QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

    Trong các kiểu thí nghiệm xác định cường độ BT thì có thí nghiệm bật nảy. Ko biết cách này sai số như thế nào, và phạm vi cho phép dùng kết quả thí nghiệm vào hồ sơ thế nào? Ko biết có anh chị nào trong này biết ko?
    Theo tôi thì kết quả thí nghiệm này rất hạn chế. Đối với bê tông tường thì tạm ổn. Đối với BT mặt đường thì thường bên thi công cho làm lớp mặt nhiều cát một chút để dễ thi công và thấy thẩm mỹ hơn (ko nổi đá lên), nhưng nếu vậy thì lại rất dễ cho kết quả thiếu mác BT khi TN bằng phương pháp súng bật nảy. Hiện nay mình gặp 1 công trình cần yêu cầu thí nghiệm lại. Phương án TN súng bật nảy là khả thi nhất để kiểm tra lại, và kết quả cho ra Mác BT quá thấp (164 so với 200 yêu cầu).
    Ko biết có anh chị nào hiểu rõ vấn đề này ko cho ý kiến để mọi người cùng tham khảo

  • #2
    Ðề: TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

    Cám ơn các sư huynh đã nhiệt tình chỉ dẫn, đặc biệt là sư huynh huycdc . Có lẽ zụ này nên cho họ thí nghiệm lại bằng phương pháp khoan lấy mẫu để lấy kết quả kiểm tra cuối cùng. Thật sự phương pháp khoan lấy mẫu đệ cũng chưa thấy họ tiến hành lần nào nên lần này nhân tiện xem luôn cho biết .
    Mấy thằng cha thi công công trình này đệ ghét lắm, mấy ông dân ở địa phương cũng ghét lắm, vì mấy lão thi công này thấy đệ mới giám sát cái này là cái đầu tiên nên ăn hiếp khiếp, thi công bê bối, lên quan hệ với sếp trên để yêu cầu thí nghiệm lại theo ý mấy lão thi công. Đợt này đệ định nghỉ việc ở đó luôn nên kết quả thí nghiệm lần này thiếu thì cho mấy lão đem đống bêtông đó về nhà tự nghiệm thu với nhau luôn keke

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

      Đúng rùi khoan lấy mẫu là chác ăn nhất
      Tham khảo nhé
      Độ chính xác :
      + Súng bật nẩy : +/- 25%
      + Siêu âm : +/- 20%
      + Kết hợp súng và siêu âm : 10%
      + Khoan lấy mẫu : +/- 12/SQRT(n), n là số mẫu khoan
      TAT CA HOAC KHONG GI CA

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

        Hì hì, lần trước ngại khoan lấy mẫu thí nghiệm tốn công thôi, chứ tiền thí nghiệm do thi công trả sợ gì ko bắt nó xài cách đó. Giờ nó yêu cầu làm lại thì cho làm thôi, nhưng kết quả lần này quyết định số phận nó luôn. Còn lúc khoan với thí nghiệm phải có mặt chứ, có cả giám sát nhân dân nữa. Đưa nó lên trụ điện cho nó biết mùi thì tốn chút công cũng ko sao
        Suýt nữa quên. Cám ơn mấy sư huynh sư tỷ góp ý

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

          Để xác đinh cường độ bê tông bằng súng bật nẩy, bạn chú ý một số đặc điểm sau:
          1- Là phương pháp gián tiếp xác định cường độ bê tông dựa trên độ cứng bề măt. Coi cấu kiện bê tông là có độ cứng là tương đối giống nhau, thì từ độ cứng bề mặt suy ra độ cứng của cả cấu kiên.
          - Vì thế không áp dụng trong các trường hợp như anh Huy CDC đã trích dẫn tiêu chuẩn ở trên.
          - Trị số bật nẩy sẽ bị phụ thuộc một số yếu tố sau: ẩm, rỗ bề mặt, bắn vào cốt liệu đá hay gần cốt liệu đá,.. tóm lại là các yếu tố làm cho độ cứng bề mặt cấu kiện khác nhiều so với độ cứng ở bên trong.
          - Để làm giảm sai số do các ảnh hưởng trên, bạn nên mài phẳng các vùng bê tông thí nghiêm (do vùng ngoài cấu kiện bê tông thường có thể yếu hơn với vùng bên trong, như xốp, rỗ,..). Bắn với số lượng đủ tin cậy, loại bỏ các giá trị lớn hoặc nhỏ hơn giá trị trung bình +/-5.

