QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề về mô hình kc và sự làm việc thực tế

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vấn đề về mô hình kc và sự làm việc thực tế

    Các bác cho em hỏi: Khi mô hình các cấu kiện, về mặt liên kết có thể là gối cố định hoặc khớp di động, như vậy vấn đề về cấu tạo thực tế như thế nào để kết cấu làm việc đúng như sơ đồ tính ban đầu mà mình đã chọn? Nếu k đúng em nghĩ sẽ rất nguy hiểm.
    Ví dụ khi tính toán bản cầu thang, ta xem liên kết 1 đầu là khớp cố định, 1 đầu là gối di động. Còn nếu xem 2 đầu là gối cố định cả thì kết quả nội lực trong 2 trường hợp rất khác nhau!
    Như vậy điều kiện j đề xem là gối, đk j để xem là khớp di động? Và cấu tạo thế nào để kết cấu đùng như mô hình ạ?
    Đây là kq mà em chạy giải với 2 trường hợp:
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Vấn đề về mô hình kc và sự làm việc thực tế

    -Các liên kết ngàm, khớp hay gối di động rất là lý tưởng, tùy thuộc vào vật liệu công nghệ thi công mà kết cấu có thể gần sát với mô hình tính. Đối với cấu kiện btct thì phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng cốt thép, vị trí đặt thép, tương quan độ cứng của các cấu kiện liên quan...
    -Đối với trường hợp cầu thang của bác, nếu là btct đổ toàn khối theo tôi thì nên bao biểu đồ của hai trường hợp là an toàn, nếu là lắp ghép thì có thể lấy trường hợp gối di động.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Vấn đề về mô hình kc và sự làm việc thực tế

      - Cảm ơn bác Vis! Đọc bài trả lời của bác em thấy cũng hơi thông vấn đề này rồi nhưng có một chút còn boăn khoăn.
      - Ví dụ trường hợp cầu thang ở đây là liên kết 2 đầu ngàm thỉ em thấy lại có thêm nhiều vấn đề đấy ạ, Khi đó nếu tính toán cho an toàn thì phài lấy biểu đồ bao của cả 3 trường hợp: gối- khớp dđ, gối - gối, ngàm - ngàm.
      - Như cái mô hình em giải dưới đây thì tại các lk ngàm sẽ xuất hiện môment âm, như vậy trong dầm chiếu nghỉ cũng như dầm sàn đỡ bản thang sẽ xuất hiện các momen xoắn. Như vậy phải tính toán các dầm này theo cấu kiện chịu uốn xoắn?
      Attached Files

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Vấn đề về mô hình kc và sự làm việc thực tế

        Nếu nói như bác lấy bao mô men của cả 3 trường hợp thì quá an toàn rồi còn phải bàn cãi làm gì nữa.
        Cái này nó còn phụ thuộc vào 2 đầu của bản thang đấy kê lên cái gì nữa chứ, thông thường nếu ở 2 đầu có dầm chiếu tới và dầm chiếu nghỉ thì phải là sơ đồ 2 đầu ngàm mới đúng, nếu đầu nào không có dầm bo mà kê trực tiếp lên tường thì là khớp.
        Tôi chưa gặp kết cấu lắp ghép bao giờ nên không biết người ta có lấy gối di động để tính không, với các công trình đổ toàn khối thì tôi chưa thấy ai dùng gối di động để tính cả, chỉ có khớp hoặc ngàm thôi
        Tất nhiên ở đây cũng chỉ là mô hình hoá cho nó gần với sự làm việc thực nhất:
        -Nếu có dầm bo thì người ta quan niệm bản được ngàm vào dầm (dầm ngăn cản chuyển vị xoay) còn để đạt đến ngàm tuyệt đối thì thực tế không ai làm vì rất tốn kém vật liệu.
        -Nếu bản kê trực tiếp lên tường thì người ta coi là tường không ngăn cản chuyển vị xoay vì vậy là liên kết khớp nhưng thực tế thì cái tường 220 nặng trịch vẫn ngăn cản chuyển vị xoay đấy chứ, còn nếu bác nào cho phép nó chuyển vị trượt ra ngoài nữa (gối di động)thì em cũng bó tay rồi.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Vấn đề về mô hình kc và sự làm việc thực tế

          À quên, còn trường hợp nữa , nếu thang nằm trong lõi, mà bản thang liên kết vào vách thì lại quá là ngàm rồi còn gì, không cần phải bàn cãi nữa

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Vấn đề về mô hình kc và sự làm việc thực tế

