QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách nhiệt cho trần nhà

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách nhiệt cho trần nhà

    Chào các a, e đang phân vân 1 trong 2 cách làm giảm bớt nhiệt độ của trần nhà như sau:
    1. Lót tấm đan ximăng như hình:

    Cát đựơc làm ướt để trần nhá luôn thóang mát. Với cách này thì giá thành thi công thấp và dễ thực hiện

    2. Xây dựng 1 vườn hoa mini trên trần. Nhưng với cách này thì quy trình thực hiện khá công phu và tốn kém, lại phải chống thấm.
    Vậy không biết đối với cách 1 có khả thi không? và làm như vậy thì có giảm bớt nhiệt không?
    Rất mong nhận được sự góp ý của các a!

  • #2
    Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

    Cách thứ 1 thì mình có để tới 2 lớp đan lận, giữa 2 lớp đan sẽ đổ cát và làm ướt cát. Lớp đang sẽ để nghiêng đểe thóat nước( cái này vừa tiếp thu từ a XUAN THUY).
    Nếu ko đổ cát ở giữa thì nhiệt độ khi đặt 2 lớp đan như vậy có giảm đáng kể ko a? Vì nhiệt độ phòng hiện giờ đã là 36 độC, máy tính, nuớc, mọi vật dụng trong phòng mà đụng tới là "phỏng" tay ngay

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

      hìhì, a nói đúng. rất khó để tưới ướt cát

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

        a Phi Phi có thể cho biết vật liệu đó là gì không a?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

          Thanks a nhiều

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

            Nguyên văn bởi thienlong
            Chào các a, e đang phân vân 1 trong 2 cách làm giảm bớt nhiệt độ của trần nhà như sau:
            1. Lót tấm đan ximăng như hình:

            Cát đựơc làm ướt để trần nhá luôn thóang mát. Với cách này thì giá thành thi công thấp và dễ thực hiện

            2. Xây dựng 1 vườn hoa mini trên trần. Nhưng với cách này thì quy trình thực hiện khá công phu và tốn kém, lại phải chống thấm.
            Vậy không biết đối với cách 1 có khả thi không? và làm như vậy thì có giảm bớt nhiệt không?
            Rất mong nhận được sự góp ý của các a!
            Hic.Cách bác làm tấm đạn giống cấu tạo kiến trúc tôi học 20 năm về trước quá.làm như vậy cũng giảm nóng đáng kể nhưng bất tiện là hay thấm nếu lớp chống thấm trên sàn BT kô tốt,các tấm đan hay gập ghềnh,rác hay lọt vào các tấm đan khó vệ sinh nếu sử dụng làm sân thương (cách này có làm ở phòng thay đồ hồi bơi tân bình).
            Tôi có biết 2 cách cấu tạo khác bạn xem có dùng được kô(thứ tụ các lớp từ trên xuống:
            1/Gạch tàu hoặc gạch gốm-vữa có phụ gia chống thấm gia chống thấm gia cường lưới mắt cáo-Xốp PU phun tại chỗ dày 5cm-Lớp chống thấm-vữa tạo dốc,làm phẳng-sàn BTCT.(có áp dụng 1 số cao ốc ở sài gòn)
            2/Gạch tàu hoặc gạch gốm-vữa có phụ gia chống thấm gia chống thấm-Lớp chống thấm-Vữa tạo dốc,làm phẳng-2 lớp gạch rỗng 4 lỗ xếp không chèn vữa-Sàn BTCT ngâm nước xi măng sau khi đổ BT(Ngâm cho đến hết thấm bên dưới) (tôi áp dụng nhà tôi thấy không bị nóng)

