên đây chỉ là ý kiến cá nhân và không thể nói là đầy đủ,
                          Hi vọng là các bác sẽ góp ý và bổ sung
                          Em xin cám ơn anh TRUNG nhiều nhé .
                          Do trong quá trình học không để ý , thấy chỗ nào cũng hiểu cả , Bây giờ lật tập xem lại thì thấy không hiểu nguyên nhân là do đâu ( Giá như lúc ấy chịu để ý thì đã hỏi được Thầy giáo rồi )
                          Xin cho em hỏi thêm một câu nữa là : Khi tính áp lực đáy móng - Lúc thì có kể đến Móng Khối Quy ước ( Xác định kích thước móng...), Lúc thì không kể vào ( chỉ kể N - Tính Cốt Thép Móng..)??? Mong anh giúp đỡ.
                          Cho em hỏi thêm là Khi ta tính Móng Băng bằng phần mềm ( SAP...) ta chỉ mô hình cái đà móng là Frame. Khi ra Nội lực thì Tính thép dọc cho nó. Còn cái Thép ngang ( Cho bản móng - Cánh móng ) thì ta lấy nội lực ở đâu để tính thép cho nó vậy? ( Nếu tính tay có Pmax - Pmin thì không cần phải bàn đến rồi). Do em mới học xong môn này , nên có gì mong các bác thông cảm-giải đáp giúp cho.

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Đồ án nền móng

                            Nguyên văn bởi eng-hiep
                            Em xin cám ơn anh TRUNG nhiều nhé .
                            Do trong quá trình học không để ý , thấy chỗ nào cũng hiểu cả , Bây giờ lật tập xem lại thì thấy không hiểu nguyên nhân là do đâu ( Giá như lúc ấy chịu để ý thì đã hỏi được Thầy giáo rồi )
                            Xin cho em hỏi thêm một câu nữa là : Khi tính áp lực đáy móng - Lúc thì có kể đến Móng Khối Quy ước ( Xác định kích thước móng...), Lúc thì không kể vào ( chỉ kể N - Tính Cốt Thép Móng..)??? Mong anh giúp đỡ.
                            Cho em hỏi thêm là Khi ta tính Móng Băng bằng phần mềm ( SAP...) ta chỉ mô hình cái đà móng là Frame. Khi ra Nội lực thì Tính thép dọc cho nó. Còn cái Thép ngang ( Cho bản móng - Cánh móng ) thì ta lấy nội lực ở đâu để tính thép cho nó vậy? ( Nếu tính tay có Pmax - Pmin thì không cần phải bàn đến rồi). Do em mới học xong môn này , nên có gì mong các bác thông cảm-giải đáp giúp cho.
                            1. Tính toán móng là nền đất và tính kết cấu móng
                            -Lực truyền từ chân cột xuống đất qua móng-> khối móng qui ước -> lớp đất, nơi đặt đầu cọc, do đó người ta coi cái móng thực bằng một cái móng (ảo)- khối móng qui ước, do đó lún, nghiêng lệch thực chất là do tương tác giữa khối móng qui ước với lớp đất phía dưới.vì thế người ta dùng khối móng qui ước để tính lún, nghiêng (đây là tính toán nền)
                            - Khi tính kết cấu móng phải tính độ bền của nó khi tương tác với lớp đất mà nó tiếp xúc,tức là lớp đất đặt móng thực. do đó phải dùng kích thước và tải trọng thực.(do M, N, Q chân cột và gamatb)
                            2. em có thể tính thép theo phương còn lại bằng 2 cách.
                            c1. (thông thường, dễ làm) cắt móng băng thành 1 dải móng rộng 1m để tính với mô hình consol
                            c2. em phải mô hình hóa móng băng đó thành hệ dầm trực giao, tức là khai báo các "frame phụ" (là các bản cánh) vuông góc với các "frame chính" (là các frame mà em đã khai báo chạy dưới các chân tường, cột)
                            chia nhỏ "frame chính" và đặt "frame phụ" vào các điểm chia đó
                            thay vì đặt các lò xo vào các "frame chính" thì phải qui đổi, chia nhỏ các "frame phụ" và đặt các lò xo vào đó.Lực truyền từ cột->frame chính-> frame phụ-> lò xo
                            phản lực: lò xo-> frame phụ-> frame chính
                            thay vì tính lực cắt ở đài móng thì tính lực cắt ở frame phụ
                            Làm tương tự với móng cọc( cho các frame chạy qua đầu cọc)
                            Tất nhiên chỉ là gần đúng thôi vì đài cọc thực chất là solid chứ không phải là hệ dầm trực giao đâu
                            cách này nói chung phức tạp, nhà tải nhỏ thì không nên dùng
                            Last edited by phamthanhtrung; 26-06-2007, 12:13 PM.

