QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Độ mảnh của cọc đóng, ép

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Độ mảnh của cọc đóng, ép

    Bài của ZACKYLEE và thanhsonxd được "di dời" từ mục "Giới thiệu sách mới" về đây (các chú thảo luận cần xem Mình đang ở đâu nhé)

    chào các bác!
    Có bác nào biết có tiêu chuẩn nào của Việt Nam nói về chiều dài giới hạn của cọc phụ thuộc vào những yếu tố nào không? Mình có đọc TCVN 205 nhưng không thấy đề cập vấn đề này. Mình đang gặp vấn đề là có một công trình thiết kế cọc ép 350x350 mà phải ép đến 55m mới đạt được lực ép thiết kế. Theo mình nghĩ thì cọc như thế thì rất mảnh nhưng mình chưa tìm ra tài tiệu để chứng minh điều đó.
    Các bác giúp mình với.
    (ZACKYLEE)

    Chào các pác!
    Hiện nay tại TP HCM một số công trình khoảng 10 tầng móng thiết kế là cọc ép. Tuy nhiên địa chất ở TP HCM một số quận không thể ép cọc (cọc ép tối đa là 10m). Như vậy thì móng cọc ép là không khả thi?!?
    Từ đó có một số đơn vị thiết kế xử lý bằng cách khoan dẫn và giữ thành bằng bentonite. từ đó dẫn đến chi phí phần móng tăng lên khoảng 50% so với thiết kế ban đầu. Dĩ nhiên chi phí này là chủ đầu tư phải chịu. như thế thì có lãng phí hay không?
    Theo các bác thiết kế nhiều năm thì xử lý cọc ép như thế có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không? Sức chịu tải của cọc trong trường hợp này như thế nào? Vì theo thực tế tôi đã trải qua ở cùng 1 công trường xử lý như thế thì khi thử tĩnh có cọc đạt tải thiết kế nhưng có cọc không đat. theo cách xử lý này thì chất lượng các cọc khó có thể đồng đều vì trong quá trình thi công có nhiều tình huống xảy ra bên dưới mà chúng ta không thể biết được (ví dụ khi khoan xong tiến hành ép, trong quá trình ép bị sập thành hố nên không ép được đến độ sâu TK,...).
    Nhưng điều đáng nói là xu hướng này ngày càng nhiều, ngày càng có nhiều công trình TK như thế. Phần khoan dẫn là phần phát sinh vì ban đầu TK chưa lường hết.
    Đây là một thực tế mà bản thân tôi thấy được, ý kiến của các bác thế nào xin cho biết.
    (thanhsonxd)
    Last edited by ketcaucdc; 26-11-2004, 01:24 PM.
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

  • #2
    To ZACKYLEE:
    Đúng là trong TCXD 205 không có nói về độ mảnh của cọc, b=vấn đè này chỉ được nêu trong TCXD về TK, TC cọc tiết diện nhỏ (nên <100).
    năm 2001-2002, tôi đã thiết kế cọc ép 35x35 cho Sân vận động Thiên trường (Nam Định), sâu đến 60 m (hơn của chú 5 m). Sân đã sử dụng mấy năm nay ngon lành .
    (Anh có bài viết về sân VĐ Thiên Trường, chú xem thêm nhé: http://www.ketcau.com/showthread.php?t=112
    TS. Trịnh Việt Cường, Trưởng phòng ĐKT, Viện KHCNXD trước đây cũng đã thiết kế cho 1 công trình ở Hải Phòng cọc 15x15, sâu hơn 30 m. Khủng khiếp phải không .
    ........
    Mời các bác khác tiếp tục .
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Việc tính toán SCT của cọc theo VL có tính đến uốn dọc là một bài toán rất phức tạp và tính toán rất khó chính xác nếu kể đến sự làm việc tương tác với cọc và đất xung quanh. Mọi người thử tham khảo công thức tính SCT theo VL của Nhật Bản xem sao:
      P = (1-0.01*μ)*(Fb*Rb/4 + Fa*Ra/1.5)
      μ = L/D - 60.
      Rb là mác BT
      NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

