QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

    Bác nào giải thích hộ mình câu này với:
    Khi tính toán kết cấu theo trạng thái giới hạn thứ nhất thì dùng tải trọng tính toán, tức là tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số tin cậy về tải trọng. Khi tính toán kết cấu theo nhóm trạng thái giới hạn thứ hai thì chỉ dùng tải trọng tiêu chuẩn
    Cám ơn nhìu
    Everything will be fine in the end. If it's not fine, it's not the end

  • #2
    Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

    Nguyên văn bởi unknown
    Bác nào giải thích hộ mình câu này với:
    Khi tính toán kết cấu theo trạng thái giới hạn thứ nhất thì dùng tải trọng tính toán, tức là tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số tin cậy về tải trọng. Khi tính toán kết cấu theo nhóm trạng thái giới hạn thứ hai thì chỉ dùng tải trọng tiêu chuẩn
    Cám ơn nhìu
    ................................................................................................

    - Trạng thái giới hạn thứ nhất là trạng thái về độ bền và ổn định
    - Trạng thái giới hạn thứ 2 là về biến dạng ( Nứt; Võng )
    Các ý mà bạn nói là hoàn toàn đúng. Mình thấy có vấn đề gì đâu. Khi tính toán hoạc kiểm tra theo trường hợp nào thì dùng tải trọng tương ứng với trường hợp đó là ok.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán


      Vấn đề là tại sao chúng ta lại có như vậy ??? Tại sao khi tính với TTGH2 ta lại không tính với tải trọng tính toán???
      Everything will be fine in the end. If it's not fine, it's not the end

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

        + Tải trọng tính toán là tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số vượt tải, đây là hệ số kể đến các trường hợp nguy hiểm nhất của tải trọng(các trường hợp này thường ít xảy ra, nếu có thì cũng chỉ xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn). Khi tính với TTGH 1 thì phải tính theo nó vì TTGH1 là trạng thái giới hạn về độ bền và ổn định, nếu tải trọng vượt qu giới hạn này là kết cấu bị phá hỏng.
        + Tải trọng tiêu chuẩn là tải trọng ở điều kiện bình thường, được xác định bằng cách thí nghiệm nhiều lần để cho ra giá trị trung bình của tải trọng ở điều kiện bình thường (cái này trong TCVN 2737-1995 có định nghĩa, bạn giở ra mà xem). Khi tính với TTGH 2 ta chỉ tính theo tải trọng này vì TTGH2 là trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng (nứt,võng...) giới hạn này nếu trong nhất thời có bị vượt quá thì cũng không gây nguy hiểm quá nhiều (kết cấu chưa bị phá huỷ nếu chưa vượt TTGH1). Vì vậy để tiết kiệm ta tính với tải trọng tiêu chuẩn.
        + Ví dụ cái dầm của bạn trong 1 trường hợp đặc biệt nào đó bị võng quá điều kiện giới hạn của TTGH 2 thì cũng không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới cả(tất nhiên là nếu chưa bị phá huỷ theo TTGH1), và theo nghiên cứu thì tình huống này không xảy ra quá lâu (cái này phải hỏi mấy ông làm tiêu chuẩn ) sau đó tải trọng trở lại bình thường thì cái dầm lại chỉ võng trong giới hạn, vậy là lại đẹp .

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

          Nguyên văn bởi VuTuan
          + Tải trọng tính toán là tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số vượt tải, đây là hệ số kể đến các trường hợp nguy hiểm nhất của tải trọng(các trường hợp này thường ít xảy ra, nếu có thì cũng chỉ xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn). Khi tính với TTGH 1 thì phải tính theo nó vì TTGH1 là trạng thái giới hạn về độ bền và ổn định, nếu tải trọng vượt qu giới hạn này là kết cấu bị phá hỏng.
          + Tải trọng tiêu chuẩn là tải trọng ở điều kiện bình thường, được xác định bằng cách thí nghiệm nhiều lần để cho ra giá trị trung bình của tải trọng ở điều kiện bình thường (cái này trong TCVN 2737-1995 có định nghĩa, bạn giở ra mà xem). Khi tính với TTGH 2 ta chỉ tính theo tải trọng này vì TTGH2 là trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng (nứt,võng...) giới hạn này nếu trong nhất thời có bị vượt quá thì cũng không gây nguy hiểm quá nhiều (kết cấu chưa bị phá huỷ nếu chưa vượt TTGH1). Vì vậy để tiết kiệm ta tính với tải trọng tiêu chuẩn.
          + Ví dụ cái dầm của bạn trong 1 trường hợp đặc biệt nào đó bị võng quá điều kiện giới hạn của TTGH 2 thì cũng không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới cả(tất nhiên là nếu chưa bị phá huỷ theo TTGH1), và theo nghiên cứu thì tình huống này không xảy ra quá lâu (cái này phải hỏi mấy ông làm tiêu chuẩn ) sau đó tải trọng trở lại bình thường thì cái dầm lại chỉ võng trong giới hạn, vậy là lại đẹp .

