QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các bác giải dùm em bài toán này với

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Các bác giải dùm em bài toán này với

    Tính ứng suất và biến dạng của hệ dầm giao nhau. Giải bằng tay thôi nhé các bác, không dùng phần mềm.

    Xem kết cấu ở đây.
    Attached Files
    Last edited by hutada78; 07-04-2007, 08:33 AM.

  • #2
    Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

    Nguyên văn bởi hutada78
    Tính ứng suất và biến dạng của hệ dầm giao nhau. Giải bằng tay thôi nhé các bác, không dùng phần mềm.

    [ATTACH]4993[/ATTACH]
    Đầu tiên là xác định hệ dầm làm việc theo kiểu dầm chính - phụ hay cùng cấp. Nếu là quan hệ chính phụ thì giải dầm phụ trước, đặt phản lực của dầm phụ xuống dầm chính rồi giải dầm chính (đơn giản). Trường hợp 2 dầm cùng cấp tách liên kết đặt thêm ẩn số là phản lực liên kết tại các vị trí giao nhau. Tính chuyển vị của dầm tại các vị trí giao nhau, áp đặt điều kiện chuyển vị bằng nhau cho các dầm dọc và ngang => các phản lực liên kết => giải từng dầm đơn giản với liên kết được thay bằng phản lực liên kết.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

      Nguyên văn bởi anhosg
      Đầu tiên là xác định hệ dầm làm việc theo kiểu dầm chính - phụ hay cùng cấp. Nếu là quan hệ chính phụ thì giải dầm phụ trước, đặt phản lực của dầm phụ xuống dầm chính rồi giải dầm chính (đơn giản). Trường hợp 2 dầm cùng cấp tách liên kết đặt thêm ẩn số là phản lực liên kết tại các vị trí giao nhau. Tính chuyển vị của dầm tại các vị trí giao nhau, áp đặt điều kiện chuyển vị bằng nhau cho các dầm dọc và ngang => các phản lực liên kết => giải từng dầm đơn giản với liên kết được thay bằng phản lực liên kết.
      Cái này giống trong Bê Tông 3 của Thầy Nguyễn Quốc Thông hướng dẫn thế nhỉ. Chính xác đấy.

      Ghi chú


      • #4
        Cảm ơn bác Anhosg, em không rành về phương pháp phần tử hữu hạn, cho nên muốn nhờ mọi người chỉ giáo.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

          Nguyên văn bởi hutada78
          Cảm ơn bác Anhosg, em không rành về phương pháp phần tử hữu hạn, cho nên muốn nhờ mọi người chỉ giáo.
          đây là phương pháp giải tích chứ không phải PTHH bác ơi, (nói tới phần tử hữu hạn là phải nói tới ma trận độ cứng) tính chuyển vị thì cũng dùng phương pháp giải tích tính thôi
          - Hoặc dùng phương trình vi phân đường đàn hồi, tích phân rồi áp điều kiện biên
          - Hoăc dùng phương pháp nang lượng (đặt tải Pk=1 tại vị trí cần tính chuyển vị rồi nhân biểu đồ)
          - Hoặc có thể tra tài liệu nào đã có tính cho loại này
          ....................

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

            Vâng, xin cảm ơn bác anhosg, em cũng biết đó là phương pháp giải tích. Tuy nhiên, em muốn nhờ các cao thủ về phương pháp phần tử hữu hạn chỉ giáo dùm, bởi vì em đang rất muốn tìm hiểu sâu về phương pháp này.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

              Nguyên văn bởi hutada78
              Vâng, xin cảm ơn bác anhosg, em cũng biết đó là phương pháp giải tích. Tuy nhiên, em muốn nhờ các cao thủ về phương pháp phần tử hữu hạn chỉ giáo dùm, bởi vì em đang rất muốn tìm hiểu sâu về phương pháp này.

              Phương pháp phần tử hữu hạn dùng để giải tổng quát một hệ kết cấu. Phương pháp này đơn giản đến mức chỉ cần đọc tài liệu (sách tiếng việt thôi) và kết hợp với viết một vài dòng lệnh (tốt nhất là dùng MATLAB) là có thể tính được. Bạn có thể liên hệ đến lớp 48 CLC chuyên ngành Công trình Biển trường ĐHXD là biết ngay.
              Tuy nhiên, sử dung phương pháp này để viết chương trình lớn thì gặp nhiều khó khăn đấy.

              Còn cái bài của bạn ra nếu giải để thiết kế thì cứ dầm liên tục mà chơi, hơi thừa một chút nhưng kiếm tiền được

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

                Nguyên văn bởi hutada78
                Vâng, xin cảm ơn bác anhosg, em cũng biết đó là phương pháp giải tích. Tuy nhiên, em muốn nhờ các cao thủ về phương pháp phần tử hữu hạn chỉ giáo dùm, bởi vì em đang rất muốn tìm hiểu sâu về phương pháp này.
                Nếu bạn muốn tìm hiểu về FEM thì Bạn có thể mua sách của thầy CHU QUỐC THẮNG đấy.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