      Ghi chú


      • #4
        Phải có mặt cắt địa chất cụ thể thì mới có thể so sánh vì như TDC thì độ mảnh còn phụ thuộc độ cứng của các gối đàn hồi trên thân cọc.
        undefined
        Minh

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Độ mảnh của cọc đóng, ép

          Chao bac thanhsonxd !
          Theo em bac muon biet khi su dung coc ep co kha thi, dam bao ky thuat ko,... thi bac phai co dieu kien dia chat ( khoan sau bao nhieu vao cat, chieu dai tinh toan cua cua coc ep )

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Độ mảnh của cọc đóng, ép

            Chào các pác!
            Hiện nay tại TP HCM một số công trình khoảng 10 tầng móng thiết kế là cọc ép. Tuy nhiên địa chất ở TP HCM một số quận không thể ép cọc (cọc ép tối đa là 10m). Như vậy thì móng cọc ép là không khả thi?!?
            Từ đó có một số đơn vị thiết kế xử lý bằng cách khoan dẫn và giữ thành bằng bentonite. từ đó dẫn đến chi phí phần móng tăng lên khoảng 50% so với thiết kế ban đầu. Dĩ nhiên chi phí này là chủ đầu tư phải chịu. như thế thì có lãng phí hay không?
            Theo các bác thiết kế nhiều năm thì xử lý cọc ép như thế có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không? Sức chịu tải của cọc trong trường hợp này như thế nào? Vì theo thực tế tôi đã trải qua ở cùng 1 công trường xử lý như thế thì khi thử tĩnh có cọc đạt tải thiết kế nhưng có cọc không đat. theo cách xử lý này thì chất lượng các cọc khó có thể đồng đều vì trong quá trình thi công có nhiều tình huống xảy ra bên dưới mà chúng ta không thể biết được (ví dụ khi khoan xong tiến hành ép, trong quá trình ép bị sập thành hố nên không ép được đến độ sâu TK,...).
            Nhưng điều đáng nói là xu hướng này ngày càng nhiều, ngày càng có nhiều công trình TK như thế. Phần khoan dẫn là phần phát sinh vì ban đầu TK chưa lường hết.
            Đây là một thực tế mà bản thân tôi thấy được, ý kiến của các bác thế nào xin cho biết.
            (thanhsonxd)
            Nguyên văn bởi stb
            Chao bac thanhsonxd !
            Theo em bac muon biet khi su dung coc ep co kha thi, dam bao ky thuat ko,... thi bac phai co dieu kien dia chat ( khoan sau bao nhieu vao cat, chieu dai tinh toan cua cua coc ep )

            Ghi chú


            • #7
              Độ mảnh của cọc đóng, ép

              Các bác cho em hỏi là số mối trong cọc ép tối đa được bao nhiêu mối nối là hợp lý?
              [COLOR=RoyalBlue]

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Độ mảnh của cọc đóng, ép

                Chào các bác!
                Độ mãnh của cọc=Chiều dài tính toán của cọc trong đất/ bề rộng cọc. Ltt của cọc trong đất, được tính từ đáy đài cọc đến điểm ngàm của cọc trong đất. Vấn đề là xác định vị trí của điểm ngàm này, điểm ngàm này phụ thuộc độ cứng của cọc, cường độ của đất và tải trọng tác dụng. Nên theo mình độ mãnh của cọc là một hàm phụ thuộc vào ba thông số trên vì ứng với một loại cọc và một loại đất, khí giá trị lực tác dụng thay đổi thì Ltt của cọc trong đất cũng thay đổi. Nên những giá trị độ mãnh qui định chỉ ứng với một trường hợp nào đó trong ba thông số trên.
                Rất mong các bạn góp ý kiến.
                Xin cám ơn. Chúc các bác cùng gia đình một mùa xuân thật nhiều hạnh phúc.

                Ghi chú

                Working...
                X