          2- Từ giá trị bật nẩy trung bình( độ cứng bề mặt ) để tính giá trị cường độ bê tông, mỗi công trình cần dựng đường chuẩn N-R riêng. Nguyên lý là bạn bắn mẫu hoặc cấu kiện TN, lấy độ cứng bề mặt, và nén mẫu tương ứng. Phương pháp, số lượng mẫu, phạm vi đường chuẩn thi bạn tìm hiểu ở tiêu chuẩn nhé. Nếu làm đúng thì theo tôi, phương pháp này cũng có độ tin cậy tương đối.
          Trong trường hợp không có điều kiện làm đường chuẩn thì có thể sử dụng đường chuẩn của công trình tương tự ( tương tự về cốt liệu, phương pháp thi công, phạm vi mác). Cái này thì trên công trường dễ làm sai, vì có thể chưa rõ phương pháp, áp dụng các đường chuẩn lung tung, không có tính tương tự, mỗi đường chuẩn cho một mác bê tông.

          3- Khoan lấy mẫu thì là cho kết quả nén mẫu trực tiếp, nhưng nó có nhược điểm là: khoan khó ( vd như khoan dầm, cột, trong có rất nhiều thép), giá thành đắt. Ví thế số lượng kiểm tra sẽ không được nhiều, và không phải vùng nào cũng thí nghiệm được. Vùng khoan được không đại diện cho toàn bộ bê tông công trình. Từ đó cũng dẫn đến có trường hợp sẽ có sai số cao.
          Trong khi đó các phương pháp thí nghiệm gián tiếp thì có sai số, nhưng có ưu điểm là: pp thí nghiệm dễ, giá thành rẻ hơn nên có thể kiểm tra nhiều vùng, số lượng nhiều, mang tính đại diện cho toàn công trình hơn.
          Vì thế tuỳ theo đặc điểm công trình, mà bạn có thể chọn lựa pp thí nghiệm kiểm tra cho phù hơp.
          Theo tôi với công trình của bạn là đường bê tông, có pp đổ bê tông liên tục, chất lượng không thay đổi nhiều, thì bạn có thể lựa chọn pp khoan lấy mẫu. Nếu bạn không tin pp thi công bt cho chất lượng đồng đều, thì bạn có thể chọn pp TN gián tiếp như súng bật nẩy, hoặc kết hợp cả 2 pp, với giá thành rẻ hơn, bạn có thể TN nhiều vùng, mang tính đại diện hơn. (Nếu dùng pp bật nẩy, mà bạn sợ lớp mặt nhiều cát, thì bạn mài qua lớp BT bề mặt).

          Vì không có nhiều thời gian, nên tôi nói hơi chung chung như vây. Sẵn sàng trao đổi cùng các bạn.
          Last edited by Quang_vinapaco; 03-04-2007, 03:44 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

            - Súng bật nẩy thì khi bắn các bạn nên chọn 1 "điểm tựa" cho tốt để viên bi có thể dội lại chính xác và kết quả còn phụ thuộc vào bề dày tấm bê tông đó. Các bạn tưởng tượng nếu mang miếng bê tông đó lên 1 cái phao (bên dưới là nước) nhẹ thì khi bắn đố mà chính xác mác được. Nói điều đó để nói lên "điểm tựa" mà các bạn cần thực hiện bắn để có thể tương đối chính xác kết quả.
            - Mình thì chưa bao giờ xem kết quả bắn bằng súng là kết quả cuối cùng. Tụi thi công có kinh nghiệm nó cãi hay lắm bạn ơi. (nào là dung sai cho phép lớn, bắn có đúng cách hay ko, ấn tay mạnh hay yếu, điểm bắn là thế nào, bề mặt điểm bắn có nhẵn hay ko,... đủ thứ bạn ạ). Nói chung cẩn thận ngôn từ khi nói chuyện, coi chừng bị sập bẩy tụi nó thì tụi nó mét lên CDT là bạn làm khó nó đó.
            - Nếu khi bắn nhiều lần bạn thấy kết quả có thể tin tưởng được thì yêu cầu khoan cục BT đó ra rồi mang đi thí nghiệm. Nhớ có mặt ở tất cả các khâu nhé. Hơi cực đó nhưng sẽ an tâm.
            Last edited by civilbd; 24-04-2007, 06:33 PM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