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

              cách của a raklei và hongcong rất hay. Thanks

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

                Giải pháp sử dụng xốp cách nhiệt rất hiệu quả.
                Tuy nhiên cần nhắn gửi đến các bạn mấy vấn đề cần lưu tâm:
                1. Vật liệu dùng để dán xốp và liên kết xốp với lớp phủ trên nó;
                2. Cấu tạo của các lớp VL ở trên xốp phải hợp lý, chịu được tác động của môi trường cũng như các tác động khác của con người; ko tách khỏi lớp xốp, ko được tách khỏi nhau.
                Tôi cũng đã ứng dụng phương pháp mà raklei đề cập cho chính nhà của mình. Tôi đã bố trí đầu đo nhiệt tại bề mặt sân thượng (trực tiếp nhận bức xạ mặt trời), tại bề mặt dưới của lớp xốp, tại trần của phòng. Kết quả thu được trên cả tuyệt vời!
                Trong khi nhiệt độ tại bề mặt sân thượng >50oC thì nhiệt độ tại trần nhà bằng với nhiệt độ không khí trong phòng (24oC), còn nhiệt độ tại bề mặt dưới lớp xốp 25oC.
                Để đạt được kết quả như vậy, cũng cần phải cách nhiệt cho tường bao. Tường bao nhà tôi, kể cả lớp trát dày gần 40 cm.
                Last edited by ntkhoa; 05-04-2007, 12:50 AM.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

                  Mình đang sản xuất loại bê tông bọt, đại loại là vữa xi măng-cát-phụgia, sau khi khô được dạng bê tông có bọt khí kín nên dung trọng rất nhỏ (400-1200kg/m3). Nếu làm cách nhiệt, cách âm chống cháy là số 1. Đổ ngay tại chỗ nhanh chóng hoặc xài tấm block làm sẵn về ghép lại là xong. ksphamluongkien@yahoo.com.vn
                  KSKC->hung huc...hung huc...

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

                    Tìm tài liệu này hy vọng có những điều bổ ích cho bạn, tôi có tham dự khóa tập huấn TCXDVN 356-2005 của tác giả và đã được giới thiệu về tài liệu này:
                    (trích)
                    Nhà Xuất Bản Xây Dựng vừa cho ra mắt cuốn "Công tác Bê tông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam" của GS. TS. Nguyễn Tiến Đích.

                    Sách có 231 trang, gồm 8 chương:
                    Chương 1: Khí hậu nóng ẩm Việt Nam với công tác Bê tông.
                    Chương 2: Đặc điểm đóng rắn của bê tông trong điều kiện nóng ẩm Việt Nam.
                    Chương 3: Tăng nhanh quá trình đóng rắn của Bê tông trong điều kiện nóng ẩm Việt Nam.
                    Chương 4: Biến dạng cứng của Bê tông dưới tác động của khí hậu nóng ẩm Việt Nam.
                    Chương 5: Bê tông khối lớn.
                    Chương 6: Chống nóng cho công trình.
                    Chương 7: Chống thấm nước công trình BTCT.
                    Chương 8: Cacbonat hóa, nồm, rêu mốc.

                    Sách dùng cho thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng công trình BTCT, nghiên cứu khoa học, đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành xây dựng.

                    "Cuốn sách này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế về nâng cao chất lượng và xử lý sự cố công trình bê tông chịu tác dụng thường xuyên và dài ngày của các điều kiện của khí hậu nóng ẩm Việt Nam. Những số liệu kỹ thuật nêu trong sách đều được phân tích đánh giá khoa học trong phòng thí nghiệm và đã được kiểm chứng trên nhiều công trình trong nhieùe năm qua. Các hình ảnh trong cuốn sách đều là những công trình xây dựng của Việt Nam trong nhiều năm qua. Khi đề cập đến mỗi vấn đề kỹ thuật cụ thể, tác giả đều cố gắng phân tích lý thuyết cơ bản của vấn đề, và đối chiếu với thực tế trên công trình để sáng tỏ..." (trích Lời nói đầu).

                    Cuốn sách đã đi vào giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến công trình BTCT đang là thời sự hiện nay như: Phương pháp bảo dưỡng ẩm bê tông, Đổ bê tông khối lớn, các loại khe khi thi công bê tông, chống nóng, chống thấm, dột, rêu mốc ...