                  Nguyên văn bởi hutada78
                  Vâng, xin cảm ơn bác anhosg, em cũng biết đó là phương pháp giải tích. Tuy nhiên, em muốn nhờ các cao thủ về phương pháp phần tử hữu hạn chỉ giáo dùm, bởi vì em đang rất muốn tìm hiểu sâu về phương pháp này.
                  bạn muốn tìm hiểu gì về PTHH ? có rất nhiều mô hình tính và ứng với mỗi phần tử có rất nhiều mô phỏng khác nhau. Nếu bạn chưa biết gì mấy thì có thể nói sơ sơ cho bạn hiểu
                  - Mô hình thường sử dụng (các chương trình tính như SAP,...) là mô hình tương thích. (ẩn số bài toán là chuyển vị)
                  - Thuật toán {q}=[K].{g} (c. vị = độ cứng x vector tải)
                  - Cốt lõi vấn đề ở đây là việc thiết lập ma trận cứng (tải) phần tử, sau đó là ghép nối các ma trận phần tử thành ma trận cứng (tải) tổng thể
                  - Thông thường, người ta giả thuyết hàm mô phỏng chuyển vị (còn gọi là hàm dạng) dựa trên nguyên lý năng lượng => [K]. Hàm dạng có thể chọn hàm đa thức,.... hoặc có thể sử dụng luôn phương trình vi phân của đường đàn hồi để sử dụng.
                  Các bước tính toán cụ thể :
                  + Rời rạc hóa kết cấu : Chia nhỏ phần tử, đánh số nút (tùy thuộc chọn phần tử bậc cao hay thấp)
                  + Thiết lập ma trận cứng, vector tải từng phần tử
                  + Ghép nối ma trận cứng, vector tải phần tử để thành lập ma trận cứng, vector tải tổng thể
                  + Áp đặt điều kiện biên vào bài toán
                  + Giải phương trình {q}*=[K]*.{g}*
                  + Sau khi có chuyển vị sử dụng quan hệ ứng suất - vật liệu (định luật HooK) tính ra ứng suất tại các điểm nút
                  + Hoàn thiện bài toán

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

                    Cảm ơn bác anhosg, bởi vì em mới tiếp cận với phương pháp này, nên còn nhiều bỡ ngỡ, mong bác và các cao thủ khác chỉ giáo thêm. Em xin cảm ơn tất cả.
                    Đây là một phương pháp rất hay, em nghĩ rằng với phương pháp này thì hầu hết các loại kết cấu, vật liệu ta đều có thể giải được. Tuy nhiên, nội công của em còn quá yếu, mong các bác chỉ giáo thêm.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

                      Nguyên văn bởi hutada78
                      Cảm ơn bác anhosg, bởi vì em mới tiếp cận với phương pháp này, nên còn nhiều bỡ ngỡ, mong bác và các cao thủ khác chỉ giáo thêm. Em xin cảm ơn tất cả.
                      Đây là một phương pháp rất hay, em nghĩ rằng với phương pháp này thì hầu hết các loại kết cấu, vật liệu ta đều có thể giải được. Tuy nhiên, nội công của em còn quá yếu, mong các bác chỉ giáo thêm.
                      Mình đã bảo bạn là mua sách PPPTHH (FEM) của thầy CHU QUỐC THẮNG ( ĐHBK-TPHCM ) viết rất dễ hiểu ( và cũng hơi nhức đầu đấy nhé )
                      Phương Pháp này ra đời đã rất lâu rùi , nhưng từ khi có sự trợ giúp của máy tính thì nó mới phổ biến rộng rãi. Đa số các Phần mềm đều lập trình dựa vào PP này. Dùng Matlab cho FEM thì rất tuyệt ( do matlab mạnh về Matrix )

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

                        Cảm ơn bác eng-hiep, sách của thầy Chu Quốc Thắng em đã có rồi, nhưng đúng là như bác nói, hơi bị nhức đầu đấy. Cho nên em mới nhờ đến các bác chỉ cho em vài tuyệt chiêu vậy mà.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Các bác giải dùm em bài toán này với

                          Nguyên văn bởi eng-hiep
                          Mình đã bảo bạn là mua sách PPPTHH (FEM) của thầy CHU QUỐC THẮNG ( ĐHBK-TPHCM ) viết rất dễ hiểu ( và cũng hơi nhức đầu đấy nhé )
                          Phương Pháp này ra đời đã rất lâu rùi , nhưng từ khi có sự trợ giúp của máy tính thì nó mới phổ biến rộng rãi. Đa số các Phần mềm đều lập trình dựa vào PP này. Dùng Matlab cho FEM thì rất tuyệt ( do matlab mạnh về Matrix )
                          bác này chắc là đồng môn phương pháp số nâng cao với mình đây? có thể nói với bạn sách này rõ ràng, rất dễ hiểu,.. tuy nhiên có rất nhiều sai sót. Cũng bởi lý do này nên Thầy đã không tái bản và hiệu chỉnh sai sót được. Lý do đơn giản là vì thầy tổng hợp các tài liệu và chưa thể kiểm chứng đầy đủ thời gian trước đó. Hiện nay công cụ Matlab rất phổ biến, đặt biệt là tính toán trên biến Symbolic bạn có thể tự mình kiểm chứng dễ dàng các công thức có sẵn.

                          Ghi chú

                          Working...
                          X