QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

    To cmengenie:

    Tôi thì lại nghĩ bê tông sẽ bị kéo trong khi cốt thép bị nén. Cốt thép ngăn cản sự co lại của bê tông nên nếu bê tông không được co lại một cách thoải mái tự do thì chúng nó (bê tông) phải bị kéo chứ nhỉ.

    Đối với tấm mặt đường bê tông thường không phải là rất dày, thì sự co ngót của bê tông có thể xem là như nhau tại mọi điểm trên mặt cắt. Thì điều tôi nói trên sẽ đúng chứ. Còn đối với cấu kiện dày, sự co ngót của bê tông chủ yếu ở lớp ngoài, thì trong cốt thép có ứng suất sẽ có thể khác đi, đoạn kéo đoạn nén. Đoạn tiếp xúc với bê tông sẽ là nén, nếu chiều dài (kích thước bề mặt) cấu kiện giữ nguyên.

    Ghi chú


    • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

      Nguyên văn bởi cmengenie
      Thưa bác, không phải thế
      Việc đó là vi mô, không thể nào ở mức vĩ mô như bác xét để nó bị nén được. Cũng không phân ra kiểu tấm dày tấm mỏng, co ngót bê tông diễn ra tại mọi điểm. Từ "nứt BT" nghĩa là: thừa chỗ, tôi cần thu lại, tôi sẽ giảm thể tích, tăng vi lỗ rỗng.
      Mong bác sớm thông điều này.
      Hê hê, tôi vẫn giữ quan điểm của mình... Không tranh luận về điều này nữa nhé.

      Ghi chú


      • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

        Nguyên văn bởi cmengenie
        Thưa bác, không phải thế
        Việc đó là vi mô, không thể nào ở mức vĩ mô như bác xét để nó bị nén được. Cũng không phân ra kiểu tấm dày tấm mỏng, co ngót bê tông diễn ra tại mọi điểm. Từ "nứt BT" nghĩa là: thừa chỗ, tôi cần thu lại, tôi sẽ giảm thể tích, tăng vi lỗ rỗng.
        Mong bác sớm thông điều này.

        Vừa kéo vừa nén chức các pác.

        nc. oanh

        Safety begins with team work
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

          To nguyencongoanh: chính xác là như vậy, bê tông bị kéo thì phần thép tiếp xúc với bê tông sẽ bị nén. Còn đoạn thép không tiếp xúc thì bị kéo..

          Ghi chú


          • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

            Nguyên văn bởi tnlinh View Post
            To cmengenie:

            Cốt thép ngăn cản sự co lại của bê tông nên nếu bê tông không được co lại một cách thoải mái tự do thì chúng nó phải bị kéo chứ nhỉ.
            chính xác rùi đó , tuy nhiên nó cũng bị nén 1 phần vì mục đích chính là phân bố cho đều sự co ngót.

            Ghi chú


            • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

              Nguyên văn bởi ninh47xd
              Lâu lắm mới vào nói chuyện với bác Oanh

              Trạng thái giới hạn = thép chảy dẻo, ứng suất trong bê tông đạt đến cường độ chịu nén tính toán. Được dùng làm cơ sở thiết kế thép cho cấu kiện.
              Phân tích phi tuyến = phân tích kết cấu có xét đến sự phân bố lại nội lực do sự xuất hiện khớp dẻo trong các cấu kiện thuộc kết cấu.
              Ko hiểu ý bác nói có liên quan là ở chỗ nào?
              Thực ra hai cái đó là 1 đấy bạn ạh. Chẳng qua người ta đơn giản hóa tách ra hai giai đoạn thế thôi. Nếu bạn giải bài toán kiểu phi tuyến thì chính là lúc bạn thấy được trạng thái của phẩn tử thay đổi từ elastic ----->plastic....Nếu như máy tính, và năng lực lập trình đủ mạnh (chắc là trong tương lại) thì lúc đó bạn có thể thấy được quá trình dẻo của thép và cà BT nữa . Hiện nay hình như có ansys, abaqus có thể làm điều này nhưng chỉ cho cấu kiện đơn lẻ thì phải.

