QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đập vật liệu địa phương

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đập vật liệu địa phương

    Em đang làm tốt nghiệp, kiến thức về loại đập này còn hạn chế. Mở topic này để mong sự chỉ bảo của các anh.
    Trong các trường hợp tính ổn định mái dốc, theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 157-2005 có trường hợp tính ổn định với độc đất (trong vùng động đất cấp 7 trở lên). Em băn khoăn ko biết đưa lực động đất vào thế nào!
    Ai có biết tài liệu về đập đá đổ nói giữa thì chỉ em với, em mới có giáo trình thủy công- nói ko kĩ và ko cụ thể lắm.
    Rất mong sự chỉ giáo!

  • #2
    Ðề: Đập vật liệu địa phương

    Nguyên văn bởi MrNguyen
    Em đang làm tốt nghiệp, kiến thức về loại đập này còn hạn chế. Mở topic này để mong sự chỉ bảo của các anh.
    Trong các trường hợp tính ổn định mái dốc, theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 157-2005 có trường hợp tính ổn định với độc đất (trong vùng động đất cấp 7 trở lên). Em băn khoăn ko biết đưa lực động đất vào thế nào!
    Ai có biết tài liệu về đập đá đổ nói giữa thì chỉ em với, em mới có giáo trình thủy công- nói ko kĩ và ko cụ thể lắm.
    Rất mong sự chỉ giáo!
    Lực động đất khi tính ổn định mái đưa vào dưới dạng hệ số động k, tương tự như đập bê tông. Tài liệu về đập đá đổ trên mạng khá nhiều, chủ yếu bằng tiếng Anh, vào google gõ earth core rockfill dams thì ra kha khá.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Đập vật liệu địa phương

      Mình cũng đang tìm hiểu về các loại đập đất, đập bêtông. Các vấn đề ổn định của nền đập, ổn định trượt sâu, trượt mặt đập, ổn định vai đập cũng như các vấn đề thầm mất nước qua vai đập. Tuy nhiên chỉ đọc những bản copy từ khoá này sang khoá khác. Có bác nào biết xin chỉ giáo các vấn đề này có gì khác nhau khi dự báo xây dựng đập đất và đập bêtông trọng lực có khác nhau không, và cuốn sách nào viết về những vẫn đề này vậy?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Đập vật liệu địa phương

        Nguyên văn bởi nguyenthinu168
        Mình cũng đang tìm hiểu về các loại đập đất, đập bêtông. Các vấn đề ổn định của nền đập, ổn định trượt sâu, trượt mặt đập, ổn định vai đập cũng như các vấn đề thầm mất nước qua vai đập. Tuy nhiên chỉ đọc những bản copy từ khoá này sang khoá khác. Có bác nào biết xin chỉ giáo các vấn đề này có gì khác nhau khi dự báo xây dựng đập đất và đập bêtông trọng lực có khác nhau không, và cuốn sách nào viết về những vẫn đề này vậy?
        Bạn chịu khó mua mấy quyển giáo trình thủy công của trường Thủy lợi hay Xây dựng Hà Nội. Cách khác vào trang www.ttvnol.com, tìm forum của trường thủy lợi rồi hỏi xin tài liệu trong ấy. Có thời gian thì ngồi tìm quy phạm ở trang này cũng được một số cái dùng được.
        Trước hết phải biết loại nền của mình là nền gì, biết chỉ tiêu của nền, đá và đất đắp. Một vài trường hợp tính toán ổn định hay gặp nhất có thể như sau:
        Nền đá:
        - đập bê tông trọng lực:
        + trượt phẳng tại mặt tiếp xúc bê tông - đá,
        + trượt phẳng và nêm theo mặt trượt trong đá
        + lật tại mép hạ lưu
        + lật do vò nhàu nền hạ lưu (khi đá yếu)
        - đập vật liệu địa phương
        + trượt mái
        + ổn định thấm - tầng lọc
        - đập vòm
        + trượt khối đá vai đập (lôi thôi do là 3D)
        Nền đất:
        + trượt phẳng, trượt sâu, trượt hỗn hợp cho cả mấy kiểu đập
        + ổn định thấm cho đập và nền cho đập vật liệu địa phương.
        Vấn đề này rất rộng, có khi đi làm hàng chục năm cũng không biết hết. Để làm đồ án thì cố kiếm lấy mấy quyển giáo trình + hướng dẫn đồ án môn học + đồ án khóa trước + tài liệu của thầy. Thời tôi là sv các thầy ít đề cập tới ổn định thấm lắm.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Đập vật liệu địa phương

          Rất cám ơn bác đã cho biết, nhưng bác có thể cho biết rõ giáo trình nào hay tiêu chuẩn cũng như sách nào viết về vấn đề này không và có thể mua ở đâu tai HN. Mình không phải là chuyên ngành thủy lợi nhưng đang cần gấp.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Đập vật liệu địa phương

