QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những tính cách cản trở KSXD trẻ người Việt là gì?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những tính cách cản trở KSXD trẻ người Việt là gì?

    Còn đây là "Những tính cách cản trở người Việt trẻ" nói chung:

    Người Việt còn nhiều tính xấu... Ai cũng nói rồi. Nhưng tính cách của con người là chuyện chẳng dễ gì thay đổi, nhất là khi người ta đã lớn. Những tính cách ấy, nhiều người cho là xấu, nhưng rồi họ lại chặc lưỡi bỏ qua: Mọi người cũng vậy thôi! Và thế nên, cái chặc lưỡi ấy cũng là một cản trở của người Việt trẻ trên đường hội nhập với thế giới.


    "Cái gương nó bảo tớ đẹp thì chắc chắn là tớ đẹp thôi...!"

    1. "Giờ cao su": Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Nhiều sinh viên đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn với bạn bè bản xứ, nhưng lâu dần họ cũng khắc phục được.

    Tuy nhiên, đến khi về nước họ lại tiếp tục "giờ cao su" và bào chữa cho mình với quan niệm: Nhập gia tuỳ tục!

    2. Thiếu tự tin và óc phê phán: Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều sinh viên năm thứ ba, thứ tư đại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết "chép chính tả".

    Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán (critical thinking) của thanh niên.

    3. Bệnh hình thức: Có bạn trong cơ quan hay công ty mình làm việc đang chẳng đâu vào đâu thì lại đi học master. Có bạn tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được việc làm cũng đi học master. Tư duy nặng về "điểm chác", bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng.

    Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change (học tập là để thay đổi). Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả. Điều duy nhất khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân.

    4. Không tiết kiệm: hay tâm lí thích tiêu xài phung phí. Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà..."xịn" hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được.

    5. Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể: Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.

    6. Thể lực kém: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động... Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ.

    7. Thiếu thực tế: Ông Kim Woo Choong - Chủ tịch Công ty Deawoo viết: "Tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ... lịch sử thuộc về những người biết ước mơ". Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viển vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc.

    8. Tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm (team work) còn hạn chế. Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được.

    9. Tác phong công nghiệp: Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước.

    Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: "Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền."

    Nhân Hưng
    Báo HHT
    http://web.tintucvietnam.com/Nhip-So.../11/39807.ttvn
    E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

  • #2
    hehe, Em đọc cái này cách đây mấy tháng rồi, thấy cũng đúng lắm đó.

    Ghi chú


    • #3
      Em thấy đúng là vậy nhưng thật sự em thấy không phải nói oan chứ lỗi sâu xa chính do nền giáo dục của chúng ta đã bóp chết khả năng sáng tạo , làm việc nhóm... Chứ theo em tụi nước ngoài nó đã được làm quen với những kĩ năng đó rất lâu rồi , còn chúng ta đôii khi học gần hay xong mới phát hiện điều đó , mà để làm được đâu phải một sớm một chiều như khả năng làm việc nhóm chẳng hạn em thử mà thấy thất bại miết ah.Từ nhỏ chúng ta đã không được dạy về chia sẽ thông tin nên chắc chắn khá vất vả trong làm việc nhóm. Bởi vậy không phải ngẩu nhiên chúng ta phải có cuộc CM trong giáo dục đâu. Đó là sai lầm mang tính hệ thống.
      [COLOR=RoyalBlue]

      Ghi chú


      • #4
        Trong bai anh post le có dúng và cũng có sai day
        1. Khong chi người trẻ tuổi mới có giờ cao su (ma các bác lớn tuổi truyền lại cho)
        2. Có học hỏi và đưa ra chính kiến nhưng không ai cần biết'' đôi khi vì chính kiến là lãnh đủ''
        (các em,các cháu) còn ít kinh nghiệm lắm. Nhưng kinh nghiệm là của các chú tích góp bao nhiêu năm không thể nói được, tự cố mà học (đến mùa quýt rụng mới giỏi được) con khi chết kinh nghiệm có mang theo được đâu.

        Ghi chú


        • #5
          Bàn luận

          Thưa các bác,

          Tôi có đọc bài trên, tôi thấy có nhiều cai đúng nhưng cũng cần bổ xung:
          Nói chung người Việt ta rất thông minh, chăm chỉ cần cù nhưng một số điểm cũng cần phê phán là:
          1. Tính kỷ luật: nhìn chung tính kỷ luật của dân ta rất kém
          2. Hay cãi hoặc thêm bớt (nói chung sáng tạo không phải lối) với anh giỏi hoặc xu nịnh
          3. Làm việc theo kiểu đầu voi đuôi chuột.

