QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

    Nguyên văn bởi alpha_xd View Post
    tôi có xem bản vẽ công trình nhà 37 tầng ở tphcm do singapore thiết kế trong đó phần cốt thép dầm lớp trên và lớp dưới chênh lệch nha quá nhiều : Thép lớp trên tại vị trí nhịp bố trí 3d16, cốt thép lớp dưới 3d32+3d32+2d20, tiết diện dầm 30x80cm (như hình đính kèm), bê tông mác 350.
    Như vậy thì liệu sự chênh lệch cốt thép này có gây nứt dầm hay không? Mong nhận được ý kiến của các anh em trên diễn đàn.
    cái này ko có vấn đề gì đây bạn. Theo tôi nghĩ thì công trình này tính toán cho động đất và gió động lên phần thép dầm lớn là 1 chuyện bình thường. Còn chênh lệch cốt thép như thế không có ảnh hưởng lớn đến sự làm việc của cốt thép và bê tông. Nhưng tại sao công trình 37 tầng này không sử dụng phương pháp hiện đại hơn là ứng lực trước lúc đó kỹ sư việt nam ta tiếp súc với công nghệ mới chắc chắn sẽ hay hơn :d

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

      Theo em thì thép lớp trên ở giũa nhịp là thép cấu tạo,Sách Bê tông 1 có ghi hàm lượng thép cấu tạo ( tổng hàm lượng thép cấu tạo lấy khoảng 0,1-0,2%.em thấy bản vẽ này ko đúng với tiêu chuẩn VN(phần cắt thép tại một tiết diện).Thép cấu tạo chịu các ứng suất co giãn bởi nhiệt của bê tông.Theo em được biết thì chênh lệch đường kính thép tính cho một lớp chứ co phải của cả tiết diện đâu(chỉ là đảm bảo sự làm việc đồng thời mà)

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

        Nguyên văn bởi alpha_xd View Post
        Tôi có xem bản vẽ công trình nhà 37 tầng ở TpHCM do Singapore thiết kế trong đó phần cốt thép dầm lớp trên và lớp dưới chênh lệch nha quá nhiều : thép lớp trên tại vị trí nhịp bố trí 3D16, cốt thép lớp dưới 3D32+3D32+2D20, tiết diện dầm 30x80cm (như hình đính kèm), bê tông mác 350.
        Như vậy thì liệu sự chênh lệch cốt thép này có gây nứt dầm hay không? Mong nhận được ý kiến của các anh em trên diễn đàn.
        Gây nứt bê tông trong cấu kiện BTCT có nhiều nguyên nhân, chênh lệch thép gây nứt là không phải.vấn đề bố trí thép như vậy chắc là theo tiêu chuẩn Singapore.
        Nứt bê tông có 1 số nguyên nhân sau
        + không đảm bảo chịu lực cắt tại dầm
        + Hàm lượng cốt thép quá lớn(TCVN)
        + Đổ bê tông không đảm bảo kỹ thuật
        + .....
        GOODTHIEN

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

          Nguyên văn bởi alpha_xd View Post
          Tôi có xem bản vẽ công trình nhà 37 tầng ở TpHCM do Singapore thiết kế trong đó phần cốt thép dầm lớp trên và lớp dưới chênh lệch nha quá nhiều : thép lớp trên tại vị trí nhịp bố trí 3D16, cốt thép lớp dưới 3D32+3D32+2D20, tiết diện dầm 30x80cm (như hình đính kèm), bê tông mác 350.
          Như vậy thì liệu sự chênh lệch cốt thép này có gây nứt dầm hay không? Mong nhận được ý kiến của các anh em trên diễn đàn.
          thép lớp trên tại vị trí nhịp bố trí 2D16, cốt thép lớp dưới 3D32+3D32+2D20

          Hình như mình hiểu câu hỏi này của bro này nè. Chắc bro này bảo là sao tại vị trí nhịp cốt thép ở dưới bố trí lớp dưới thì nhiều vậy mà lớp trên thì ít vậy. Hay tại vị trí gối thì lớp trên sau nhiều thép vậy mà lớp dưới lại ít thép vậy?
          Đúng ko bro.
          Mình tính toán và bố trí thép theo Moment nên những vị trí khác thì mình bố trí theo cấu tạo hoặc có chăng thì là bố trí cốt kép thôi.
          Ko biết phải ko?

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

            Nguyên văn bởi alpha_xd View Post
            Tôi có xem bản vẽ công trình nhà 37 tầng ở TpHCM do Singapore thiết kế trong đó phần cốt thép dầm lớp trên và lớp dưới chênh lệch nha quá nhiều : thép lớp trên tại vị trí nhịp bố trí 3D16, cốt thép lớp dưới 3D32+3D32+2D20, tiết diện dầm 30x80cm (như hình đính kèm), bê tông mác 350.
            Như vậy thì liệu sự chênh lệch cốt thép này có gây nứt dầm hay không? Mong nhận được ý kiến của các anh em trên diễn đàn.
            Theo tui thấy thứ tự cốt thép thớ trên bên trái phải là 3D32+3D32+2D20 mới đúng chứ nhỉ? Cốt thép chịu lực lớn nên để ở khu vực chịu kéo lớn. Có đúng ko các bác???

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

              Chào,
              Không biết anh nào lấy cái bản vẽ của một công ty Singapore nào đó để bàn chuyện. Cái bản vẽ này chắc chỉ là của họa viên chứ không phải do kỹ sư thiết kế. Nếu ở Singapore, tiêu chuẩn sử dụng là BS8110, thì bản vẽ này hoàn toàn sai. Theo Figure 3.24 thì thép trên cấu tạo yêu cầu sẽ là 20% của thép gối và 30% thép bụng được kéo vào gối. Ngoài ra, với hàm lượng thép bố trí lớn như thế này thì ắt hẳn sẽ yêu cầu thép chịu nén, theo điều kiện K > 0.156.
              Phuong
              ARUP

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

                Tôi mới xem chủ đề này khi các anh chị đã thảo luận lâu rồi. Rất tiếc là không được xem phần bố trí thép cột vì:
                Theo một tài liệu tôi đã đọc lâu rồi (nên không nhớ được tên) thì khi thiết kế nhà cao tầng nên chú ý đến nguyên tắc "Cột khoẻ, dầm yếu" để khi có các tải trọng bất thường như động đất, người ta không cho phép xuất hiện khớp dẻo trên cột mà có thể cho phép xuất hiện khớp dẻo trên dầm để tránh đổ nhà. Một nguyên tắc nữa là họ đã không bố trí cốt xiên mà chống cắt bằng cốt đai (cũng để không cho cột khoẻ hơn dầm khi có tải trọng động đất).
                Mong được các bác chỉ giáo thêm.

                Ghi chú

                Working...
                X