QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

    Các bác trong diễn đàn ơi! Tính toán cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên ntn vậy? Như em thấy cách tính bây giờ vẫn là bài toán kiểm tra (có tiết diện, cốt thép.. rồi kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện)
    Bác nào có tài liệu post lên cho em với!

  • #2
    Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

    Mong anh em trong diễn đàn trao đổi về vấn đề mình đang khúc mắc :

    + Khi tính toán cột lệch tâm xiên (P-Mx-My) dùng phương pháp tính lệch tâm phẳng theo cặp P- Mx và P-My sau đó đặt thép cho từng phương theo 2 cặp trên thì có gì sai không ạ

    + Tiêu chuẩn Vn qui định với bê tông có B>30 thì trong trường hợp nén lệch tâm bé sichma ( ứng suất của thép ) sẽ xác định theo 1 công thức thực nghiệm khác !! Vậy nếu tính cột theo BS( cách tính của thầy cống ) liệu có sự khác biệt giữa cách tính bê tông mác cao và bt mác thấp hay khôgn ạ

    + Có ai đã tiến hành so sánh việc tính toán cột theo ACI và theo TCVN chưa ạ !! Kết quả khi đầu vào ( P Mx My ) vật liệu là như nhau thì kết quả thép có ra xấp xỉ nhau không ạ ! Vì mấy anh em chỗ em có thử thì kết quả lượng thép tính theo TCVN hoặc BS( cách thầy Cống ) và 1 kết quả khác tính theo ACI-02 ( sử dụng MIDAS SET) kết quả lượng thép cột ra chênh lệch nhau rất lớn !!

    Mong anh em giải đáp giúp mình với ..........
    Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

      Nguyên văn bởi ambition541986 View Post
      Mong anh em trong diễn đàn trao đổi về vấn đề mình đang khúc mắc :

      + Khi tính toán cột lệch tâm xiên (P-Mx-My) dùng phương pháp tính lệch tâm phẳng theo cặp P- Mx và P-My sau đó đặt thép cho từng phương theo 2 cặp trên thì có gì sai không ạ
      Sai vì tổng cả 2 trường hợp sẽ là
      2P + Mx +My

      Ngoài ra về bản chất cũng không thể tính như vậy được.
      (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

        Nguyên văn bởi ambition541986 View Post
        Mong anh em trong diễn đàn trao đổi về vấn đề mình đang khúc mắc :

        + Có ai đã tiến hành so sánh việc tính toán cột theo ACI và theo TCVN chưa ạ !! Kết quả khi đầu vào ( P Mx My ) vật liệu là như nhau thì kết quả thép có ra xấp xỉ nhau không ạ ! Vì mấy anh em chỗ em có thử thì kết quả lượng thép tính theo TCVN hoặc BS( cách thầy Cống ) và 1 kết quả khác tính theo ACI-02 ( sử dụng MIDAS SET) kết quả lượng thép cột ra chênh lệch nhau rất lớn !!
        Đúng đấy, vì hệ số an toàn trường hợp phá hoại do kiểm soát nén của ACI rất cao so với Việt Nam. Và còn nhiều yếu tố khác nữa... (Bác nào biết thì bổ sung với nhé!)
        (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

          Bọn mình chỉ xét qui trình tính thôi , chứ không xuất phất từ tải trọng chất lên cấu kiện .Nghĩa là đầu vào là giá trị nội lực P_Mx_My như nhau rồi , ......Về thực tế chịu lực thì dù tính theo cách nào thì cái cột cũng phải chịu được ngần ấy " nội lực " khi tác động lên nó , có nghĩa là nếu TCVN tính đủ thì ACI tính quá thừa thãi ( vì so sánh thấy lượng thép chênh nhau đến gần 50%)

          Hiện tại đa phần khi gặp cột lệch tâm xiên ta thường tính theo BS ( cách tính của thầy Cống ) nhưng tính theo BS rồi lượng thép cũng vẫn bé .Nên mình lăn tăn muốn hỏi là với cấp bền B > 30 liệu cách tính toán có gì khác không
          Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

            Mình gửi lên thông số của nội lực và hình dạng , vật liệu của cái cột _đây là cách tính theo PM MIDAS , nếu đem nội lực này check theo VN thì quá thừa thãi ! Mong anh em chỉ giúp cho mình
            Attached Files
            Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

              Nguyên văn bởi kingoga
              không phải vậy đâu bạn . trong công thức có hệ số và hệ số này xét tới ảnh hưởng của bê tông nứt đến khả năng chịu tải . nói nôm na khi cái cột chỉ chịu lực dọc hệ số khác. nhưng khi cột có moment lúc đó cột giống như cái dầm thì hệ số khác . cột thuần túy chịu lực kéo thì hệ số khác , các hệ số này cho sãn trong aci rất rõ ràng.
              ++++++++++++++++++++++++++++++++++
              hệ số tải trọng tính trong tổ hợp tải trọng.
              Bác quả là thông thái!
              (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

                Các bác thử giải thích hộ tại sao khi phá bỏ hết bê tông mà dầm vẫn chưa gãy dưới trọng lượng bản thân ?
                Attached Files
                (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

                  Nếu cấu kiện trên là cột thì đã bị phá hủy từ lâu, do đó cột nguy hiểm hơn dầm. ACI dựa trên quan điểm này nên thép đặt nhiều hơn so với Việt Nam!
                  (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

                    Nguyên văn bởi kingoga
                    aci có quy định hàm lương thép tối đa , không hẳn là đặt nhiều thép đã tốt bê tông bị nút vỡ trước khi cốt thép đạt giới hạn chảy --- > không tận dụng được cốt thép và bê tông. ngược lại đặt cốt thép ít cũng không tốt . Tui thấy không nên so sánh aci với tcvn làm gì . chủ đầu tư yêu cầu tính theo tc nào thì tính thôi
                    Điều này thì cả 2 tiêu chuẩn đều xét tới. Ở đây, chỉ bàn tới là đặt nhiều hơn nhưng trong phạm vi giới hạn cho phép.