            Lại quên nữa còn vấn đề mô men xoắn, thôi tranh thủ câu mấy bài vậy sửa làm gì cho mất công, bác mod thông cảm nhé .
            Thường thì cái này người ta không kể đến, nó cũng giống như các dầm sàn khác , thế bác nghĩ các dầm mà mô men ở 2 ô sàn 2 bên cái dầm đấy khác nhau thì có bị xoắn không, xoắn ác ý chứ lại, chưa kể đến dầm biên thì lại càng xoắn. Đây cũng là vấn đề tôi băn khoăn từ lâu, nhưng thấy người ta làm thực có ai tính xoắn đâu.
            Theo tôi nghĩ cái này bỏ qua là vì mô men xoắn không đáng kể với cốt thép cấu tạo đặt trong dầm cũng đủ chịu rồi (bác nào rỗi rãi thử kiểm tra lại xem có đáng kể hay không, em thì lười lắm , hồi trước học chương cấu kiện chịu xoắn thầy bảo cái này không thi, đọc sách cho biết thôi )
            Thứ 2 còn có trọng lượng của kết cấu bên trên dầm nén xuống (tấm tường) nên có thể hạn chế sự xoắn này. Tôi nghĩ chính vì lý do này mà ở chỗ nối giữa đáy dầm biên của mái và tường của các tầng trên cùng thường bị nứt (cái này hình như gọi là nứt cổ trần thì phải) vì không có tường ở trên ép xuống làm dầm biên bị xoắn.
            Last edited by VuTuan; 03-03-2007, 03:10 AM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Vấn đề về mô hình kc và sự làm việc thực tế

              Bác Vutuan ơi! Em đồng ý với bác về vấn đề xoắn, có lẽ giá trị nhỏ nên bỏ wa. Nhưng về vấn đề liên kết em vẫn cón boăn khoăn lắm.
              Em thấy các tài liệu đều đa số sử dụng sơ đồ tính là 1 đầu gối cố định, 1 đầu khớp di động à. Hơn nữa nếu sử dụn sơ đồ tính là 2 đầu ngàm thì mômen giữa nhịp sẽ nhỏ hơn trong 2 trường hợp kia, như vậy cũng nguy hiểm bác à.
              Trình độ còn hạn chế mong các bác chỉ bảo thêm . Em cảm ơn trước

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Vấn đề về mô hình kc và sự làm việc thực tế

                [QUOTE=tuonghai]Bác Vutuan ơi! Em đồng ý với bác về vấn đề xoắn, có lẽ giá trị nhỏ nên bỏ wa. Nhưng về vấn đề liên kết em vẫn cón boăn khoăn lắm.
                Em thấy các tài liệu đều đa số sử dụng sơ đồ tính là 1 đầu gối cố định, 1 đầu khớp di động à. Hơn nữa nếu sử dụn sơ đồ tính là 2 đầu ngàm thì mômen giữa nhịp sẽ nhỏ hơn trong 2 trường hợp kia, như vậy cũng nguy hiểm bác à.
                Trình độ còn hạn chế mong các bác chỉ bảo thêm . Em cảm ơn trước [/QUOTE

                Thực sự tôi chưa gặp tài liệu nào tính 1 đầu khớp cố định 1 đầu khớp di động cả. Tuy nhiên như tôi đã nói, việc mô hình hoá mục đích cuối cùng vẫn là làm cho sơ đồ tính gần giống nhất với sự làm việc của kết cấu. Bác cứ thử suy nghĩ nếu cho phép nó là cái khớp di động nghĩa là đầu bản đó có thể chuyển vị ra phía ngoài thì kết cấu sẽ như thế nào.
                Còn nói về an toàn thì nếu bác lấy theo sơ đồ 1 đầu khớp , một đầu gối di động như vậy sẽ không có mô men âm ở 2 đầu, như vậy còn nguy hiểm hơn. Về nguyên tắc mô men ở trong dầm cũng giống như hầu hết các vấn đề trong tự nhiên tuân theo tính bảo toàn. Nếu ở chỗ này tăng lên thì chỗ kia sẽ bé đi, sự phân phối của mômen trong dầm thế nào là phụ thuộc vào việc bác cấu tạo cái dầm, mà cụ thể là liên kết ở 2 đầu . Rõ ràng với nguyên tắc như vậy thì việc lựa chọn thế nào cho mô men âm ở gối và mô men dương ở giữa dầm gần bằng nhau về giá trị tuyệt đối là hợp lý nhất, vì vậy theo tôi sơ đồ 2 đầu ngàm là hợp lý hơn và người ta sẽ tìm cách cấu tạo cho dầm làm việc gần giống với sơ đồ như vậy.
                Còn nếu làm theo cách lấy bao mômen, có nghĩa là lấy mô men dương của trường hợp 2 đầu khớp và mô men âm của 2 đầu ngàm thì quá lãng phí và thực tế kết cấu không bao giờ làm việc như vậy (lúc thì là khớp lúc thì là ngàm).
                Và còn điều này nữa với bản thang dạng này, chỉ kê lên 2 đầu với nhịp khá lớn, thì mô men ở giữa bản là rất lớn. Trên thực tế nếu có thể người ta thường làm cốn thang để đưa bản về bản kê 4 cạnh tính toán như với bản sàn còn sơ đồ của bác là sơ đồ tính của cốn thang
                Last edited by VuTuan; 05-03-2007, 01:20 AM.

                Ghi chú

                Working...
                X