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Đồ án nền móng

                              Nguyên văn bởi phamthanhtrung
                              1. Tính toán móng là nền đất và tính kết cấu móng
                              -Lực truyền từ chân cột xuống đất qua móng-> khối móng qui ước -> lớp đất, nơi đặt đầu cọc, do đó người ta coi cái móng thực bằng một cái móng (ảo)- khối móng qui ước, do đó lún, nghiêng lệch thực chất là do tương tác giữa khối móng qui ước với lớp đất phía dưới.vì thế người ta dùng khối móng qui ước để tính lún, nghiêng (đây là tính toán nền)
                              - Khi tính kết cấu móng phải tính độ bền của nó khi tương tác với lớp đất mà nó tiếp xúc,tức là lớp đất đặt móng thực. do đó phải dùng kích thước và tải trọng thực.(do M, N, Q chân cột và gamatb)
                              2. em có thể tính thép theo phương còn lại bằng 2 cách.
                              c1. (thông thường, dễ làm) cắt móng băng thành 1 dải móng rộng 1m để tính với mô hình consol
                              c2. em phải mô hình hóa móng băng đó thành hệ dầm trực giao, tức là khai báo các "frame phụ" (là các bản cánh) vuông góc với các "frame chính" (là các frame mà em đã khai báo chạy dưới các chân tường, cột)
                              chia nhỏ "frame chính" và đặt "frame phụ" vào các điểm chia đó
                              thay vì đặt các lò xo vào các "frame chính" thì phải qui đổi, chia nhỏ các "frame phụ" và đặt các lò xo vào đó.Lực truyền từ cột->frame chính-> frame phụ-> lò xo
                              phản lực: lò xo-> frame phụ-> frame chính
                              thay vì tính lực cắt ở đài móng thì tính lực cắt ở frame phụ
                              Làm tương tự với móng cọc( cho các frame chạy qua đầu cọc)
                              Tất nhiên chỉ là gần đúng thôi vì đài cọc thực chất là solid chứ không phải là hệ dầm trực giao đâu
                              cách này nói chung phức tạp, nhà tải nhỏ thì không nên dùng
                              Em Xin cám ơn anh Trung nhiều nhé. Anh đúng là Pro đấy.
                              Cách 2 của anh hướng dẫn thì em đã hiểu. Còn cái cách 1 thì em chưa hiểu lắm : Nếu làm như vậy thì ta phải có Pmax - Pmin -> phải tính tay rồi còn gì.
                              Em có đọc sách của tg LÊ ANH HOÀNG , trong cái VD Tính Móng Bè :thấy họ tính Moment cho các Strip theo phương y -> tính Thép theo phương ấy. Còn phương còn lại ( phương x ) thì họ bố trí theo kiểu "áng chừng" : bố trí dạng lưới vuông ( K/c a bằng nhau ) và giảm PHI lại. Tính tay thì phải làm như vậy ,Như trong Móng bè thì ta có thể dùng SAFE tính các dải theo phương X và Y rồi bố trí thép cho từng phương tương ứng. Còn như trong MB ta có thể làm như cái VD ấy được không nhỉ? ( Cái Thép ngang cho bản móng bố trí theo kiểu "áng chừng" như trong cái VD Tính Móng Bè - vì ta không có NL )
                              Last edited by eng-hiep; 26-06-2007, 09:52 PM.

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Đồ án nền móng

                                nói thật là xem 3 trang xong, em choáng quá, nền móng có thể coi là môn cơ bản của ngành mà ông thầy dạy cứ chiếu slide, nghe tai này chạy qua tai kia, ù ù chẳng hiểu gì,(chẳng là vì em học bằng 2), giờ lên diễn đàn tìm hỗ trợ mà vẫn .... sao ngu thế không biết.
                                giờ em chỉ xin hỏi một câu mấy anh bỏ qua nhé, tài liệu nên mua cuốn nào, để em chạy ra nhà sách vác về cho tiện. ông thầy đưa cái bài giảng y chang như cái slide ổng chiếu ----> chiếu bí em luôn rồi.
                                các bác đừng mắng mỏ em mà tội nghiệp.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X