              Còn cái trạng thái giới hạn (anh em ks mình hay dùng) hiện nay thì như tôi đã nói ở mấy bài trên rồi. Phân tích đàn hồi cho hệ kết cấu, rồi lại lấy kết quả này phân tích dẻo (trạng thái giới hạn) để tính cốt thép. Nó tách hoàn toàn quan hệ stress-strain-strength behaviour từ bước bạn tính với trạng thái giới hạn....để thiết kế cốt thép nên chẳng qua là việc đơn giản hóa trong tính toán thôi.

              Có vài phần mềm phân tích được concrete - reinforcement interaction thì phải bạn àh.

              nc. oanh

              Safety begins with team work
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú


              • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                Thực ra hai cái đó là 1 đấy bạn ạh. Chẳng qua người ta đơn giản hóa tách ra hai giai đoạn thế thôi. Nếu bạn giải bài toán kiểu phi tuyến thì chính là lúc bạn thấy được trạng thái của phẩn tử thay đổi từ elastic ----->plastic....Nếu như máy tính, và năng lực lập trình đủ mạnh (chắc là trong tương lại) thì lúc đó bạn có thể thấy được quá trình dẻo của thép và cà BT nữa . Hiện nay hình như có ansys, abaqus có thể làm điều này nhưng chỉ cho cấu kiện đơn lẻ thì phải.

                Còn cái trạng thái giới hạn (anh em ks mình hay dùng) hiện nay thì như tôi đã nói ở mấy bài trên rồi. Phân tích đàn hồi cho hệ kết cấu, rồi lại lấy kết quả này phân tích dẻo (trạng thái giới hạn) để tính cốt thép. Nó tách hoàn toàn quan hệ stress-strain-strength behaviour từ bước bạn tính với trạng thái giới hạn....để thiết kế cốt thép nên chẳng qua là việc đơn giản hóa trong tính toán thôi.

                Có vài phần mềm phân tích được concrete - reinforcement interaction thì phải bạn àh.

                nc. oanh

                Safety begins with team work
                Thực ra không phải là không chính xác mà người ta có các phương pháp khác nhau để giải bài toán này.
                Để phân tích dẻo có 2 phương pháp
                * Phương pháp tĩnh(lơwer bound): giải kết cấu dạng đàn hồi và khống chế giá trị mômen trong biểu đồ không vượt qua giá trị khớp dẻo.
                * Phương pháp động học (upper bound) : tìm cơ chế hình thành phá hoại
                Các bác có thể xem thêm:
                Phân tích dẻo
                (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                Ghi chú


                • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                  Theo các tiêu chuẩn nước ngoài, không có khái niệm μ<sub>max</sub> thay vào đó là trường hợp tính toán theo phá hủy cân bằng, ít cốt thép (dẻo), nhiều cốt thép.

                  Ngoài ra, khi công trình thiết kế kháng chấn cần có các yêu cầu về tính dẻo của kết cấu và được khống chế bằng hàm lượng cốt thép.

                  Các bác có thể xem thêm:
                  Hàm lượng cốt thép
                  (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                  Ghi chú


                  • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                    Nguyên văn bởi ninh47xd
                    Cấu kiện đạt đến TTGH ko có nghĩa là khớp dẻo xuất hiện và có sự phân bố lại nội lực trong kết cấu, bác ạ; thế nên em mới nói là chúng ko liên quan tới nhau. Thông thường cấu kiện BTCT được tính toán và thiết kế sao cho cấu kiện làm việc trong giới hạn đàn hồi, và bị coi là phá hủy khi thép bị chảy.

                    Section designer trong SAP và ETABS cũng có thể tính toán được đường cong Moment-Curvature theo mô hình Mander đấy bác ạ . Pro hơn nữa thì dùng XTRACT.
                    Thế nên tôi mới nói chẳng có sự liên quan stress-strain-strength ờ đây khi bạn phân tích đàn hồi để có nội lực và lấy nội lực này tính bài toán dẻo (TTGH) điều này chính là do việc đơn giản hóa việc phân tích, chứ chẳng phái thực sự chúng không liên quan. Khớp dẻo cũng lại cũng chỉ là đơn giản hóa của trạng thái ứng suất tổng quát (general stress state) mà thôi. .

                    Tôi đâu có nói là interaction curve mà tôi nói là concrete - reinforcement interaction bạn àh. Hai cái này đâu phải là 1.. Tôi hay dùng excel hơn.