            Nguyên văn bởi nguyenthinu168
            Rất cám ơn bác đã cho biết, nhưng bác có thể cho biết rõ giáo trình nào hay tiêu chuẩn cũng như sách nào viết về vấn đề này không và có thể mua ở đâu tai HN. Mình không phải là chuyên ngành thủy lợi nhưng đang cần gấp.
            Tiêu chuẩn:
            TCVN 4253 - 1985. Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế
            14TCN 58-88-1988. Đường viền dưới đất của đập của nền không phải là đá: QT thiết kế
            QP.TL-C-75. QP thiết kế tầng lọc ngược công trình thuỷ công.
            14TCN 56-88. Đập bê tông và đập bê tông cốt thép
            14TCN 157-2005. Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén
            Tuyển tập tiêu chuẩn thiết kế kết cấu xây dựng (gồm các tiêu chuẩn trên + thêm một số nữa, 450000 VND)
            Thủy công, 2 tập - Trường đại học thủy lợi
            Thủy công, 2 tập - Trường đại học xây dựng (Nguyễn Xuân Đặng?)
            Sổ tay tính toán thủy lợi (bộ cũ 5 tập, bộ mới >10 tập, chưa biết đã xuất bản chưa).
            Sổ tay tính toán thủy lực của Kixelep (phần tính thấm)
            Sổ tay thủy công (dịch từ bản tiếng Nga cách đây rất lâu rồi)
            Chỗ mua:
            Trung tâm thông tin Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 2 phố Ngọc Hà.
            Cổng trường Thủy lợi
            Phố Hoa Lư, gần Bộ xây dựng
            Nhà sách Tràng Tiền cạnh phố Nguyễn Xí.
            Hiệu sách cũ phố Bà Triệu (số 180?, ông chủ rất khó tính, giờ ko biết còn bán hay ko).

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Đập vật liệu địa phương

              Nguyên văn bởi nhim4mat2006
              Tiêu chuẩn:
              TCVN 4253 - 1985. Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế
              14TCN 58-88-1988. Đường viền dưới đất của đập của nền không phải là đá: QT thiết kế
              QP.TL-C-75. QP thiết kế tầng lọc ngược công trình thuỷ công.
              14TCN 56-88. Đập bê tông và đập bê tông cốt thép
              14TCN 157-2005. Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén
              Tuyển tập tiêu chuẩn thiết kế kết cấu xây dựng (gồm các tiêu chuẩn trên + thêm một số nữa, 450000 VND)
              Thủy công, 2 tập - Trường đại học thủy lợi
              Thủy công, 2 tập - Trường đại học xây dựng (Nguyễn Xuân Đặng?)
              Sổ tay tính toán thủy lợi (bộ cũ 5 tập, bộ mới >10 tập, chưa biết đã xuất bản chưa).
              Sổ tay tính toán thủy lực của Kixelep (phần tính thấm)
              Sổ tay thủy công (dịch từ bản tiếng Nga cách đây rất lâu rồi)
              Chỗ mua:
              Trung tâm thông tin Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 2 phố Ngọc Hà.
              Cổng trường Thủy lợi
              Phố Hoa Lư, gần Bộ xây dựng
              Nhà sách Tràng Tiền cạnh phố Nguyễn Xí.
              Hiệu sách cũ phố Bà Triệu (số 180?, ông chủ rất khó tính, giờ ko biết còn bán hay ko).
              Cảm ơn bác rất nhiều.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Đập vật liệu địa phương

                em dang lam do an dung khong
                anh cung khong nho ro lam ve phan nay nhung theo anh tot nhat la hoi cac thay giao huong dan con theo anh la em tinh to hop tai trong do dong dat mang tinh bat loi nhat cho cong trinh va dat vao trong tam cua khoi dang xet nhung nho la kh tinh toan co dong dat se co cac ap luc tang them (nhu ap luc chu dong cua bun cat, ap luc thuy tinh...tham khao them gt thuy cong ) sau do tinh toan on dinh voi to hop luc moi , chuc em thanh cong.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Đập vật liệu địa phương