          -Tôi đồng ý với bác về quan điểm xác định tải trọng trong tính toán tương ứng với trạng thái giới han. Nhưng tôi thấy tải trọng sẽ bao gồm hai thành phần chính là: tĩnh tải và hoạt tải.
          -Khi tính ở TTGH1: hoạt tải được nhân hệ số vượt tải->ok, tĩnh tải cũng được nhân hệ số vượt tải->tại sao vậy? nó phụ thuộc vào tải trọng dài hạn mà (theo như bác nói thì khi ở TTGH1 tải trọng vượt trội bất thường là hoạt tải ngắn hạn-chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian đủ cho cấu kiện không bị phá hoại do dão mỏi). Vì vậy thì nên chăng chỉ nhân hệ số vượt tải với hoạt tải.
          -Nếu hiểu hệ số vượt tải của tĩnh tải là tỉ lệ tương đối chấp nhận của tĩnh tải ngắn hạn thì không biết có đúng như ý bác không?
          -Đối với cấu kiện bê tông cốt thép thì phải chú ý tới modulus của bêtong, vì nó có 2 giá trị tương ứng với việc chất tĩnh tải và hoạt tải, khi tính toán ở TTGH2

          Xin được các bác góp ý giúp, nhằm hiểu rõ tính chất của tải trọng và ý nghĩa của nó. Để khi chúng ta tính toán thiết kế đúng như ý đồ quy định của tiêu chuẩn áp dụng, và đúng với quan niệm của người thiết kế.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

            Nguyên văn bởi vis
            -Tôi đồng ý với bác về quan điểm xác định tải trọng trong tính toán tương ứng với trạng thái giới han. Nhưng tôi thấy tải trọng sẽ bao gồm hai thành phần chính là: tĩnh tải và hoạt tải.
            -Khi tính ở TTGH1: hoạt tải được nhân hệ số vượt tải->ok, tĩnh tải cũng được nhân hệ số vượt tải->tại sao vậy? nó phụ thuộc vào tải trọng dài hạn mà (theo như bác nói thì khi ở TTGH1 tải trọng vượt trội bất thường là hoạt tải ngắn hạn-chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian đủ cho cấu kiện không bị phá hoại do dão mỏi). Vì vậy thì nên chăng chỉ nhân hệ số vượt tải với hoạt tải.
            -Nếu hiểu hệ số vượt tải của tĩnh tải là tỉ lệ tương đối chấp nhận của tĩnh tải ngắn hạn thì không biết có đúng như ý bác không?
            -Đối với cấu kiện bê tông cốt thép thì phải chú ý tới modulus của bêtong, vì nó có 2 giá trị tương ứng với việc chất tĩnh tải và hoạt tải, khi tính toán ở TTGH2

