QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

    Tôi có 2 câu hỏi muốn học hỏi kinh nghiệm của các anh chị:

    1. Cát đắp nền đường (cát hạt mịn) đã được đắp tại hiện trường và lu lèn đạt độ chặt yêu cầu(K=95%) thì có thể lấy mẫu cát đi thí nghiệm thành phần hạt được không?

    Từ trước đến nay quan điểm của tôi là vẫn thí nghiệm được bình thường cho đến 1 ngày: tôi đã thực hiện như vậy nhưng bị xếp của tôi dũa cho 1 trận: "Cát đã được lu lèn, hạt cát bị vỡ ra và thay đổi thành phần hạt -> thí nghiệm như vậy là không chính xác!!!, chỉ được lấy mẫu thí nghiệm thành phần hạt tại mỏ vật liệu hoặc tại bãi tập kết tại công trường trước khi thi công!!!"

    Sau đó, tôi đã tìm đọc các quy trình lấy mẫu thí nghiệm nhưng cũng không có chổ nào nói cụ thể về vấn đề này, chỉ hướng dẫn lấy mẫu thí nghiệm tại nguồn vật liệu mà thôi!

    Như vậy, phải chăng thực sự tôi đã sai trong vấn đề này??? Xin các anh chị chỉ giáo! Xin chỉ dẫn cụ thể tại quy trình nào!!!

    2. Hiện nay tôi đang theo 1 dự án cần xử lý đất yếu bằng cách đắp gia tải nền đường. Tuy nhiên trong các quy trình xử lý đất yếu, chỉ dẫn kỹ thuật và cả thuyết minh thiết kế đều không nói rõ đến thời điểm nào thì có thể dỡ tải để thi công tiếp phần sau. Chỉ nói sơ bộ rằng: độ lún quy đổi nhỏ hơn 2cm/năm thì có thể dỡ tải! Nhưng lấy thời gian quan trắc sau cùng là bao lâu để tính quy đổi thì không thấy đề cập đến???

    Xin ý kiến của các anh chị...

  • #2
    Ðề: Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

    Không lẽ các cao thủ của ketcau.com bó tay hết rồi sao?

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

      việc lu lèn chỉ làm tăng độ chặt của nền đường đắp, làm cho cát xắp xếp chặt lại chứ đâu có thể làm phá vỡ vật liệu như bạn nói. Khi lu lèn hay tác dụng bất kỳ tải trọng nào thì các hạt cát dịch chuyển và xắp xếp chặt lại, có ảnh hưởng gì đến việc thí nghiệm thành phần hạt. Theo các kết quả nghiên cứu, khi tải trọng tác dụng là 4kG/cm2 vẫn chưa bị phá vỡ vật liệu cát. Sự phá vỡ các hạt chỉ xảy ra khi áp lực nén đủ lợn Theo M.M.Filatov, khi nén tải trọng 530kG/cm2 đa số các hạt cát bị nứt và nhiều hạt chuyến sang nhóm hạt bụi.
      Last edited by nguyenthinu168; 31-12-2006, 10:20 AM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

        Nguyên văn bởi nguyenthinu168
        việc lu lèn chỉ làm tăng độ chặt của nền đường đắp, làm cho cát xắp xếp chặt lại chứ đâu có thể làm phá vỡ vật liệu như bạn nói. Khi lu lèn hay tác dụng bất kỳ tải trọng nào thì các hạt cát dịch chuyển và xắp xếp chặt lại, có ảnh hưởng gì đến việc thí nghiệm thành phần hạt. Theo các kết quả nghiên cứu, khi tải trọng tác dụng là 4kG/cm2 vẫn chưa bị phá vỡ vật liệu cát. Sự phá vỡ các hạt chỉ xảy ra khi áp lực nén đủ lợn Theo M.M.Filatov, khi nén tải trọng 530kG/cm2 đa số các hạt cát bị nứt và nhiều hạt chuyến sang nhóm hạt bụi.
        Bác xem lại giúp cụ Filatov có bí kíp gì dùng thí nghiệm nén được tải trọng đến 530 kg/cm2=53000 kPa. Phải chăng cụ dùng áp suất buồng 10000 kPa rồi nén ?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

          Đúng là các cao thủ bó tay hết rồi!!!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

            [QUOTE]
            Nguyên văn bởi nokia6230ivngmail
            Tôi có 2 câu hỏi muốn học hỏi kinh nghiệm của các anh chị:

            1. Cát đắp nền đường (cát hạt mịn) đã được đắp tại hiện trường và lu lèn đạt độ chặt yêu cầu(K=95%) thì có thể lấy mẫu cát đi thí nghiệm thành phần hạt được không?

            Từ trước đến nay quan điểm của tôi là vẫn thí nghiệm được bình thường cho đến 1 ngày: tôi đã thực hiện như vậy nhưng bị xếp của tôi dũa cho 1 trận: "Cát đã được lu lèn, hạt cát bị vỡ ra và thay đổi thành phần hạt -> thí nghiệm như vậy là không chính xác!!!, chỉ được lấy mẫu thí nghiệm thành phần hạt tại mỏ vật liệu hoặc tại bãi tập kết tại công trường trước khi thi công!!!"


            Sếp bạn đã đúng đấy ! Theo nguyên tắc chung thì lấy mẫu thí nghiệm phải lấy tại nguồn và còn trong thời hạn sử dụng, bảo quản tốt... để tránh các yếu tố bên ngoằi tác động ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu thử. từ đó kết quả đánh giá mới chính xác được. Ở đây chưa nói đến vấn đề cát có bị vỡ hay không, hay lẫn thêm tạp chất từ bên ngoằi mà vấn đề ở đây là nguyên tắc để độ chính xác cao hơn.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

              - Tôi thấy trong các dự án người ta vẫn làm như thế này:
              + Trước khi thi công thì lấy mẫu cát tại mỏ để thí nghiệm, nếu đảm bảo yêu cầu thì mới cho phép sử dụng vật liệu đó để thi công.
              + Khi thi công thi sau khi lu lèn người ta sẽ lấy mẫu tại hiện trường để thí nghiệm: bao gồm TN độ chặt K, thành phần cấp phối hạt v.v...
              - Còn việc sợ phá vỡ cấu trúc hạt cát thì không vấn đề gì đâu, như bạn nào đó nói ứng suất lu khoảng 4 kg/cm2 thì không ảnh hưởng đến cấu trúc hạt cát đâu.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

                Các bác có thể cho biết:Tài liệu nào nói rõ cát bị lu lèn với tải trọng bao nhiêu thì thay đổi thành phần hạt không?

                Còn câu hỏi thứ 2 thì sao không thấy cao thủ nào lên tiếng hết nhi?

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Thí nghiệm vật liệu và dỡ tải xử lý nền???

                  Câu 1: Nếu sau đó ko thí nghiệm được thành phần hạt thì cơ quan kiểm định thất nghiệp hả đồng chí.
                  Câu 2: Chờ lún bao giờ cũng kèm theo quan trắc, căn cứ vào kết quả quan trắc lún để quyết định thời điểm dỡ tải.

                  Ghi chú

                  Working...
                  X