QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xử lý sự cố xây dựng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xử lý sự cố xây dựng

    Sau khi nhận được thông tin về sự cố lún nghiêng công trình 8 căn hộ 5 tầng tại thành phố Hạ Long- Quảng Ninh. Thạc sỹ Đỗ Quốc Khánh đã liên lạc với UBND TP Hạ Long để tìm hiểu vấn đề. Ngày 30/01/2007 đoàn công tác của Công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam do Thạc sỹ Đỗ Quốc Khánh đã xuống trực tiếp khảo sát và khám bệnh cho công trình.
    Thạc sỹ Đỗ Quốc Khánh là người đầu tiên và duy nhất được trao giải thưởng Khoa học Công nghệ cấp Quốc gia trong lĩnh vực sự cố xây dựng. Được Trung tâm văn hoá Doanh nhân Việt Nam bình chọn là một trong số 20 doanh nhân Vietnam tiêu biểu năm 2006. Là người đầu tiên ở Việt Nam da đưa ra khái niệm, định nghĩa về chống lún, phanh lún, giảm lún và điều khiển lún, phanh nghiêng, chống nghiêng, điều chỉnh nghiêng, điều khiển biến dạng, đàn hồi. Đồng thời là người đã đưa ra Quy trình chuẩn đoán và chữa bệnh lún- nghiêng - sập công trình xây dựng theo phương pháp điều khiển năng lượng.
    Thạc sỹ Đỗ Quốc Khánh đã đề xuất phương án xử lý cho 8 căn hộ bị lún nghiêng số 139 đường Lê Thánh Tông, thành phố Hạ Long như sau:
    + Căn chỉnh cả 8 căn hộ 5 tầng cùng một lúc.
    + Độ nghiêng lệch công trình là 60 cm từ đỉnh mái tầng 5
    + Nâng bổng toàn nhà kể cả móng, không cắt móng, không chất tải cát.
    + Toàn bộ tầng 2, 3, 4, 5 mọi sinh hoạt của người dân bình thường không cần sắp xếp lại đồ đạc, ăn ở bình thường ngay cả khi đang căn chỉnh nghiêng
    + Không gây ra rạn nứt, không có ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
    + Cam kết đền bù nếu rạn nứt và đền bù toàn bộ trước pháp luật nếu công trình bị lật đổ...vv.
    + Thời gian căn chỉnh nghiêng, chống lún vĩnh viễn cho công trình, hoàn thiện nhà từ 60 - 70 ngày. Thời gian căn chỉnh nghiêng chỉ trong 2 - 6 giờ đồng hồ.
    + Bảo hành độ lún tuyệt đối là +-2,0 cm, độ nghiêng là +- 1,5 cm trong vòng 3 năm.
    + Thiết bị căn chỉnh đã được bán tự động hoá - Dùng trạm điều khiển bằng điện - có khả năng điều chỉnh chuyển vị nhà đến độ chính xác bằng đồng hồ đo lún 1/100 mm.
    Hiện nay Công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam đang có kế hoạch tự động hoá quy trình căn chỉnh nghiêng công trình xây dựng. Đồng thời đã và đang áp dụng công nghệ cọc khoan nhồi đường kính lon tu f600 - f1000 cho cac nhà xây chen ở các đô thị.
    Last edited by cuopbien; 09-03-2007, 05:37 PM. Lý do: Gửi ảnh công trình điển hình đã xử lý