            Xin được các bác góp ý giúp, nhằm hiểu rõ tính chất của tải trọng và ý nghĩa của nó. Để khi chúng ta tính toán thiết kế đúng như ý đồ quy định của tiêu chuẩn áp dụng, và đúng với quan niệm của người thiết kế.
            Theo tôi nghĩ hệ số vượt tải của tĩnh tải không có liên quan gì đến vấn đề ngắn hạn hay dài hạn, đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe từ "tĩnh tải ngắn hạn" chắc bác nhầm lẫn
            Hệ số vượt tải được đưa vào là để kể đến "...khả năng sai lệch bất lợi có thể xảy ra của tải trọng so với giá trị tiêu chuẩn..."-nguyên văn TCVN 2737-1995 điều 2.1.2 .
            Như vậy với cách hiểu của tôi
            -"Sự vượt tải" đối với tĩnh tải có thể là do vì một lý do nào đó mà khối lượng của kết cấu sẽ lớn hơn giá trị tiêu chuẩn (như ta đã biết giá trị tiêu chuẩn là giá trị lấy trung bình) ví dụ bê tông do tỉ lệ cấp phối thay đổi, cốt thép chỗ đó do chế tạo sai lệch mà có thể lớn hơn.v.v...
            - Nếu hiểu như vậy thì vấn đề thắc mắc ở đây phải là "khi tính với TTGH2 ta cũng phải nhân hệ số vượt tải vào tĩnh tải" thì mới đúng vì nó vượt trội như vậy thì sẽ vượt trội trong suốt thời gian tồn tại của kết cấu !!?. Tuy nhiên ta không làm thế khi tính vì trường hợp này có thể là vì nếu xảy ra cũng chỉ xảy ra rất ít và chỉ xảy ra cục bộ ở một số vị trí và tôi lại nói lại nếu có xảy ra cũng không làm phá hoại kết cấu.
            Đôi điều trao đổi với bác , rất mong được nhận được sự góp ý.
            Còn về vấn đề modul của bê tông tương ứng với chất tĩnh tải, hoạt tải thì tôi cũng không rõ lắm, phải xem lại sách đã, từ hồi làm đồ án bê tông 1 lâu lắm rồi tính toán có kiểm tra võng với nứt đâu .
            Last edited by VuTuan; 01-03-2007, 11:16 PM. Lý do: bổ sung thêm 1 số chỗ

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

              Đề nghị bạn Vis nói rõ hơn về modul của bêtong được không!
              Nếu có thể bạn chỉ giúp tài liệu tham khảo thì tốt quá.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

                Xin chào các bạn!
                Minh đang cần công thức quy đổi tải trọng từ mẫu hình tròn sang mẫu hình lập phương trong Etabs. Bạn nào có cho minh xin
                Thanks!
                BIEN HOC VO BIEN!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

                  Chào bạn.
                  Theo mình được biết thì tải trọng tiêu chuẩn dùng để tính trạng thái giới hạn II thì cũng có liên quan đến vấn đề dài hạn và ngắn hạn.Vì vật liệu mang tính chất đàn hồi nên khi tác dụng tải trọng vào cấu kiện thì cần phải có thời gian nếu tác dụng trong thời gian ngắn thì với tính chất đàn hồi cấu kiện sẽ trở lại trạng thái ban đầu.Vì vậy để cấu kiện bị biến dạng (không trở lại trạng thái ban đầu) cần phải có thời gian tác dụng nên khi tính toán với trạng thái giới hạn II thì tính toán với tải trọng tiêu chuẩn.
                  Last edited by caodungkt; 27-02-2008, 11:57 PM.
                  Cao Dung

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

                    Theo mình hiểu thì khi tính toán với TTGH II, ta chỉ cần sử dụng đến tải trọng tiêu chuẩn. Nguyên do là khi có sự vượt tải xảy ra, cấu kiện bị biến dạng quá mức cho phép thì tình trạng đó chỉ xảy ra tạm thời, sự vượt tải sẽ tự động biến mất. Ví dụ: khi có quá đông người trên một lan can, sự vượt tải xảy ra, sàn lan can võng nhiều, khi đó gây ra cho người đứng trên đó một cảm giác bất an toàn, tự động người ta sẽ di chuyển khỏi đó, sự vượt tải biến mất.
                    Mong bà con đóng góp ý kiến thêm.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

                      Theo mình, tải trọng tiêu chuẩn là tải trọng được xây dựng từ tập hợp thống kê và lấy giá trị trung bình; Khi tính tóan ta phải nhân thêm hệ số "biến động" so với tải trọng tiêu chuẩn (lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1) mà như ở trên có một số bác đã đề cập đến;
                      Tính toán theo TTGH1: là tính theo khả năng chịu tải của kết cấu (độ bền và độ ổn định), tức sự phá hoại của kết cấu "được xem" là xảy ra trong một khoảng thời gian "ngắn";
                      Tính toán theo TTGH2: là tính theo khả năng chịu tải của kết cấu về độ biến dạng; Hầu hết các kết cấu xâydựng đều có tính năng đàn hồi hoặc nửa đàn hồi nên độ biến dạng của kết cấu xảy ra trong khỏang thời gian "rộng" hơn; Tức là chỉ xét đến các loại tải trọng có mặt liên tục trong một khoảng thời gian "dài"; Nếu là kết cấu có tính từ biến (vd: bêtông cốt thép, nền móng,...) thì khoẳng thời gian này càng rộng hơn;
                      Đó là quan điểm, còn làm như thế nào thì theo tiêu chuẩn mà mần...!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