                    Cái đó có đấy bạn.

                    nc. oanh

                    Safety begins with team work
                    nc. oanh

                    Safety begins with team work

                    Ghi chú


                    • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                      Nguyên văn bởi ninh47xd
                      Bác viết chữ μ thế nào đấy
                      Copy tử phần mềm khác sang.
                      (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                      Ghi chú


                      • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                        Nguyên văn bởi ninh47xd


                        Bác có thể trình bày qua về concrete - reinforcement interaction ko? Cái này em chưa thấy bao giờ

                        Cái này cần phải tổng kết lại:
                        - Khi thiết kế trong giai đoạn đàn hồi (đa phần các trường hợp đều làm như thế này), ta chỉ quan tâm đến TTGH như đã trình bày ở trên, ko để ý đến việc phân phối lại nội lực do sự xuất hiện khớp dẻo -> phân tích mô hình kết cấu trong giai đoạn đàn hồi, lấy nội lực tính thép, ko để ý gì đến dẻo cả.
                        - Khi tiến hành phân tích phi tuyến, sự thật là khớp dẻo sẽ xuất hiện sau khi cấu kiện đạt tới trạng thái giới hạn, nhưng điều này ko đc xét tới khi thiết kế trong giai đoạn đàn hồi. Đó là lý do tại sao em nói là 2 thằng này ko có liên quan.
                        Bác Ninh hiểu thế nào là TTGH ?
                        Trong kết cấu xây dựng, trạng thái mà nếu vượt quá nó thì kết cấu không sử dụng được. (Xem thêm ở Trạng thái giới hạn)
                        Như vậy, nếu phân tích phi tuyến và đàn hồi đều có cùng mục đích là tìm ra TTGH. Nhưng phân tích đàn hồi an toàn hơn vì sử dụng biên dưới (lower bound) như ở trên ( Phân tích dẻo).
                        Phân tích phi tuyến thường chỉ sử dụng đối với bài toán kháng chấn vì đòi hỏi khắt khe hơn và sự phi tuyến ảnh hưởng đến sự làm việc của công trình hơn.
                        Last edited by vi.ketcau.wikia.com; 21-07-2009, 05:33 PM.
                        (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                        Ghi chú


                        • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                          Nguyên văn bởi ninh47xd


                          - Khi thiết kế trong giai đoạn đàn hồi (đa phần các trường hợp đều làm như thế này), ta chỉ quan tâm đến TTGH như đã trình bày ở trên, ko để ý đến việc phân phối lại nội lực do sự xuất hiện khớp dẻo -> phân tích mô hình kết cấu trong giai đoạn đàn hồi, lấy nội lực tính thép, ko để ý gì đến dẻo cả.

                          Ninh xem lại cách tính thép cho tiết diện ở ULS, và phân phối lại moment đối với dầm sàn béton cốt thép.

                          Ghi chú


                          • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                            Nguyên văn bởi vis View Post
                            Ninh xem lại cách tính thép cho tiết diện ở ULS, và phân phối lại moment đối với dầm sàn béton cốt thép.
                            Đúng vậy, ngay cả khi phân tích đàn hồi, một số tiêu chuẩn cho phép phân phối lại mômen do kể đến biến dạng dẻo.(Mục 3.2.2 trong BS8110)
                            Xem thêm:
                            (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                            Ghi chú


                            • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                              Nguyên văn bởi ninh47xd
                              ta có thể tìm thấy giá trị này sau khi thực hiện phân tích pushover. 2 giới hạn này rõ ràng là khác nhau
                              Không khác nhau đâu, vì phân tích pushover chẳng qua để tìm ra chính xác tải trọng phá hoại nhưng nếu sử dụng phân tích đàn hồi đã có hệ số ứng xử (behaviour factor) q hoặc hệ số giảm R rồi.
                              (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                              Ghi chú


                              • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                                Nguyên văn bởi ninh47xd
                                [B][COLOR="Blue"]
                                - Nhưng thực tế là, sau khi tất cả các cấu kiện đạt tới TTGH như thiết kế, công trình vẫn còn có thể tiếp tục chịu tải trọng gia tăng
                                cái nì là do giả thuyết thường nhỏ hơn thực tế chứ đã nói vượt qua giới hạn thì ùhm rùi

                                Ghi chú

                                Working...
                                X