QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tuổi thọ công trình trong tính toán kết cấu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Tuổi thọ công trình trong tính toán kết cấu

    Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
    Thông thường, không có văn phòng Tư-vấn ở Âu-châu nào khi thiết-kế lại đặt điều kiện về tuổi thọ công trình như vậy, trong các công trình xây dựng nhà cửa thường, ta cứ việc thiết kế theo các tiêu chuẩn bình thường, vì những người đặt ra tiêu chuẩn này đã có nghĩ đến tuổi thọ sao cho việc xây dựng nó lên được kinh tế.

    Tuy nhiên, có những công trình cần đến phép tính tuổi thọ như :
    - Làm đường xá (theo số chu kỳ xe chạy, do đó suy ra tuổi thọ);
    - Công trình thủy lực (do phép tính ăn mòn của thời tiết, của hóa chất dùng xử lý nước thải, nước uống...);
    - Công trình trong những vùng có nhiều động đất;
    - Công trình giàn khoan ngoài khơi;
    - Nhất là công trình xây dựng cơ khí (như máy bay, xe hơi.. vì càng làm nhẹ, hệ số an-toàn kém thì xe chạy nhanh...)
    - Ngoài ngành xây dựng, ngành chế tạo sơn, ngành chế tạo sản phẩm nội thất... đều có nghĩ đến (test...)

    Khi cân tính đến tuổi thọ thì cứ việc tính, dù có đắt hơn 10-20% hay hơn nứa cũng phải làm. Người tiêu dùng, hay chủ công trình cũng biết cach đánh giá, vì họ sẽ hỏi điều kiện sách, phương pháp thi công, chế tao...
    Theo tiêu chuẩn tính toán mới của châu Âu Eurocode phần về kết cấu bê tông thì khi tính toán bắt buộc phải tính đến tuổi thọ công trình (thường lấy là 50 năm cho công trình bình thường). Tuổi thọ công trình quyết định các chỉ số về nứt khoảng cách đăt thép....

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Tuổi thọ công trình trong tính toán kết cấu

      Nguyên văn bởi NPD
      -Bài viết trên rất hay, rất thuyết phục. Riêng kiến thức về tính toán tuổi thọ của công trình đã là một tập hợp tham số phức tạp. Để trở thành một KS kết cấu thật không dễ chút nào.
      -Trong thực tế tôi thấy anh em KS chủ yếu tính toán sao cho tất cả các vị trí chịu lực trong công trình phải có một nội lực đồng đều tuỳ theo khả năng của vật liệu. Chứ nếu tính được tuổi thọ công trình theo đúng như phân tích của bạn thì...khó thật! theo tôi (nghĩ một cách đơn giản) nếu chúng ta có thể tính được tuổi thọ công trình với sai số (+)chính xác được 20% thì thành công lắm rồi. VD công trình A có thời hạn sử dụng 20 năm, được tính toán tuổi thọ với sai số +20% thì có nghĩa là dù muốn hay không 24 năm sau phải tháo dỡ.
      Có người sẽ nói rằng còn tuỳ thuộc vào việc sử dụng bảo quản, tuỳ thuộc vào thời tiết khí hậu có đột biến hay không V.V... tôi không biết có nên gật đầu đồng ý theo ý kiến này không? Tôi không phải là người khó tính nhưng tôi vẫn thấy suy cách suy luận này vẫn có cái gì đó chưa ổn để đủ sức thuyết phục chủ đầu tư rằng :"Tôi là một KS kết cấu", nhưng nghĩ quả thật chưa có cách nào để không chế được biên độ giữa việc "bảo quản tốt và không tốt". Bởi vì không biết biên độ này thì chúng ta chỉ còn cách tăng cường hệ số "tuổi thọ" thay vì 20 năm lên 40 hoặc hàng trăm năm v.v...cho an toàn, mà nếu làm thế thì còn gì gọi là tính toán. Khó thật !
      -Còn một vấn đề nữa là thời gian bảo hành công trình của đơn vị thi công là 2 năm, vậy khi KS thiết kế tủoi thọ cho công trình có chịu trách nhiệm gì về kết quả tính toán của mình trong suốt quá trình công trình hoạt động trong phạm vi tuổi thọ được tính toán? Hay chỉ cần tính và được kiểm định là xong trách nhiệm? Vấn đề này chắc anh em KS hiểu rõ nhưng tôi chưa biết, xin giải đáp giúp.
      Không phải tất cả các công trình đều phải tính tuổi thọ. Chỉ những công trình hoặc những cấu kiện của công trình chịu tải trọng thay đổi thường xuyên, gây ra hiện tượng mỏi, mới phải xét đến. Ví dụ một ngôi nhà bình thường thì ko cần phải tính tuổi thọ theo mỏi, tuổi thọ của nó phụ thuộc chủ yếu vào môi trường và cách khai thác. Tuổi thọ này thường trong một khoảng thời gian dài nếu được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn cho nên bạn không cần thêm hệ số an toàn nào nữa.

      Trong vòng 2 năm, nếu công trình xảy ra sự cố thì đó không phải vì chưa tính đến tuổi thọ mà do có sai sót trong thiết kế tính toán. Lúc này đương nhiên là người thiết kế phải chịu trách nhiệm nếu kiểm tra lại thấy có sai. Còn người kiểm định chắc cũng không thoát được...

      Ghi chú

      Working...
      X