                        Nguyên văn bởi manh4vn
                        Xin chào các bạn!
                        Minh đang cần công thức quy đổi tải trọng từ mẫu hình tròn sang mẫu hình lập phương trong Etabs. Bạn nào có cho minh xin
                        Thanks!
                        quy đổi tải trọng là sao
                        Phải là qui đổi cường độ chịu nén (kéo) chứ.
                        Nói chính xác thì tùy theo mác bê tông mà con số qui đổi này là khác nhau. Song nói chung là xoay quanh khoảng 1.2
                        Bác xem tạm qui đổi trong Eurocode nhá. Đây là một phần LVTN của mình. ACI thì cũng gần gần tương tự thế thôi.
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

                          Vấn đề này khá rắc rối cho ai mới làm quen với Calcul du Béton aux Etats Limites (Phép tính Bê-tông Cốt thép theo trạng thái giới hạn).
                          Tôi chỉ xin bổ túc ý kiến các bạn, vì nó hơi dài.

                          Với THGH1 :
                          - Hệ số an-toàn áp dụng cho hoạt tải mà thôi.
                          - Ðối với tĩnh tải, nếu như sự thi công đúng, thì ta không cần hệ số an-toàn cho tĩnh tải, nếu không ta phải dự trù nó. Lấy thí dụ, các bạn làm metro (tức hầm chui), dự trù bên trên hầm 1m đất đắp, nhưng ở công trường, thợ dùng bulldozer nó ủi đất có thể nó tạm thời đắp 5m đất cho một chỗ, chỗ khác thì Om, điều này làm cho hầm bê-tông bị sập, và tai nạn đã xảy ra.

                          Còn với THGH2 : thì mục đích là để tính độ võng, độ biến dạng, các bạn dùng thẳng tải trọng, không gia tăng với hệ số an-toàn. Với bê-tông thì phân đông ta chỉ cần tính độ võng sau khi chịu tải trọng lâu dài, cho nên chỉ dùng tĩnh tải mà thôi. Còn dùng tải trọng tĩnh và hoạt thì chỉ dùng để tính độ võng ngắn hạn.

                          Phép tính độ võng thứ nhất dùng cho những công trình quá nhiều biến dang như cầu tiền áp (ULT), nếu một cầu dài 40m, mà mình có thể có đo võng 1/300 là tốt lắm rồi. Với mái nhà, thì thời gian tuyết phủ có thê" là lâu, cho nên tuyết là hoạt tải nhưng phải tính với độ võng dài hạn, có nhiều công trình chỉ duyệt lại với độ võng 1/200.
                          Dĩ nhiên, với những công trình này phải làm contre-flèche (độ võng ngươc lại, để bù trừ với độ võng sau khi công trình chịu tải). Hơn nữa kinh nghiệm cho thấy là thường người ta chấp nhận độ võng do hoạt tải mà thôi, còn độ võng do tĩnh tải thì được bù trừ độ võng dương khi thi công cũng như độ võng do sự căng dây cáp ULT USS.

                          Phép tính độ võng thứ hai thường dùng cho nhà cửa, thí dụ như điều kiên cho sàn trong phòng tắm (có gạch men, hay lát cẩm thạch), thì su thay đổi độ võng dưới tác dụng của hoạt tải là 1/2500. Còn điều kiện đê" cho tường gạch không nứt là 1/800.

                          Tuy nhiên, điều kiện độ võng còn do CCT hay Nhà Thiết-kế dô-thị quyết đinh.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

                            Cho em hỏi hoạt tải trên sàn nhà để xe máy lấy khoảng bao nhiêu , tcvn nói chung chung quá. Cảm ơn nhiều.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: tải trọng tiêu chuẩn và tính toán

                              Nguyên văn bởi dquan View Post
                              Cho em hỏi hoạt tải trên sàn nhà để xe máy lấy khoảng bao nhiêu , tcvn nói chung chung quá. Cảm ơn nhiều.
                              Bạn lấy đại 800 đi cho chắc ăn
                              Nhìn lên trời xanh thấy thấy nhà cao cao
                              Nhìn xuống đất thấy người đông đông

                              Ghi chú

                              Working...
                              X