  • #2
    Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

    Ảnh công trình mà bạn hỏi tôi đã gửi Email cho bạn rồi đó.
    Chúng ta cùng trao đổi tiếp về đề tài này nhé.
    Ảnh công trình mà tôi gửi bạn là công trình mà Thạc sỹ Khánh đã xử lý ở ven quốc lộ số 6, Kỳ Sơn, Hoà Bình bị trôi trượt do mưa bão. Sau 30 phút mưa lớn nhà đã bị trôi xuống vệ đường 50cm, độ nghiêng thả dọi là 3,1m. Thạc sỹ Khánh đã nâng bổng phía sau nhà lên 1,5m, phía trước 0,4m và dịch chuyển trả về phía mặt đường 0,5m sau đó đưa vào thay thế chân cột BTCT 220x300 bằng cọc nhồi BTCT đường kính 800mm để vừa chống lún, chống cắt và phòng ngừa trôi trượt. Đây là công tình kỷ lục về độ nghiêng ở Việt Nam và tôi nghĩ là có thể cả ở tầm cỡ thế giới. Độ nghiêng này gấp 6 lần độ nghiêng của tháp Piza ở Ý và gấp rất nhiều lần độ nghiêng theo các TCXDVN 45-78 và TCXDVN 373-2006 về đánh giá nhà nguy hiểm.
    Năm 2006 Công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam còn thực hiện một phi vụ không kém phần thú vị đó là đã tháo toàn bộ móng của ngôi biệt thự từ thời Pháp tại số 31, phố Phan Chu Trinh, Hà Nội để lắp vào đó 1 tầng hầm sâu 3,1m trong khi Công an PCCC Hà Nội vẫn làm việc bình thường ở trên tầng 2.
    Về công nghệ cọc khoan nhồi cho nhà xây chen ở các đô thị, tôi có tìm hiểu thì được biết Thạc sỹ Khánh đã áp dụng cho rất nhiều công trình ở Hà Nội, Hà Giang, Hoà Bình, HẢi Phòng.... Điển hình là công trình 8 tầng ở phố Trần Phú, thị xã Hà Giang bị lún-nghiêng-sập.
    Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này chúng ta có thể gặp nhau để trao đổi, thông tin cho nhau. Tôi nghĩ chắc sẽ có nhiều điều thú vị đấy.
    Tôi đã gặp và xin được rất nhiều tài liệu về các công trình mà Thạc sỹ Khánh đã xử lý. Nếu bạn cần tôi có thể cung cấp cho bạn đấy.
    Chúng ta sẽ có dịp gặp lại Thạc sỹ Đỗ Quốc Khánh trong lễ Doanh nhân chào xuân mới 2007 trên truyền hình VCTV vào 17 giờ ngày mùng 1 Tết đấy.
    Mong nhận được trao đổi của bạn và mọi người để chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này. Hẹn gặp lại.
    Last edited by cuopbien; 15-02-2007, 09:39 PM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

      Cuopbien co the goi cac tai lieu do cho toi voi duoc khong
      Dia chi mail: geofoundation27@yahoo.com
      Cam on nhieu
      Luon tien cho hoi sao toi khong dung tieng Viet duoc, du trong may rat day du font chu

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

        Hay quá. Bạn cuopbien cho tôi xin tài liệu và hình ảnh về xử lý lún nhé, và cả cọc nhồi cho nhà xây chen nữa.
        Xin cảm ơn.
        mail: anhltce@yahoo.com
        Cứng thẳng dễ gãy
        Sạch quá dễ bẩn

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

          Hóa ra ở nước ta không chỉ có "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy thôi sao?! Tôi thấy các "thần đèn" này trình độ cũng cao siêu đấy chứ nhỉ, thậm chí có bằng cấp con cao hơn ông Lũy ấy chứ! Thế mà thông tin về "thần đèn" Đỗ Quốc Khánh này còn ít quá!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

            Nếu có thể bạn cuopbien post các hình ảnh về việc xử lý lún các công trình lên diễn đàn cho mọi người mục kích không? Cảm ơn!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