          Tôi có mấy anh bạn làm liên doanh mấy năm sau khi ra trường. Nói chung các bạn đó thông minh, học giỏi, tiếng Anh tốt nhưng vẫn mắc cái bệnh trên, ngoài những tính cách chung mà các bác đã nêu. Thế nhưng hội Tây hoặc Nhật nó vẫn thích Philippines hơn, vì ngoài tiếng Anh tốt họ được cái bảo sao làm vậy, không cải tiến cải lùi hoặc sáng tạo gì.

          Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập, cái khó của chúng ta là không hiểu thông lệ quốc tế. Làm cái đơn thế nào, hợp đồng ra sao, thế nào là quản lý dự án, các giai đoạn thiết kế, mẫu bê tông, tổ hợp tải trọng v.v... nói chung của ta nhiều khái niệm còn phải bàn cãi chán và không theo chuẩn quốc tế, vì cái tính cũng chẳng muốn theo ai. Tôi nghĩ đấy mói là rào cản chính.

          Xin chào,
          dbtuan@yahoo.com

          Ghi chú


          • #6
            Em cũng xin tham gia tí.Các bác có ai nghĩ rằng cũng một phần ta còn các tính trên vì thời gian phát triển của ta còn ít không.nói gì thì VN cũng vừa trải qua War.thực sự mới yên ổn được> 25 năm.trong khỏang thời gian này ta còn đang phải đền đáp công ơn của các lão thành cách mạng.Em thấy cũng còn khá nhiều người đang ngồi cao đấy.Không chỉ trong các công ty mà trong các giảng đường cũng nhiều.Dù gì nước ngoài cũng có thời gian phát triển khá lâu, chắc họ cũng phải hơn mình chứ.
            Việt Nam có lẽ chỉ là chú bé lên 3 so với các bô lão nước ngoài, em nghĩ thế có sai không nhỉ?

            Ghi chú


            • #7
              Nguyên văn bởi Đỗ Bảo Tuân
              Thưa các bác,

              Thế nhưng hội Tây hoặc Nhật nó vẫn thích Philippines hơn, vì ngoài tiếng Anh tốt họ được cái bảo sao làm vậy, không cải tiến cải lùi hoặc sáng tạo gì.

              Mỗi dân tộc có một tính cách riêng. Người Phillippines đi khắp thế giới làm các nghề về phục vụ như nội trợ tại gia, y tá.... Liệu họ có phải là tấm gương tốt cho chúng ta.

              Ghi chú


              • #8
                Nguyên văn bởi Tran duc Cuong
                Suy nghĩ kỹ những điều anh Thuật nói...
                Cường ơi, cái bài anh post ở trên đó là của người khác viết ở báo điện tử Tin tức đấy! Tranh thủ bàn loạn về vấn đề này thêm tí chút! Nói chung những thứ đó chắc mọi người cũng đã từng nghe ra rả bên tai nhiều lần rồi? Nhưng thỉnh thoảng có lẽ chúng ta cũng nên đọc lại nó để tự mình "làm vệ sinh" đầu óc nếu như tự mình cảm thấy cần thiết? Có lẽ nói về "tính cách xấu" thì bất kỳ nước nào, bất kỳ người nào cũng đều có cả, không ít thì nhiều. Nghe nói ở Trung Quốc cũng có 1 cuốn sách dày được xuất bản với tựa đề "Người Trung Quốc xấu xí", tức là nói về những tính cách xấu của người Trung Quốc. Rồi cũng tương tự ở Nhật Bản cũng có cuốn "Người Nhật Bản xấu xí" (rất tiếc tôi lại chưa được đọc những cuốn này)................
                E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                Ghi chú


                • #9
                  Mạn đàm

                  Xin chia xẻ với các bác một vài ý kiến như sau:

                  1. Chúng ta không phủ nhận những problems mà các bác đã đề cập, nó là một thực tế và nó càng lộ rõ hơn khi có dịp tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài. Đặc biệt các bác lưu học sinh đã ở nước ngoài mới thấy thấm thía. Người Nga đã từng tổng kết về các ông lưu học sinh Việt cộng như sau: cứ có 1 ông VC ở một mình thì ngủ suốt ngày, 2 ông VC ở với nhau thì xì xụp ă uống, còn có 3 ông VC trở lên là bắt đầu cãi nhau...