                    Tác giả của cuốn sách là GS.TS. Nguyễn Tiến Đích - Nguyên Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ - Bộ xây dựng, Nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST), hiện là Phó chủ tịch Hội công nghiệp bê tông Việt Nam (VCA) - Người đã dành rất nhiều tâm huyết và công sức nghiên cứu về chuyên ngành bê tông, những tác động của khí hậu nóng ẩm Việt nam đến chất lượng công trình bê tông đồng thời là chủ trì biên soạn các Tiêu chuẩn xây dựng sau: TCXDVN 305:2005 - Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu; TCVN 5718:1993 về chống thấm và chống nóng cho công trình, TCXDVN 313-2004 - chống nứt BT dưới khí hậu nóng ẩm, TCXDVN 315:2004 - Bảo trì công trình BTCT, TCVN 5592:1991 về bảo dưỡng ẩm BT trong điều kiện nóng ẩm Việt Nam ...

                    Địa chỉ liên hệ: Nhà 10, ngõ 144, An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
                    Điện thoại: 04.757.0684

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

                      Nguyên văn bởi thienlong
                      Chào các a, e đang phân vân 1 trong 2 cách làm giảm bớt nhiệt độ của trần nhà như sau:
                      1. Lót tấm đan ximăng như hình:

                      Cát đựơc làm ướt để trần nhá luôn thóang mát. Với cách này thì giá thành thi công thấp và dễ thực hiện

                      2. Xây dựng 1 vườn hoa mini trên trần. Nhưng với cách này thì quy trình thực hiện khá công phu và tốn kém, lại phải chống thấm.
                      Vậy không biết đối với cách 1 có khả thi không? và làm như vậy thì có giảm bớt nhiệt không?
                      Rất mong nhận được sự góp ý của các a!
                      Cách làm "làng xã" này không được (xin lỗi vì dùng từ hơi mạnh) dù nó có rẻ tới cỡ nào đi nữa.

                      Vấn đề với cách thứ nhất:
                      1- theo ước tính thì mỗi m2 mái nhà sẽ phải chịu một tải trọng cỡ 150-200kg - mái sẽ bị biến dạng và có thể gây nứt.
                      2- Lớp cát không khác gì một miếng mút hút nước và gây thấm xuống dưới
                      3 - Rất khó thiết kế hệ thống thoát nước cho mái
                      4 - Khi mái có vấn đề thấm dột thì sẽ cực kỳ khó tìm nguyên nhân và giải pháp

                      Vấn đề với cách thứ 2:
                      1 - Chống thấm chậu cây cảnh hoặc sân vườn luôn là vấn đề cực kỳ nan giải và mắc tiền.
                      2 - Khi gặp vấn đề thì thường rất nghiêm trọng và buộc phải phá bỏ hoàn toàn phần chậu hoặc vườn để xử lý (tụi tôi đã phải làm việc này nhiều lần trong một số tòa nhà cao cấp ở Hà nội) - chi phí khắc phục là rất lớn.

                      Theo hiểu biết của tôi thì để giảm nhiệt cho mái bê tông người ta thường giải quyết theo mấy hướng sau:
                      1- Dùng các lớp cách nhiệt (insulation board) dạng tấm cứng như PU, Polystyrene hoặc phum foam PU tại chỗ. Các lớp này có thể được áp dụng trực tiếp lên mái sau đó chống thấm lên trên hoặc áp dụng lên lớp chống thấm (chi tiết kỹ thuật thi công khá phức tạp không tiện nói ở đây). Công dụng và hoạt động của các lớp này thì dễ hiểu rồi.
                      2 - Dùng các loại dung dịch phản xạ chống hồng ngoại (reflective coating) thường là dung dịch pha bột nhôm (aluminium) hoặc sơn mái chuyên dụng sáng màu (pigment thường bằng bột titan đi-ô-xít). Những dung dịch này có thể phản xạ từ 50-80% những bức xạ hồng ngoại - nguyên nhân chính gây nóng cho mái nhà.
                      3- Dùng thông gió: ví dụ quạt thông gió, cầu gió để hút bớt lớp khí nóng sát mặt dưới trần nhà, đặt một lớp gạch hoặc pa-nen rỗng có thông thoáng trên mặt mái (lưu ý là lớp gạch hoặc pa nen này phải cách mặt mái tối thiểu 30cm và cho phép gió lùa thông qua thì mới có tác dụng)

                      Có gì thiếu sót mong các cao thủ chỉ giáo thêm cho.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

