Kính thưa các các, em có việc này nhờ các chỉ cho cái cao kiến:
Chả là một ông bạn em làm bên thiết bị nâng, chuyên gia công lắp đặt thiết bị cầu trục cho nhà xưởng và cẩu trục đặt tại các cảng sông. Biết em là KSXD nên có nhờ em tính toán tư vấn cho cái phương án lắp dựng, cụ thể thế này:
Để lắp dựng một hệ cẩu trục tháp chạy trên hệ ray (như các bác thấy ở các cảng sông, biển), trước hết là ta phải làm sao cho cái cột nó đang ở dạng nằm ngang trở thành dựng đứng lên (với anh em ta thì dễ, các bác nhỉ, cứ có tý gái bên cạnh là xong, chả phải tính toán chi hết..). Sau khi dựng đứng xong 2 cái cột thì tiến hành cẩu lắp cái dầm, neo 2 đầu dầm vào 2 đầu cột là xong, phỏng ạ?
Chuyện dựng đứng cái cột thì có bọn cung cấp thiết bị nó chịu trách nhiệm rồi. Nên ở đây em không bàn. Vấn đề là ở chỗ, sau khi dựng được cái cột lên, chuyển sang giai đoạn lắp dầm. Thì cần thiết phải có hệ neo giằng đầu cột để cột nó không bị đổ bố nó xuống đất, phải không các bác?
Cái phương án giằng mà nhà thầu lắp máy sử dụng trong trường hợp này là dùng 4 cáp neo, đầu trên lắp ở khoảng giữa của hệ cột, đầu dưới kéo xiên khoảng 45 độ cắm xuống đất. Phương án này thì chốt rồi, em cũng không dám mạo muội nhờ các bác tư vấn gì thêm.
Điều em cần các bác tư vấn ở đây, chính là móng của 4 cái cáp neo của nợ ấy cơ ạ?
Số liệu của bọn cung cấp thiết bị nó đưa ra là mỗi cáp neo phải chịu tới 60 tấn. Nguyên văn nó viết thế này ạ:
Summary of foundation forces (Including 25% safety margin):
+ Sum of rope forces (kN): 690
+ Angle of the rope (Deg): 46,7
Nôm na là móng phải chịu nhổ tới 69 tấn (đã tính thêm 25% an toàn) theo một góc 46,7 độ.
Phương án sơ bộ của em đưa ra là cực kỳ đơn giản: Đổ một cái móng khối lớn to tổ chảng, sao cho khi phân tích lực (áp dụng cái công thức Pi ta go từ thời em học lớp 6) theo phương 45 độ, thì chịu được tải trọng nhổ sẽ là 69T/(căn 2), tải trọng ngang (tính theo ma sát giữa diện tích đáy móng và đất nền) cũng là 69T/(căn 2).
Tính như thế thì cái móng nó rất là lớn, sơ bộ với trọng lượng 50T thì cái móng phải có kích thước 3m*3m*2.5m = 22.5m3 ~ 55 tấn. Còn tính ma sát thì em chưa biết phải làm thế nào...
Vậy, các bác có thể giúp em cách nào khác nữa không, và nếu vẫn dùng theo cách này thì tính toán cụ thể thế nào?
Chả là một ông bạn em làm bên thiết bị nâng, chuyên gia công lắp đặt thiết bị cầu trục cho nhà xưởng và cẩu trục đặt tại các cảng sông. Biết em là KSXD nên có nhờ em tính toán tư vấn cho cái phương án lắp dựng, cụ thể thế này:
Để lắp dựng một hệ cẩu trục tháp chạy trên hệ ray (như các bác thấy ở các cảng sông, biển), trước hết là ta phải làm sao cho cái cột nó đang ở dạng nằm ngang trở thành dựng đứng lên (với anh em ta thì dễ, các bác nhỉ, cứ có tý gái bên cạnh là xong, chả phải tính toán chi hết..). Sau khi dựng đứng xong 2 cái cột thì tiến hành cẩu lắp cái dầm, neo 2 đầu dầm vào 2 đầu cột là xong, phỏng ạ?
Chuyện dựng đứng cái cột thì có bọn cung cấp thiết bị nó chịu trách nhiệm rồi. Nên ở đây em không bàn. Vấn đề là ở chỗ, sau khi dựng được cái cột lên, chuyển sang giai đoạn lắp dầm. Thì cần thiết phải có hệ neo giằng đầu cột để cột nó không bị đổ bố nó xuống đất, phải không các bác?
Cái phương án giằng mà nhà thầu lắp máy sử dụng trong trường hợp này là dùng 4 cáp neo, đầu trên lắp ở khoảng giữa của hệ cột, đầu dưới kéo xiên khoảng 45 độ cắm xuống đất. Phương án này thì chốt rồi, em cũng không dám mạo muội nhờ các bác tư vấn gì thêm.
Điều em cần các bác tư vấn ở đây, chính là móng của 4 cái cáp neo của nợ ấy cơ ạ?
Số liệu của bọn cung cấp thiết bị nó đưa ra là mỗi cáp neo phải chịu tới 60 tấn. Nguyên văn nó viết thế này ạ:
Summary of foundation forces (Including 25% safety margin):
+ Sum of rope forces (kN): 690
+ Angle of the rope (Deg): 46,7
Nôm na là móng phải chịu nhổ tới 69 tấn (đã tính thêm 25% an toàn) theo một góc 46,7 độ.
Phương án sơ bộ của em đưa ra là cực kỳ đơn giản: Đổ một cái móng khối lớn to tổ chảng, sao cho khi phân tích lực (áp dụng cái công thức Pi ta go từ thời em học lớp 6) theo phương 45 độ, thì chịu được tải trọng nhổ sẽ là 69T/(căn 2), tải trọng ngang (tính theo ma sát giữa diện tích đáy móng và đất nền) cũng là 69T/(căn 2).
Tính như thế thì cái móng nó rất là lớn, sơ bộ với trọng lượng 50T thì cái móng phải có kích thước 3m*3m*2.5m = 22.5m3 ~ 55 tấn. Còn tính ma sát thì em chưa biết phải làm thế nào...
Vậy, các bác có thể giúp em cách nào khác nữa không, và nếu vẫn dùng theo cách này thì tính toán cụ thể thế nào?
Ghi chú