                  Các bác chuyên ngành thuỷ điện cho em hỏi.
                  Em không học ngành thuỷ điện, nhưng hôm trước có đồ án liên quan đến thuỷ điện. Về phần thi công thi chịu, đặc biệt việc liên quan đến lựa chọn đới để đặt đập đất (vật liệu đắp địa phương). Địa tầng từ trên xuống như sau:
                  1. Bên trên là đới sườn tàn tích có bề dày khoảng hơn chục m (sét pha lẫn nhiều thứ, dẻo cứng..),
                  2.đới granit phong hoá mạnh,khi khoan bơm rửa mẫu bị triệt tiêu hoàn toàn,dày khoảng 6-8m,
                  3. Đới phong hoá mạnh
                  4.Đới phong hoá nhẹ
                  Khi em kiến nghị phương án đắp đập đất và quyết định bóc bỏ toàn bộ các lớp đới bền trên và đặt đập lên đới phong hoá mạnh thì khi bảo vệ thì Thầy nhất quyết bảo rằng phải đặt lên đới phong hoá mạnh thì mới được? các bác kiến nghị cho em liệu lựa chọn đới đặt đập như thế có đúng không.
                  Thứ hai, khi bóc bỏ các lớp bên trên thì dùng cách gì để bóc vậy?
                  Thứ ba, những nhân tố quyết định đến việc lựa chọn phương án đắp đập đất.
                  Thanks you so much.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Đập vật liệu địa phương

                    Nguyên văn bởi nhim4mat2006
                    Để trả lời câu 1 cần làm rõ một số thông tin còn thiếu và chưa rõ ràng:.....
                    - Khả năng đạt độ chặt của đất
                    Cảm ơn bác đã giúp đỡ, ở đây em xin bổ sung một số thông số như sau:
                    +Lớp 1: đất sườn tàn tích có hệ số thấm k=2.2-2.4.10-5cm/s. Eo=50kG/cm2
                    Lớp 2: Đới phong hóa mạnh, không lấy được mẫu, do khi khoan không lấy được mẫu do bị rủa trôi hoàn toàn, RQD=0
                    Lớp 3: Đới Granit phong hóa vừa, lưu lượng thấm mất nước đơn vị q=0.15-1.06l/ph.m
                    Lớp 4: Đới Granit phong hóa nhẹ, q=0.082l/ph.m
                    +Chiều cao đập khoảng 30m.
                    +Loại đất đắp đập là đất sét pha nặng bụi dùng nguyên liệu địa phương.
                    Theo ý kiến của mình thì dự kiến đắp nền đập trên đới granit phong hóa vừa.
                    Rất mong được sự góp ý của bác.
                    -Bác có thể nói rõ một số thông số lựa chọn tuyến đập được không, em cũng chưa hiểu kỹ.
                    -Việc dùng các loại máy để bóc bỏ thì có thể được nhưng, dòng nước vẫn chảy thì làm cách nào, và bóc như thế nào?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Đập vật liệu địa phương

                      Nguyên văn bởi nhim4mat2006
                      Lớp 1 có mô đun biến dạng thấp thế thì không đặt được nền đập. Bác có thể dung hòa ý của thầy với ý của bác bằng cách đào một tường răng (cutoff wall) ở giữa đập hoặc về phía thượng lưu một chút trong nền đập sâu tới lớp 3. Nền đập sẽ đặt chủ yếu trên lớp 2, như thế cũng đã bóc tới 10 m rồi. Lớp 2 của bác không có chỉ tiêu, nhưng tôi giả thiết nó vẫn đủ tốt để làm nền đập do có lớp 1 bên trên nén chặt.
                      Để đắp được đất cần làm 2 đê quai thượng và hạ lưu, kết hợp với cống hoặc hầm dẫn dòng nếu chặn toàn bộ sông, hoặc 2 đê quai thượng hạ lưu kết hợp đê quai dọc nếu ngăn 1 phần lòng sông. Như thế bác có một mặt bằng khô không bị ngập do nước chảy.Còn một cách khác là đắp đất trong nước (đập bồi), nhưng tôi chưa biết công trình nào ở Việt Nam dùng hay chưa.
                      Thông số chọn tuyến đập là phức tạp, liên quan đến nhau nhưng có khi đối lập nhau:
                      Thủy văn và thủy năng (ví dụ sau hợp lưu sông sẽ có nhiều nước do diện tích lưu vực tăng), yêu cầu dung tích hồ.
                      Địa chất (ví dụ chọn khu lộ đá tốt, tránh đứt gãy lớn vv...)
                      Địa hình (ví dụ có thể chọn đoạn sông hẹp để giảm khối lượng, hoặc bên bờ có đồi dạng yên ngựa để bố trí tràn).
                      Yêu cầu xả lũ (quy mô tràn)
                      Yêu cầu bố trí tuyến năng lượng (cửa lấy nước, hầm hoặc kênh dẫn, nhà máy, kênh xả) nếu có
                      Mức độ ngập lụt cho phép (diện tích mặt hồ), môi trường và tái định cư. Nếu bố trí tuyến sau hợp lưu sông sẽ có khả năng gây ngập nhiều đất và tái định cư nhiều.
                      Tóm lại yếu tố quyết định là tiền và chính trị. Yếu tố kĩ thuật đôi khi xếp hạng sau với những yếu tố này.
                      Rất cảm ơn anh nhim4mat2006 đã giúp đỡ.

                      Ghi chú

                      Working...
                      X