                    Nếu không so sánh ACI với Việt Nam thì không cần bàn cãi nữa, nhưng nhiều người vẫn còn quan niệm rằng tính theo ACI là "thừa" thép mà chưa hiểu được nền tảng lý thuyết của họ nên mới phải bàn chứ phải không bác?(xem thêm <sup>[*]</sup>).

                    Thân.
                    --------------------------
                    [*]Chuyển đổi giữa các tiêu chuẩn
                    Last edited by vi.ketcau.wikia.com; 27-07-2009, 08:13 PM.
                    (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

                      [QUOTE=vi.ketcau.wikia.com;63531]Điều này thì cả 2 tiêu chuẩn đều xét tới. Ở đây, chỉ bàn tới là đặt nhiều hơn nhưng trong phạm vi giới hạn cho phép.

                      Nếu không so sánh ACI với Việt Nam thì không cần bàn cãi nữa, nhưng nhiều người vẫn còn quan niệm rằng tính theo ACI là "thừa" thép mà chưa hiểu được nền tảng lý thuyết của họ nên mới phải bàn chứ phải không bác?(xem thêm <sup>[*]</sup>).

                      Thế nên mới rất cần những bạn hiểu biết hơn trao đổi để anh em ta cùng nắm được , tìm ra được chân tơ kẽ tóc nó nhiều hơn ở chỗ nào còn nếu chỉ dừng ở đây thì e lăn tăn vẫn là lăn tăn mà thôi
                      Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

                        Nguyên văn bởi ambition541986 View Post
                        + Tiêu chuẩn Vn qui định với bê tông có B>30 thì trong trường hợp nén lệch tâm bé sichma ( ứng suất của thép ) sẽ xác định theo 1 công thức thực nghiệm khác !! Vậy nếu tính cột theo BS( cách tính của thầy cống ) liệu có sự khác biệt giữa cách tính bê tông mác cao và bt mác thấp hay khôgn ạ
                        Theo TCVN (Nga) với bê tông có cấp nhỏ hơn B30, cốt thép nhóm từ AI-AIII thì ứng suất trong cốt thép được lấy theo công thức... nội suy vì cho rằng cốt thép có thể đạt tới giới hạn chảy khi nén đúng tâm.

                        Trường hợp khác cốt thép chưa chắc đạt được giới hạn chảy, cần phải dựa trên nguyên tắc tương thích biến dạng (công thức này Nga ăn trộm từ ACI, GBJ, EuroCode....)

                        Do đó cách tính theo BS không phân biệt mác cao, thấp vì đã tính hết các yếu tố kể trên.
                        (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

                          Có 1 vấn đề này nữa em mong các bác giải thích giúp em !! trong tiêu chuẩn có đưa ra hệ số điều kiện làm việc của bê tông .Đối với bê tông đổ theo phương đứng > 1,5 m thì hệ số này được nhân vào cường độ tính toán của bê tông tra trong phụ lục .Ví dụ : b20 Rb=115 thì cường độ để tính toán cột là 0.85x115 .Áp dụng cái này đi tính toán cột thì lg thép ra lớn hơn rất nhiều !cùng 1 giá trị P mx my nếu tính theo aci hoặc theo vn thì lúc này lg thep theo TCVN chả thua gì ,

                          cái này nếu đem tính cho mấy nhà dân, hoặc các nhà tầm 4 5 tầng thì thép vô đối , ...... Mong mọi người chỉ cho em chỗ này nhé


                          Tiếp 1 vấn đề nữa : thường thì cột nhà thấp tầng 5 6 tầng , nối thép cột trên với dưới lấy 30d ,và đoạn nối sẽ đặt cốt đai dày ( thường lấy a 100)nhưng nếu nối ở 2 vịtrí thì có cần phải dặt đai dày cho đoạn nối phía trên không ạ
                          Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

                            Nguyên văn bởi vi.ketcau.wikia.com View Post
                            Sai vì tổng cả 2 trường hợp sẽ là
                            2P + Mx +My

                            Ngoài ra về bản chất cũng không thể tính như vậy được.
                            Theo tcvn 356 tính cột theo phẳng từng phương, tại sao không hướng dẫn tính không gian ca 2 phương. Nếu chia theo 2 phương phải chăng ta tính 2P+mx+my như bác nói.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên!

                              Nguyên văn bởi ngoctan_q
                              Theo tôi biết, thì tiêu chuẩn bê tông Mỹ so với tiêu chuẩn bê tông Việt Nam, thì tiêu chuẩn Mỹ an toàn hơn nhiều. Hệ số tổ hợp Nội lực của Mỹ là 1,4*TT+1,7*HT còn Việt Nam là 1,2*TT+1,4*HT nên nội lực tính ra lớn hơn tiêu chuẩn Việt Nam 1,25 lần. Còn thép của Mỹ có cường độ cao hơn. Túm lại là an toàn hơn 50% so với tiêu chuẩn của ta. (ko nhớ là đọc ở tài liệu nào, sách Vật liệu Xây dựng thì phải). Vài dòng
                              Hệ số tổ hơp cao hơn chưa chắc là sẽ lớn hơn .Vì ACI họ dùng tải tiêu chuẩn ,còn VN dùng tải tính toán ... Họ dùng f'c luôn ,còn mình dùng Rb ... Tính toán cốt thép giữa các tiêu chuẩn sẽ chênh lệch nhau ko nhiều , nếu chênh lệch nhiều thì hãy nên xem lại .

                              Ghi chú

                              Working...
                              X