                  2. Nhưng đó chỉ là một câu chuyện vui về các bậc cha anh và đã đi vào quá khứ. Chúng ta cần phải đề cao tinh thần tự tôn dân tộc. Người Việt Nam thông minh, sáng tạo và đặc biệt có tính thích nghi cao. Tôi đã có một số dịp tiếp xúc với KSXD các nước Châu Á như Nhật, Hàn, Tàu, Indo, Malay, Sing, Phil, Lao, Srilanca, Banladesh, Samoa...ở cả trong và ngoài lãnh thổ VN, có thể thấy rằng chúng ta hoàn toàn không quá tệ. Họ cũng không hơn ta mấy về kiến thức cơ bản và Anh ngữ. Cảm nhận chung của họ về VN là sự tôn trọng, đặc biệt là về truyền thống và các phép ứng xử XH. Ta nên biết điểm yếu để sửa, biết điểm mạnh đề phát huy, phải ko các bác?

                  3. Hãy thử tưởng tượng anh được làm việc trong một môi trường mà ở đó sức lao động được đánh giá công bằng, mức lương của anh đủ để đảm bảo, duy trì sự tồn tại và phát triển của gia đình anh, anh có đủ điều kiện để toàn tâm toàn ý với công việc, mặt khác anh cũng phải cố gắng hết mình để giữ vị trí vì mất việc ở công ty đồng nghĩa với một bi kịch, liệu anh có dám làm ăn với nhũng đặc tính cố hữu của nền nông nghiệp lúa nước không? Đó là cách mà CNTB tạo nên những người làm công chuyên nghiêp. Nói cách khác - theo thuyết tiến hoá - hãy cứ thả các KSXD VN vào một môi trường chuyên nghiệp đi, chắc chắn nhưng tính xấu kia sẽ không lâu biến mất.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Vậy phải làm sao để loại trừ 9 tính cách xấu đó đây??

                    Chúng ta mới nêu ra vấn đề mà chưa nêu phương hướng giải quyết triệt để nó.

                    1 thực tế đặt ra là các GV trong các trường ĐH cũng có rất nhiều điều yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến SV.

                    Nhưng thôi , hãy bàn đến 1 khía cạnh rất hẹp là người Việt trẻ, xin mọi người cùng suy nghĩ và nêu ra 9 phương pháp xóa bỏ 9 tính cách xấu đó.
                    Thân mời các bạn tham gia Forum sinh viên Thủy Lợi:
                    www.thuyloionline.com

                    Ghi chú


                    • #11
                      Thật ra biện pháp thì ai cũng biết cả rồi vấn đề là có chịu thực hiện không thôi!
                      [COLOR=RoyalBlue]

                      Ghi chú


                      • #12
                        chắc phải đợi người nước ngoài vào mở trường ĐH 100% vốn nước ngoài thì lúc đó mới thực hiện đc chăng??

                        Bác ducxd thử nói xem làm cách nào để khắc phục đây??
                        Thân mời các bạn tham gia Forum sinh viên Thủy Lợi:
                        www.thuyloionline.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          WRTechman nói tiêu cực rồi, chúng ta hãy tự nội lực ở mình đừng trông chờ vào người khác. Trông chờ ở "người nước ngoài" không phải thói "xấu" ư. Việt nam ta yếu kém chính ở điểm đó

                          Ghi chú


                          • #14
                            bác nói cũng đúng, nhưng trình độ của ta còn kém quá...Thế nên mới phải liên kết với bọn nước ngoài. Hơn nữa những người có tiền toàn cho con họ đi ra nước ngoài học chứ có thèm học ở VN đâu.

                            Chúng ta đang bàn cách khắc phục mà...
                            Thân mời các bạn tham gia Forum sinh viên Thủy Lợi:
                            www.thuyloionline.com

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Những tính cách cản trở KSXD trẻ người Việt là gì?

                              Vửa rồi đi thành phố Côn minh du lịch, tham quan phố phường bên ấy, tôi nhận thấy một điều là chẳng có một chiếc nhà dân nào thò ra mặt phố. Rặt chỉ mỗi nhà hàng hoặc các siêu thị mà thôi. Đường phố thì rộng rãi, sạch sẽ, giao thông đi lại lại thì trật tự, tắc đường vẫn không có hiện tượng chen ngang như bên mình, đèn đỏ thì dừng, đèn xanh thì đi.
                              Cứ nghẫm, cứ nghĩ hòai, tại sao mình với người Trung quốc về văn hóa đâu có khác nhau mấy mà một cái thành phố thuộc tỉnh lẻ của Trung Quốc mà người ta Qui họachdạy bảo nhau được như thế !. Phải chăng khả năng con người của chúng ta không thuộc tầng lớp của họ? hay là cha ông chúng ta đã dạy và giáo dục chúng ta không đúng?
                              Tôi cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi rồi tự đành lòng với một kết luận cho bản thân mà cha ông chúng ta đã dạy bảo: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X