QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán tải trọng neo tàu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán tải trọng neo tàu

    Tôi thấy hầu hết các hồ sơ thiết kế công trình của các công ty tư vấn khi tính phân phối tải trọng neo tàu cho các bích neo đều không áp dụng theo 22TCN 222-95. Mỗi công ty có một cách tính riêng, thường cho giá trị lớn hơn trong tiêu chuẩn, cho nên khi đi thẩm tra thẩm định rất phiền phức, mặc dù đã tính đúng theo tiêu chuẩn.
    Tại sao chúng ta không thống nhất một cách tính cho hợp lý. Rất mong các bạn cùng cho ý kiến.

  • #2
    Ðề: Tính toán tải trọng neo tàu

    Chào bạn!, Chúc bạn 1 ngày vui vẻ!
    Tôi cũng vừa tính toán 1 công trình liên quan đến neo, (trụ neo). Nhận thấy rằng, thắc mắc của bạn không phải là không có cơ sở.
    Trong tiêu chuẩn ngành 222 - 95, tính tải trọng neo bằng cách phân phối tải trọng ngang tàu về neo thông qua dây neo. Và bỏ qua các tải trọng theo phương dọc tàu.
    Điều này chấp nhận được với các công trình bến lớn, tàu lớn (>1000DWT). khi đó tải trọng theo phương ngang tàu >> theo phương dọc tàu.
    Đa số các bến chúng ta đang làm đều nhỏ, tàu nhỏ, vì vậy kích thước tương đối của chiều ngang và chiều dọc không chênh đáng kể. Do đó việc bỏ qua tải trọng môi trường lên tàu theo phương dọc là không chính xác.
    Ví dụ điển hình là tính tàu sông. Dòng chảy theo phương dọc tàu là rất đáng kể. Nếu không kể đến trong tính toán thì không đúng thực tế làm việc của kết cấu nếu không nói là sai nhầm.
    Điều bạn mong mỏi là thống nhất cách tính toán tải trọng neo tàu cũng là điều tôi rất bức xúc.
    Nên chăng, bộ GTVT và các bộ có liên quan xem xét ra tiêu chuẩn thay thế!??? hoặc phụ lục tính toán cụ thể!???
    kiếp nghèo

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính toán tải trọng neo tàu

      Trong tiêu chuẩn vẫn có tính toán theo phương dọc tàu đấy chứ!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính toán tải trọng neo tàu

        Theo mình thấy, Lực neo tàu S trong thiết kế được phân tích thành đấy chứ: 1 thành phần (TP) theo phương dọc bến, 1 TP vuông góc với mặt bến, 1 TP theo phương thẳng đứng lên trên đấy chứ. Không bỏ qua TP nào cả. Theo mình họ chọn giá trị lớn hơn là để an toàn thôi, bởi vì nhiều khi bến cảng thiết kế cho tàu 5.000DWT nhưng tàu lớn hơn vẫn ra vào bình thường, miễn là luồng của nó đáp ứng được!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính toán tải trọng neo tàu

          Nguyên văn bởi Pdtuanctt View Post
          Theo mình thấy, Lực neo tàu S trong thiết kế được phân tích thành đấy chứ: 1 thành phần (TP) theo phương dọc bến, 1 TP vuông góc với mặt bến, 1 TP theo phương thẳng đứng lên trên đấy chứ. Không bỏ qua TP nào cả. Theo mình họ chọn giá trị lớn hơn là để an toàn thôi, bởi vì nhiều khi bến cảng thiết kế cho tàu 5.000DWT nhưng tàu lớn hơn vẫn ra vào bình thường, miễn là luồng của nó đáp ứng được!
          Mình rất hoan nghêng các ý kiến của các bạn . Sau khi thực hiện các đồ án và qua thực tế kiểm chứng mình nhận thấy những ý kiến của các bạn quá hay . Nhưng trong thực tế theo mình chỉ cần kiểm chứng thì khi thiết kế và tính toán những tổ hợp tải trọng đã được tính toán đầy đủ . Chúc năm mới
          Thân

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính toán tải trọng neo tàu

            Cái vấn đề này trong lúc làm đồ án mình cũng nhận ra, nhưng tiêu chuẩn viết thế nào thì cứ thế mà dã thôi, làm khác mà có vấn đề thì mình chịu ah. Còn làm đúng theo tiêu chuẩn rùi mà có vần đề thì mình vẫn gối cao đầu ngủ ngon thôi.
            Nhưng theo mình thấy ở các cơ quan thiết kế thì những vẫn đề ko rõ ràng trong tiêu chuẩn VN, thì lúc này sẽ chuyển sang xài tiêu chuẩn nước ngoài.

            Ghi chú

            Working...
            X