                        Nguyên văn bởi raklei
                        Cách thức của bác Phiphi chỉ áp dụng cho nhà mái ngói hoặc mái tôn vì là cách nhiệt phía dưới.
                        Đối với trần bê tông cốt thép; thì phải cách nhiệt phía trên. Dùng tấm đan bê tông, cát ẩm nói chung là khôgn hiệu quả, làm tăng khối lượng trần nhà, rất dễ bị thấm.
                        Có một cách tôi đã làm và thấy rất hiệu quả là dùng xốp cách nhiệt. Mua xốp cách nhiệt loại tỷ trọng cao, dầy độ 3-5cm ghép lên mặt trên sàn BTCT, dán bằng keo PVA. Sau đó thi công trên nữa là một lớp chống thấm + bảo vệ lớp xốp.
                        Cái đó làm từ năm 93 đến nay vẫn chống nóng tốt, không thấm. Để đảm bảo tốt thì mái BTCT phải phẳng, có độ dốc vừa phải để thoát nước nhanh.
                        Yếu tố quan trọng nhất phải là xốp tỷ trọng cao, bởi nếu không xốp sẽ rất dễ bị bẹp, móp trong quá trình sử dụng ảnh hưởng nhiều đến khả năng chống thấm. Một số công trình tôi thấy người ta bắt chước, nhưng do bớt xén vật liệu dùng loại xốp rẻ tiền tỷ trọng thấp rất nhanh bị hỏng.
                        Về lắp đặt lớp chống nóng thì có 2 kiểu - lắp chống nóng rồi chống thấm lên trên và chống thấm rồi mới lắp chống nóng (mái "inverted") - tủy yêu cầu kỹ thuật hoặc loại mái mà người ta quyết định lớp nào sẽ được lắp đặt trước.

                        Kiểu này người ta còn dùng cho các mái tôn công nghiệp ở Âu Mỹ để (1) chống ồn và (2) tạo thành mái phẳng. Cái lớp "xốp" kia phổ biến nhất là loại polystyrene nó chắc hơn nhiều so với polyurethan (tuy nhiên polyurethan đặc chủng thì cũng không tệ) và cả hai loại này thường phải nhập ngoại, có nghe nói ở phía Nam đã có một liên doanh sản xuất loại polystyrene kia.

                        Tuy nhiên nếu áp dụng vào mái công nghiệp khẩu độ rộng thì vấn đề xem ra khá phức tạp vì còn phải lắp đặt thêm một lớp bảo vệ gọi là "protection barrier" bằng gỗ phíp hoặc gỗ dán chuyên dụng lên trên lớp xốp thì mới chống thấm tốt được chứ lớp xốp thì chịu thế nào được các dung dịch chống thấm hoặc làm sao khò dán tấm chống thấm được.
                        Last edited by keyman; 11-08-2007, 04:18 PM.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

                          Nguyên văn bởi raklei
                          Bác nói chính xác, vì nó chịu lực kém, không được lâu nên phải chọn xốp tỷ trọng càng cao càng tốt. Tuy nhiên cao quá thì tốn tiền.
                          Còn một cách là quét hoặc lăn sơn chống nóng; tôi thấy có quảng cáo nhiều nhưng chưa có thực tế; Xem trình diễn ở hội chợ Vietbuild cũng thấy hay hay. Nếu có tác dụng như quảng cáo thì quét sơn chống nóng có lẽ là đơn giản và hiệu quả nhất.
                          Dung dịch chống thấm dạng phản xạ (reflective) là một giải pháp cao cấp đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới từ lâu. Mục đích chính của nó là giải quyết cái gọi là "vấn đề năng lượng" cho các công trình công nghiệp, cụ thể nó có thể giúp tiết kiệm đáng kể điện năng làm mát nếu công trình phải thường xuyên dùng máy lạnh. Ngược lại nó cũng giúp chống khí lạnh "thấm vào công trình", chông thất thoát nhiệt cho công trình trong điều kiện buốt giá.
                          Giá thành của các chất phản xạ này không rẻ chút nào và thường thì muốn bán được ta phải có tính toán về hiệu suất tiết kiệm khách hàng mới không bị sốc.
                          Sản phẩm của công ty tôi (nhập Mỹ) đã có báo cáo là tiết kiệm tới 40.000 USD tiền điện trong 1 năm cho kho bảo quản phim khổng lồ tại Holywood.

