QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cấu tạo tại nút khung

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cấu tạo tại nút khung

    Bác nào có thể giải thích hộ em phần nối chồng , neo cốt thép được không ???? Trong tiêu chuẩn chỉ ghi là tính cho phần cốt thép nằm ở chỗ BT chịu nén hay chịu uốn ---> Nhưng mà tải trọng thay đổi thì làm sao mà biết được phần nào chịu nén hay chịu uốn ????
    Có thể lấy ví dụ là : Đoạn nối chồng cốt thép ở chân cột ( khi nén lệch tâm) thì tính với phần BT chịu nén hay là chịu uốn ???
    Cám ơn các bác nhiều
    Everything will be fine in the end. If it's not fine, it's not the end

  • #2
    Ðề: Cấu tạo tại nút khung

    Chắc bạn vẫn còn đang học phải không.?
    Neo cốt thép là làm cho cốt thép không bị tuột ra khi trong khi làm việc cùng BT,T/c neo buộc cốt thép trong quy phạm đã nhắc đến rồi. từ 20-20D tùy vị trí neo buộc.Còn muốn biết phần nào chịu nén uốn thì phải tổ hợp nội lực-tính các trường hợp nội lực bất lợi nhất cho cấu kiện khi chịu lực,công thức tính chắc bạn đã được học trong Sức bền vật liệu rồi.
    Trong tính toắn kết cấu thì đối với cấu kiện cột người ta thường tính với phần BT chịu nén là chính.Cái này bạn phải học hỏi nhiều các bác đi trước

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cấu tạo tại nút khung

      Các anh cho em hỏi ngoài lề một chút nhé :
      Trong Cột thì chịu nén nhưng sao trong công thức tính thì lại sử dụng "Cường độ chịu kéo" của thép vậy ạ?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cấu tạo tại nút khung

        Nguyên văn bởi eng-hiep
        Các anh cho em hỏi ngoài lề một chút nhé :
        Trong Cột thì chịu nén nhưng sao trong công thức tính thì lại sử dụng "Cường độ chịu kéo" của thép vậy ạ?
        Cột làm việc theo :
        + Chịu nén hoàn toàn(điều kiện lý tưởng) thì cốt thép và bê tông đều hoàn toàn chịu nén do đó ta sử dụng cường độ chịu nén của vật liệu để tính toán
        + Chịu nén lệch tâm (nén uốn) Thì trong cột luôn xuất hiện 2 vùng (các vùng được ngăn cách nhau bởi trục trung hoà), một vùng chịu kéo và một thó chịu nén. Vùng chịu kéo thì ta dùng cường độ chịu nén của vật liệu để tính và ngược lại

        Đối với cốt thép có cường độ <=3600kG/cm2 thì cường độ chịu nén tương đương với cường độ chịu kéo do đó có thể sử dụng cường độ chịu kéo để tính toán.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cấu tạo tại nút khung

          Nguyên văn bởi mauxanhmuonthua
          Cột làm việc theo :
          + Chịu nén hoàn toàn(điều kiện lý tưởng) thì cốt thép và bê tông đều hoàn toàn chịu nén do đó ta sử dụng cường độ chịu nén của vật liệu để tính toán
          + Chịu nén lệch tâm (nén uốn) Thì trong cột luôn xuất hiện 2 vùng (các vùng được ngăn cách nhau bởi trục trung hoà), một vùng chịu kéo và một thó chịu nén. Vùng chịu kéo thì ta dùng cường độ chịu nén của vật liệu để tính và ngược lại

          Đối với cốt thép có cường độ <=3600kG/cm2 thì cường độ chịu nén tương đương với cường độ chịu kéo do đó có thể sử dụng cường độ chịu kéo để tính toán.
          Cám ơn anh nhiều nhé.
          CHÚC CUỐI TUẦN VUI VẺ.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cấu tạo tại nút khung

            Nguyên văn bởi mauxanhmuonthua
            Vùng chịu kéo thì ta dùng cường độ chịu nén của vật liệu để tính và ngược lại
            Hình như anh "type" nhanh quá nên hơi bị ngược thì phải?

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cấu tạo tại nút khung

              Cấu tạo nút khung tai liệu VN thường ít đề cập.Trong quyển Concrete Structure Désign có đề cập khá chi tiết

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cấu tạo tại nút khung

                các bác cho em hỏi cách bố trí thép đai gia cường tại vị trí nút khung?
                bố trí đai cho dầm hay cột?
                thank các bác nhiều!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cấu tạo tại nút khung

                  xem trong kết cấu BTCT quyển 2 đó bạn. có đấy đủ chi tiết các loại nút đấy. Trong vị trí nút khung thì yêu cầu bố trí thép đai cột (tuy nhiên để bố trí được không phải dễ khi thi công).

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cấu tạo tại nút khung

                    Nguyên văn bởi lekhachao View Post
                    các bác cho em hỏi cách bố trí thép đai gia cường tại vị trí nút khung?
                    bố trí đai cho dầm hay cột?
                    thank các bác nhiều!
                    Vậy tôi xin nêu một câu hỏi nhé. Cốt đai có tác dụng gì?
                    Nếu trả lời được câu này một cách trọn vẹn đầy đủ thì không cần trả lời câu trên nữa.
                    Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cấu tạo tại nút khung

                      Nguyên văn bởi Trungcdc View Post
                      Vậy tôi xin nêu một câu hỏi nhé. Cốt đai có tác dụng gì?
                      Nếu trả lời được câu này một cách trọn vẹn đầy đủ thì không cần trả lời câu trên nữa.
                      Cốt đai chịu cắt phải không anh (nếu BT đã đủ kháng cắt thì chỉ cần đai cấu tạo @300). Nếu tiết diện BT chưa đủ chịu cắt thì ta bố trí cốt đai để nó chống nức phụ thêm cho bê tông ấy. Nếu đai dày quá không đủ cho hạt đá 1x2 len vào thì có thể làm cái vai bò cho vào và để giảm bớt đai

                      Mà hình như trong nút khung thì không cần bố trí đai thì phải. Có chăng cũng chỉ để bó nút khung, vì cái độ cứng của nút khung hình như lớn lắm. Nếu 1 cái nút khung nằm ở góc 2 dầm giao nhau, mà mỗi đầu mút dầm có 5 cây thép giò gà móc vào (thép lớp trên), 2 mút dầm châu đầu vào tức là 10 cái giò gà thì thi công thép và đổ BT cũng đã căng rồi.

                      Ghi chú

                      Working...
                      X