              Rất tiếc do dung lượng của ảnh quá lớn nên tôi không thể chuyển trực tiếp được cho các bạn nhưng có thể hướng dẫn các bạn tìm ngay trên Internet bằng cách ấn vào Go -" giám đốc công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam", hoặc "Công nghệ Xử lý lún nghiêng sập công trình xây dựng", hoặc chỉ cần ấn 4 chữ: "Xử lý lún nghiêng", tôi đã từng liên tục tra cứu như vậy trong vòng 4 năm nay.
              Các bạn cũng có thể tìm thấy trong cuốn "Hội thảo Khoa học toàn quốc lần thứ 2 về sự cố và hư hỏng công trình". Công nghệ này cũng đã được phát sóng trên VTV1, VTV2 và gần 100 tờ báo và cuốn sách. Công nghệ đã được đưa vào bộ sách " Biên niên sử khoa học công nghệ Việt Nam"- đây là bộ sách giới thiệu toàn bộ các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ của cả nước Việt Nam. Gần đây nhất trên Tạp chí Xây dựng tháng 12/2006 có viết về cọc nhồi trong điều kiện xây chen. Còn tạp chí " Nhà thầu và thị trường xây dựng" số 6/2006 có giới thiệu về Công nghệ Xử lý lún nghiêng sập và Công nghệ điều khiển nhà. Cũng xin nói thêm là Công nghệ này và thương hiệu của Công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam hiện được đăng ký bảo hộ độc quyền đến hết năm 2013 vì vậy tôi cũng rất ái ngại khi cấp thông tin cho các bạn vì chỉ sợ vô tình là người vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Rất đơn giản, cần gì, muốn gì các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Thạc sỹ Khánh hoặc văn phòng Công ty theo số điện thoại: 0913.213.966, 04.8361.273. Địa chỉ công ty dễ tìm vì Trụ sở là toà nhà có biển hiệu rất to tại số 1- A21 - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - HÀ Nội và thạc sỹ Khánh là người rất dễ tính. Nếu thực sự nhiều bạn quan tâm tôi nghĩ các bạn có thể mời Thạc sỹ Khánh trao đổi trực tiếp, điều đó sẽ vô cùng quý báu vì Thạc sỹ Khánh có bề dày kinh nghiệm vô cùng phong phú cả về lý thuyết và thực tiễn. Rất đơn giản vì Thạc sỹ Khánh là một trong 3 người đã làm công trình chống lún đầu tiên của Việt nam là khách sạn La Thành năm 1984. Là người đầu tiên làm về chống nghiêng, chống sập từ năm 1993. Đây là con người duy nhất ở Việt Nam vừa được gọi là "Thần đèn", vừa được gọi là nhà khoa học, vừa là kỹ sư vừa là "bác sỹ xây dựng". Là giám đốc đồng thời 2 công ty xây dựng làm sự cố từ A-Z: tự tạo ra lý thuyết, tự khảo sát khám bệnh, tự thiết kế thi công, bảo hành rồi lại làm kiểm định, giám định sự cố, ví dụ: Giám định ảnh hưởng công trình lân cận số 93 Lò Đúc- HÀ Nội cao 30 tầng, Nhà nghiêng do hầm chui Ngã Tư Vọng, HÀ Nội. Chống lún nhà hát Chèo Việt Nam, lún nghiêng sập nhà 3 tầng đầu cầu Chương Dương, lún nghiêng sập nhà 8 tầng HÀ Giang. Di dời nhà trên đỉnh đồi Bò - Thuỷ điện Hoà Bình. Trong lĩnh vực cọc ép và móng cọc BTCT từ trước đến nay tôi chưa thấy ai có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này hơn Thạc sỹ Khánh. Công ty này có thể ép neo, ép sau cọc tiết diện 25*25 (cm) dài 4-5 mét đến tải trọng >90 tấn tại công trình nhà 11 tầng số 124 Kim Mã- Hà Nội, ép sau cọc tròn fi 350mm với lực ép 90 tấn đạt độ sau 43m tại trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai (không dùng đến cẩu, không dùng tải trọng), ép chất tải ngoài, thí nghiệm cọc. Nếu tôi không nhầm thì công ty này có đến trên 10 bộ thiết bị thí nghiệm cọc BTCT. Cũng là nơi đã đẻ ra cọc tiết diện tròn, cọc 5 cạnh, cọc 6 cạnh, có xưởng đúc cọc ở Từ Liêm, Hà Nội.
              Là người đại diện cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh báo cáo tại hội trường Ba Đình trong Đại hội thi đua yêu nước toàn ngành Xây dựng năm 2005.
              Thạc sỹ không bao giờ ngồi máy tính, nhưng tôi được biết đã từng được cấp bằng sáng chế về phương pháp mô phỏng hệ thống.
              Ngay sau khi trao đổi với bạn xong tôi phải về quê đón Tết cùng gia đình. Hẹn gặp lại các bạn sau ngày 10 Tết âm lịch
              Last edited by cuopbien; 15-02-2007, 10:03 PM.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

                Nguyên văn bởi minhce
                Sặc mùi quảng cáo.
                100% đồng ý; quảng cáo nhạt và thô quá, kiểu này chỉ gây phản cảm cho người đọc.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