                          Tuy nhiên những sản phẩm loại này chỉ cho thấy rõ hiệu quả khi áp dụng cho các công trình công nghiệp cỡ lớn như các nhà xưởng sản xuất, đại siêu thị, nhà thi đấu thể thao.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

                            Nguyên văn bởi raklei
                            Cái bôi đen kia lần đầu nghe thấy, cty bạn đã nhập về thì bạn có thể giới thiệu cho mọi ngươi biết cụ thể thêm nó là cái gì, tên tuổi thế nào, tính năng kỹ thuật... ra sao nếu không có gì bí mật được không?
                            Bí mật bí mỡ gì đâu bro.

                            Bản chất đây là một sản phẩm dạng sệt (putty) thành phần cơ bản là asphalt tinh luyện trộn bột nhôm nguyên chất và các phụ gia đặc biệt.
                            Là sản phẩm "2 trong 1", Aluminum Roof Coating (tên sản phẩm) ứng dụng cho:
                            1. Mái có hệ thống chống thấm asphalt các loại
                            2. Mái tôn công nghiệp
                            3. Bồn bể chứa xăng dầu
                            4. Tường thưng tôn

                            Nhà sản xuất SWEPCO (Texas, Mỹ) trực tiếp cấp thẻ bảo hành tới 8 năm cho sản phẩm này. Chúng tôi là đại diện phân phối và thi công tại Việt nam.
                            Về technical specs. thì bro liên lạc trực tiếp, tôi sẽ cung cấp theo email: keyman@vnn.vn.
                            Last edited by keyman; 11-08-2007, 04:29 PM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cách nhiệt cho trần nhà

                              Nguyên văn bởi raklei
                              Cám ơn bạn, thông tin như vậy là đủ vì bản tính năng kỹ thuật chỉ cần search trên mạng là ra, đọc qua thì thấy không ổn cho trường hợp chống nóng ở trên kia hỏi rồi.
                              Loại sản phẩm này thì cũng bình thường thôi không có gì cao siêu cả. Ở các nước Bắc Mỹ họ dùng rất nhiều vì nhà dân dụng thường lợp mái bằng tấm trải bitum hoặc mái tôn + tường tôn. Còn ở VN các kho xăng dầu, đường ống dẫn, thiết bị máy móc thép vẫn quét sơn này vì nó có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn!
                              Ðúng vậy! Sản phẩm này không áp dụng trực tiếp lên mái bê-tông được.
                              Về nguyên lý hoạt động thì không có gì là cao siêu. Mà cuộc đời này có cái sản phẩm đếch nào là cao siêu đâu bro, nhất là mấy cái loại chất quét phủ thì trông bề ngoài y như nhau. Không chuyên nghiệp thì trông đồ 20.000/lít cũng y chang đồ 200.000/lít kỹ thuật thi công giống nhau, lúc hoàn thiện xong trông hai thằng cũng chả có gì khác nhau.

                              Vấn đề nan giải của các sản phẩm bao bọc bảo vệ bề mặt các công trình (như chống thấm mái, sơ mặt ngoài, sàn công nghiệp, sơn chống gỉ...) không phải là nguyên lý hoạt động mà là độ bền. Các sản phẩm chống thấm, chống nóng mắc hay rẻ phụ thuộc tới 90% là vào độ bền của chúng.

                              Các kho xăng dầu ở VN không quét loại chất phủ của SWEPCO Aluminum Roof Coating - vì nó đắt tiền ==> hết "màu", hết %, tôi đã hơn một lần thất bại khi tiếp cận mấy ông làm bồn bể này , mà họ quét sơn pha nhũ hoặc các loại sơn sáng màu khác - cái này giá thành rẻ, giảm nhiệt được nhưng độ bền thì không cao.

                              Xin raklei lưu ý là coatpaint trong tiếng Anh có khác nhau về ngữ nghĩa, không ở trong chuyên ngành thì các kỹ sư xây dựng Tây, Nhật cũng không biết đâu. Cái sản phẩm này không thuộc loại sơn bitum (tức là sơn có chất tạo màng bằng bitum) mà nó thuộc loại chất phủ, do đó định mức của nó khi áp dụng cao gấp 4-5 lần so với sơn.

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X