              Hiện tại tôi đã dùng súng bật nảy nhưng kết quả đối chiếu với mãu thử trong phòng sai số trên 25% , và kết quả này chỉ để tham khảo thôi. Muốn chính xác phải khoan lấy mẫu đối với nhà cửa. còn đường bê tông tôi thương dùng pp cắt bê tông làm mẫu 15x15 hoặc 10x10 để ép kiểm tra. Dùng súng bật nẩy tùy từng cấp phối bê tông cho một đường chuẩn khác nhau do vậy nếu không có mâuc khoan hoặc mẫu lưu bê của mẻ trộn đó thì không dùng được kể cảo kết hợp với siêu âm vì sai số quá cao.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

                To Nguyen Tien Huu:
                - Tôi nghĩ bạn nên nói rõ phương pháp để so sánh kết quả dùng súng bật nẩy với mẫu thử để có kết quả sai số khoảng 25%. Chắc là bạn lấy kq bắn súng, áp dụng đường chuẩn để suy ra cường độ bê tông, rồi so với kq cường độ nén mẫu thử. Nếu thế thì vấn đề để ảnh hưởng lớn nhất đến sai số là đường chuẩn áp dụng có phù hợp không.
                - Về pp dùng súng bật nẩy, và siêu âm, bạn nói là nếu ko co mẫu lưu hoặc mẫu khoan thì ko dùng được do sai số cao. Theo tôi không chính xác. Tiêu chuẩn có cho phép áp dụng đường chuẩn tương tự mà. Đường chuẩn áp dụng cho pp dùng súng bật nẩy và siêu âm bt bị ảnh hưởng chính bởi cốt liệu của loại bt, mác bt, pp thi công loại bt đó. Vì thế nếu không có mẫu lưu hay mẫu khoan, thì có thể lựa chọn dg chuẩn tương tự. trương hợp này gặp nhiều, vì để xd 1 đường chuẩn phải có 1 lượng mẫu khá lớn. Nếu chỉ có số lượng mẫu ít, thì đó chỉ để tham khảo thêm thôi. Vì thế để dùng pp này, ta nên chọn phòng thí nghiệm lớn, có nhiều kinh nghiệm, để có thể lựa chọn đường chuẩn phù hơp.
                Một cách sử dụng 2 pp này là có thể dùng pp này để so sánh độ cứng chỉ số bật nẩy ( với pp súng) và vận tốc SA (độ đặc chắc, với pp siêu âm) giữa các vùng bê tông trong 1 công trình. Ví dụ nếu ở vùng này vận tốc siêu âm bt thấp hơn nhiều so với các cấu kiện tương tự trong công trình, thi chất lượng cấu kiện đó có thể có vấn đề, cần kết hợp với pp khác ( như khoan lấy mẫu) để kiểm tra chất lương.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: TN bật nảy - có cho dùng để xác định Mác BT?

                  Xin các Bạn đừng bận tâm nhiều về phương pháp nạy
                  - tcxd vn 239:2006 thì phải khoan đối chứng lấy mẫu để xây dựng đường chuẩn tra kết quả của búa thử bê tông. Nếu như công trình không có mẫu lưu.
                  - Kết quả độ chính xác phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của chuyên gia và độ chính xác của thiết bi. Nếu dùng búa thì nên mua luôn đe chuẩn để luôn luôn có sự kiểm soát bụa Theo tiêu chuẩn thì búa phải kiển tra hiệu chuẩn khi sử dụng đến 1000 lần bắn. (Mà bắn 1000 lần thì chỉ dùng kiểm tra 1-3 công trình là phải.... rồi)
                  - Kinh nghiệm thì kết quả phụ thuộc vào n nguyên nhận. Muốn tìm hiểu thêm đề nghị tham gia lớp đào tạo Không phá huỷ!
                  - Kết quả là xác định chỉ là... tham khảo!

                  Ghi chú

                  Working...
                  X