                  Tôi băn khoăn vì kiến thức đã được học trong nhà trường và 15 năm kinh nghiệm thực tế về thi công còn quá nhỏ bé. Tôi không hiểu tại sao những công trình mà Thạc sỹ Khánh đã xử lý lại không được thông tin rộng rãi cho mọi người cùng biết, có phải do bí mật nghề nghiệp hay vì lý do nào khác chăng. Một công trình ở Kỳ Sơn Hoà Bình bị trôi trượt, lún nghiêng với độ nghiêng kỷ lục 3,1 m như vậy liệu có phải là sự thật. Hay như việc thay móng, thi công tầng hầm cho toà biệt thự tại số 31 Phan Chu Trinh, Hà nội trong điều kiện tầng 2 vẫn sử dụng bình thường. Làm sao có thể hạ được cọc nhồi đường kính lớn từ 600-1000mm trong điều kiện xây chen. Đối với ép neo, ép sau, tôi vẫn thiết kế cho móng cọc ép với lực ép từ 30-40 tấn, muốn đưa lực ép lên cao nhưng đều bị nhiều người phản đối cho là không khả thi.
                  Tôi nghĩ các công trình có tên, địa chỉ rõ ràng như vậythì khó có thể bịa đặt, vì ai cũng có thể kiểm chứng. Cho dù đó là quảng cáo đi chăng nữa thì đối với tôi thật sự hấp dẫn bởi bản chất khoa học của nó. Tôi không tin tưởng văn hoá văn nghệ nhưng tôi luôn có niềm tin đối với các giải thưởng khoa học - nhất là các giải thưởng về xây dựng- Vì theo tôi nghĩ thì việc đề nghị xét tặng giải thưởng chắc chắn phải do các nhà khoa học hàng đầu. Mà tại sao các Viện và các trường Xây dựng lại không nghe thấy được giải đó nhỉ?.Tại sao người ta đã làm được mười mấy năm rồi còn mình đến bây giờ vẫn chưa hiểu lý thuyết?
                  Bạn nào hiểu rõ và quan tâm về vấn đề này xin cùng nhau trao đổi.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

                    Phương pháp xử lý sự cố được trình bày ở đây không thể tin cậy được.
                    Các bạn nên tìm đọc phương pháp xử lý sự cố của các kỹ-sư Ý trong việc làm bớt nghiêng tháp Pisa.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

                      Em đã đọc Sự cố tháp Piza trong cuốn sách: "Sự cố nền móng công trình" của PGS Nguyễn Bá Kế và đã đọc trên trang Discovery được biết là tháp Piza chỉ được kéo thẳng lại 1/2 độ sau đó dùng biện pháp cứng hoá lõi trong của tháp và giữ nguyên hiện trạng nghiêng đó - về thực chất người ta đã không chỉnh thẳng tháp. Trước đó một vài lần các chuyên gia hàng đầu của thế giới cũng đã chỉnh nhưng thất bại.
                      Còn ngôi nhà ở km số 6 thị trấn Kỳ Sơn, Hoà Bình theo truyền hình VTV1 phát sóng mà em đã theo dõi và thông tin trên Tạp chí Xây dựng thì có độ nghiêng là 29,5 độ - gấp 6 lần độ nghiêng của tháp Piza và độ nghiêng thả dọi từ sàn tầng 3 xuống là 3,1 m đã được chỉnh thẳng đứng với độ chính xác +-mm.
                      Em đã đọc trong cuốn "Danh nhân Việt Nam xưa và nay" có thấy đưa ra dẫn chứng các công trình đã được công ty của Thạc sỹ Khánh xử lý từ năm 1994 đến nay có tên và địa chỉ rõ ràng, nhưng em vẫn không thể lý giải và hiểu được cách thực hiện của việc xử lý đó. Còn độ tin cậy theo em nghĩ chúng ta không cần phải bàn vì đã được nhà nước công nhận rồi.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

                        còn sống đấy chứ

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

                          Tôi thực sự bị hấp dẫn bởi những thành tựu mà bạn cuopbien đã nêu ở trên song vẫn băn khoăn không biết MSc Khánh thực hiện đó như thế nào. Bạn cuopbien có thể chia sẻ method & tech cho moi người được không? Rất cám ơn bạn.
                          Last edited by phamthanhtrung; 08-03-2007, 09:36 PM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

                            Tôi vào mạng có thấy bài viết về công nghệ này của thạc sỹ Khánh. Bạn thử vào xem
                            Bạn vào google: vào Công nghệ xử lý nghiêng sập công trình xây dựng để đọc bài báo của báo Khoa học Công nghệ có giới thiệu về Công nghệ mà bạn cần tìm hiểu đó.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Xử lý sự cố xây dựng

                              Cám ơn Trunghieuphiphi rất nhiều

                              Ghi chú

                              Working...
                              X