Trên diễn đàn, tôi thấy các bạn trao đổi rất sôi nổi về các phần mềm dự toán, tôi không muốn lạm bàn nhiều đến các phần mềm đã và sẽ có
Tôi nghe nói, từ hơn 20 năm trước cho đến nay, phương pháp lập dự toán cũng chẳng khác nhau là mấy, đại loại là :
- Bộ Xây Dựng ban hành bộ định mức dự toán
- Các tỉnh căn cứ vào định mức của Bộ sẽ ban hành đơn giá XDCB cho tỉnh, Bộ đơn giá này chủ yếu có 3 phần là : giá VL, nhân công và máy thi công.
- Người lập dự toán sẽ phải căn cứ vào định mức của Bộ Xây Dựng, đơn giá của tỉnh và bản vẽ thiết kế để xác định khối lượng của từng công việc, nhân với đơn giá đã tính sẵn của từng tỉnh để tính ra giá gốc vật liệu xây dựng, giá nhân công và máy thi công; sau đó căn cứ và định mức để tính nhu cầu vật liệu xây dựng và tính chênh lệch giá vật liệu xây dựng.
Điều tôi muốn cùng trao đổi với các bạn là : Có cần thiết phải ban hành đơn giá xây dựng cơ bản hay không? Trước hết là giá vật liệu xây dựng (phần sau xin sẽ nói đến giá nhân công và máy thi công).
Chi phí vật liệu xây dựng trong dự toán, theo thông tư 04/2005/TT-BXD được xác định là :
SUM(Qj x Djvl + CLvl) (xin lỗi tôi không gõ được dấu tổng)
- Qj là khối lượng của công tác XL thứ j.
- Djvl là đơn giá VLXD của công tác thứ j (đơn giá tỉnh).
- CLvl là chênh lệch vật liệu (nếu có) nhưng thực ra là luôn luôn có.
Để tính ra cái chênh lệch VL này bạn phải tính được tổng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng và đơn giá hiện tại của từng loại vật liệu xây dựng, sau đó lấy giá này trừ đi giá gốc khi các tỉnh ban hành đơn giá.
Nếu vậy tại sao không tính thẳng giá vật liệu xây dựng từ : Tổng nhu cầu vật liệu xây dựng nhân với đơn giá hiện tại?
Ngoài ra tôi còn thấy, khi ban hành đơn giá, một số địa phương không thực sự quan tâm đến đơn giá VL này rồi (Phần lắp đặt đơn giá Hà Nội và một số tỉnh không tính giá VL); Nếu bạn so sánh đơn giá VL gốc của một số bộ đơn giá các tỉnh bạn sẽ thấy, cùng 1 loại VL nhưng giá của tỉnh này lớn gấp 10 lần của tỉnh kia (nếu giá này mà đúng thì thà đi buôn VL đó còn hơn).
Xin hẹn ngày hôm sau sẽ tiếp tục trao đổi và mong các bạn cho ý kiến
Tôi nghe nói, từ hơn 20 năm trước cho đến nay, phương pháp lập dự toán cũng chẳng khác nhau là mấy, đại loại là :
- Bộ Xây Dựng ban hành bộ định mức dự toán
- Các tỉnh căn cứ vào định mức của Bộ sẽ ban hành đơn giá XDCB cho tỉnh, Bộ đơn giá này chủ yếu có 3 phần là : giá VL, nhân công và máy thi công.
- Người lập dự toán sẽ phải căn cứ vào định mức của Bộ Xây Dựng, đơn giá của tỉnh và bản vẽ thiết kế để xác định khối lượng của từng công việc, nhân với đơn giá đã tính sẵn của từng tỉnh để tính ra giá gốc vật liệu xây dựng, giá nhân công và máy thi công; sau đó căn cứ và định mức để tính nhu cầu vật liệu xây dựng và tính chênh lệch giá vật liệu xây dựng.
Điều tôi muốn cùng trao đổi với các bạn là : Có cần thiết phải ban hành đơn giá xây dựng cơ bản hay không? Trước hết là giá vật liệu xây dựng (phần sau xin sẽ nói đến giá nhân công và máy thi công).
Chi phí vật liệu xây dựng trong dự toán, theo thông tư 04/2005/TT-BXD được xác định là :
SUM(Qj x Djvl + CLvl) (xin lỗi tôi không gõ được dấu tổng)
- Qj là khối lượng của công tác XL thứ j.
- Djvl là đơn giá VLXD của công tác thứ j (đơn giá tỉnh).
- CLvl là chênh lệch vật liệu (nếu có) nhưng thực ra là luôn luôn có.
Để tính ra cái chênh lệch VL này bạn phải tính được tổng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng và đơn giá hiện tại của từng loại vật liệu xây dựng, sau đó lấy giá này trừ đi giá gốc khi các tỉnh ban hành đơn giá.
Nếu vậy tại sao không tính thẳng giá vật liệu xây dựng từ : Tổng nhu cầu vật liệu xây dựng nhân với đơn giá hiện tại?
Ngoài ra tôi còn thấy, khi ban hành đơn giá, một số địa phương không thực sự quan tâm đến đơn giá VL này rồi (Phần lắp đặt đơn giá Hà Nội và một số tỉnh không tính giá VL); Nếu bạn so sánh đơn giá VL gốc của một số bộ đơn giá các tỉnh bạn sẽ thấy, cùng 1 loại VL nhưng giá của tỉnh này lớn gấp 10 lần của tỉnh kia (nếu giá này mà đúng thì thà đi buôn VL đó còn hơn).
Xin hẹn ngày hôm sau sẽ tiếp tục trao đổi và mong các bạn cho ý kiến
Ghi chú